VIRUS
Bệnh có thời gian nung bệnh ngắn từ 5-7 ngày và bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính. Heo nhiễm bệnh thường có triệu chứng như sốt cao, yếu, bỏ ăn, ốm nhanh. Ho, hắt hơi, dịch nhày chảy từ mũi ra, khó thở, há miệng để thở, có tư thế ngồi thở như chó ngồi, thở thể bụng.
BỆNH MÁU TRẮNG TRÊN GÀ – LEUCOSIS
Sau khi nhiễm bệnh dù bằng con đường nào, mầm bệnh cũng xâm nhập vào túi Fabricius cho đến khi gà lớn trưởng thành. Lúc này túi Fabricius bị teo( gà từ 4 tháng tuổi trở lên) đồng thời virus mới gây khối u ở trong các cơ quan nội tạng. Nhưng chỉ có một số con có khối u biểu hiện bên ngoài với các triệu chứng:
Mào quăn lại, màu nhợt nhạt, giảm ăn, gầy còm, yếu ớt và giảm đẻ.
Bệnh phát ra chậm, kéo dài 5-6 tháng và chết lai rai với tỷ lệ 3-15%.
Phân màu xanh( do mật bào tiết nhiều).
BỆNH CÚM THỦY CẦM – BIRD FLU
Con vật sốt cao 43 – 45oC, thở khó, uống nhiều nước, mệt mỏi, ủ rũ, lông xù, mất tính thèm ăn. Ho, hắt hơi, khò khè, chảy nước mắt, nước mũi. Đi loạng choạng, run rẩy, đầu lắc lư, quay cuồng khi bị xua đổi, mệt mỏi nằm lì, tụm đống lên nhau. Tiêu chảy, phân loãng trắng, xanh. Xuất huyết: ở mào, yếm (gà dưới 2 tháng tuổi mào, yếm, thâm tím lại; gà trên 2 tháng tuổi mào, yếm thâm tím và có xuất huyết hoại tử ở rìa mào, ở dưới da, da chân, kẽ ngon chân). Tỷ lệ bệnh và chết rất cao. Giảm sản lượng và chất lượng trứng đột ngột.
BỆNH DỊCH TẢ VỊT – DUCK PEST
Vịt nung bệnh thường từ 3 – 7 ngày. Đôi khi ở đầu ổ dịch có một số con chết đột ngột khi chưa biểu hiện một triệu chứng. Vịt uể oải, nằm bẹp trên mặt đất, cánh sã, đi lại chậm chạp, không bơi lội theo đàn. Một số con viêm kết mạc mắt, mắt ướt (chảy nước mắt), thuỷ tinh thể bị đục và bị mù. Dịch mũi nhiều và bám nhiều chất dơ bẩn, vịt con mỏ nhợt nhạt. Vịt rụng lông, kêu khàn khàn (do vòm họng bị tổn thương). Vịt bỏ ăn, tiêu chảy phân vàng xanh, đôi khi lẫn máu và vùng quanh lỗ huyệt rất thối. Vịt sợ ánh sáng, một số con có biểu hiện thần kinh, tỳ mỏ xuống đất, dương vật con đực thò ra ngoài và niêm mạc có nốt loét, đầu sưng do viêm não gây phù dưới da. Bệnh có tỷ lệ chết rất cao từ 30 – 90%, vịt đẻ sản lượng trứng giảm từ 30 – 60%.
BỆNH VIÊM GAN VỊT – DUCK HEPATITIS
Bệnh xảy ra đột ngột trong giai đoạn 1 – 15 ngày tuổi. Vịt ít vận động, buồn ngủ, bỏ ăn, cánh sã. Một số trường hợp tiêu chảy, sau một vài giờ thấy niêm mạc miệng xanh tím và co giật. Vịt chỉ ngồi sau nằm liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa, chân duỗi thẳng dọc theo thân, đầu ngẹo lên lưng hoặc sang bên sườn hoặc chết ở tư thế trên. Những con bệnh có triệu chứng đa số là bị chết. Mức chết ở mỗi giai đoạn khác nhau, tuỳ thuộc vào khả năng chăm sóc, vệ sinh chuồng trại và sự kế phát các bệnh khác. Bệnh gây chết nhanh tập trung trong vòng 2 – 3 ngày. Tỷ lệ chết cao 20 – 80%.
BỆNH RỤT MỎ TRÊN VỊT – DERZSY’S
Thể quá cấp tính: Thường xảy ra ở ngan, ngỗng non 1 – 3 tuần tuổi chết đột ngột, không rõ triệu chứng.
Thể cấp tính: Con vật bỏ ăn, sốt cao 45 – 46oC, chảy dịch mũi, nước mắt liên tục, thở khó, khẹc mũi. Vịt 2 – 5 ngày tuổi: Tiêu chảy, phân trắng xanh, có mùi tanh, dính bết hậu môn, nằm bệt và có thể chết 100%. Vịt, ngan, ngỗng 2 – 3 tuần tuổi: Tỷ lệ chết ở có thể dưới 10%, mặc dù mức độ nhiễm bệnh có thể cao
Thể á cấp tính: Thường gặp ở vịt ngan già hoặc trưởng thành, xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng kéo dài hơn: Ban đầu con vật biểu hiện chán ăn, chảy nước và cơ yếu di chuyển miễn cưỡng. Có dịch ở mắt và mũi. Mí mắt sưng và có màu đỏ. Tiêu chảy phân trắng có thể thấy rõ ở nhiều loài thuỷ cầm. Lưỡi và xoang miệng phủ màng giả firbin. Con vật sống sót qua giai đoạn cấp tính có thể sống, nhưng bệnh kéo dài hơn. Xương giòn, dễ gãy và bại liệt
Thể mạn tính: Trong đàn, có nhiều con còi cọc, mỏ ngắn, thè lưỡi, chân đứng không vững do bị dị dạng. Mất lông quanh lưng, cổ và đỏ da rõ rệt. Chất lỏng ascitic có thể được tích tụ trong bụng, khiến cho những con vật đứng trong tư thế giống chim cánh cụt. Vịt phân đàn mạnh, độ đồng đều rất thấp.
BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)
Gà sốt cao, thở khó, uống nhiều nước, mệt mỏi, ủ rũ, lông xù, mất tính thèm ăn. Đầu, mào, tích, chân tím bầm, phù và sưng. Tiêu chảy phân xanh, vàng, lẫn máu. Con vật vẹo cổ, mất thăng bằng, đi lại xiêu vẹo, bại liệt, không đứng hay đi được. Xuất huyết dưới da bàn chân và cẳng chân. Trứng giảm đột ngột.
HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO
Nhìn chung cả đàn gà vẫn ăn uống khỏe mạnh bình thường, nhưng gà ỉa chảy liên tục, phân sống có bọt khí, khi dùng các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh sẽ thuyên giảm trong 2-3 ngày, song ngay sau đó tiêu chảy lại tiếp diễn (kháng sinh không có tác dụng).
Hình thể gà xấu xí, chân lùn, đi không vững, lông kém mượt lại bẩn do phân bám dính, có lẽ từ các bệnh chứng này nên người ta đặc tên cho bệnh là bệnh “gà lùn”.
Gà bệnh chậm lớn hẳn so với những con khác cùng lứa tuổi, gây cảm giác như trong đàn gà gồm nhiều lứa tuổi khác nhau và cách nhau 2-3 tuần tuổi - Đến khi gà được 5-6 tuần tuổi thì những gà bệnh có biểu hiện thần kinh rất rõ: đi không vững, run rẩy và hay ngã khi xua đuổi.
Tuy nhiên tỉ lệ chết không cao.
BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)
Thời gian ủ bệnh sưng phù đầu trên APV khoảng 3 ngày, khi mới nhiễm bệnh gà gần như không có biểu hiện nào rõ rệt, tỷ lệ chết thấp. Gà biểu hiện run đầu, phù vùng da đầu, mặt, mắt, thở nhanh, khó thở, ho, âm rale, chảy nước mắt, mũi, mắt híp, gầy yếu, đầu lắc, vẹo cổ, đi lại khó khăn. Giảm tỷ lệ đẻ 5-30%, giảm tỷ lệ ấp nở 5-10%, buồng trứng vỡ, teo, biến dạng, chất lượng vỏ trứng giảm: nhạt màu hơn, vỏ mỏng, dễ vỡ, dị dạng…
BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY
Heo co giật, xuất hiện hiện tượng sùi bọt mép, liệt hoặc vận động vô định, đi siêu vẹo, quay tròn, mất cân bằng do bị tổn thương hệ thần kinh trung ương
Thể trạng: ốm sốt cao khỏng 42 độ, ủ rũ, bỏ ăn hoặc kém ăn, nôn hoặc buồn nôn
Heo bị giãn đồng tử mắt nên mất khả năng thị giác
Heo có hiện tượng dễ bị kích thích, cực kỳ mẫn cảm với tác động bên ngoài: ví dụ động vào heo, thì heo sẽ rít lên. Về sau, hiện tượng này giảm xuống. Heo bị lạc giọng, mất tiếng do liệt các dây chằng cuống họng
Heo có dáng chân giống bơi chèo do mông và sụn lưng yếu
Heo nái: có hiện tượng động dục giả hoặc không có hiện tượng động dục, khi phối, nhiều lần khồng đạt
Heo bầu: sảy thai; chết lưu thai; heo con sinh ra gầy yếu, chân bơi chèo, xoạc chân, và dễ chết non sau sinh
Heo đực: chất lượng tinh trùng giảm và tinh hoàn bị sưng
BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME
Heo nái:
Heo biếng ăn, sốt 39-40 độ
Sảy thai thường gặp vào gian đoạn cuối
Tai chuyển màu xanh trong thời gian ngắn
Heo bị đẻ non, động dục giả( 3-5 tuần sau thụ tinh)
Chậm động dục sau đẻ
Heo ho và có dấu hiệu của viêm phổi
Heo nái giai đoạn đẻ và nuôi con có hiện tượng biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú
Heo đẻ ra da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ( 10-15% thai chết trong 3-4 tuần cuối thai kỳ)
Heo con chết ngay sau khi sinh(30%), heo con yếu, tai chuyển màu xanh duy trì trong vài giờ
Heo đực giống
Con vật bỏ ăn, sốt lờ đờ, ủ rũ, có triệu chứng ho hấp, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và con sinh ra nhỏ
Heo con theo mẹ
Thể trạng gầy yếu, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phòng rộp
Tiêu chảy nhiều; tỉ lệ con sống sót giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Chân choãi ra, run rẩy
Tỉ lệ chết có thể từ 12-15%, thận chó lên đến 100% nếu mức bệnh dạng độc lực cao
Heo con cai sữa và heo choai
Heo chán ăn bỏ ăn
Lông xơ xác dựng ngược
Thể trạng: gầy yếu, da xanh,
Heo bị tiêu chảy, hắt hơi, chảy nước mắt; thở nhanh, thở khó; giảm tăng trọng
Tỉ lệ chết: 12-20%
Thể độc lực cao: heo sốt cao 40-42 độ c, kéo dài, giảm cân nhanh chóng, tỉ lệ chết cao