Vi khuẩn
Thời kỳ nung bệnh dài từ 1- 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1-3 ngày. Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản phổi và thông thường có 2 thể bệnh: á cấp tính và mãn tính.
Thể cấp tính
Lúc đầu triệu chứng rất nhẹ, khó phát hiện bệnh, lợn ốm thường rời đàn, đứng hoặc nàm ở góc chuồng, chậm lớn, ăn kém, da nhợt nhạt.
Thân nhiệt bình thường hoặc sốt nhẹ 39,5 - 400C.
Lợn hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy, thở khó, ho nhiều. Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.
Do phổi tổn thương nên con vật khó thở, thở nhanh và nhiều, tần số hô hấp tăng. Lợn há mồn để thở, ngồi như chó ngồi để thở, vật thở dốc, hóp bụng để thở, xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp. Một số lợn bệnh chảy nước mắt, nước mũi, sùi bọt mép, niêm mạc miệng, mũi, mắt thâm tím do thiếu oxy.
Nếu không điều trị, lợn bệnh sẽ chết sau 7- 20 ngày. Tỷ lệ chết phụ thuộc rất nhiều vào lứa lợn nuôi, sức đề kháng của cơ thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như bệnh thứ phát.
Thể mạn tính
Thể này thường từ thể cấp tính chuyên sang. Lợn con và lợn nái không có chửa hay mắc.
Lợn bệnh ho húng hắng liên tục và bệnh kéo dài, ho khan, có khi ho giật từng cơn rồi nôn mửa, lưng cong, cổ vươn, mõm cúi xuống, ho đến khi long đờm ra thì cơn ho mới dừng. Lợn khó thở nặng.
Lợn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn còi cọc.
Da lợn kém bóng, lông cứng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy da bị quăn và xuất hiện nhiều vảy nâu.
Một số trường hợp bị viêm khớp và vì thế chúng đi lặc, đôi khi thấy liệt và bán liệt. Ở lợn nái, có thể có thấy thai chết lưu, sảy thai và con chết yểu.
Nếu bị bội nhiễm thì lợn bệnh ho thường xổ mũi như mủ khiến bức tranh lâm sàng trở nên phức tạp.
Nếu lợn bệnh qua được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị tổn thương nặng, lợn trở nên còi cọc và chậm lớn.
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN HEO
Triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh và sức đề kháng của cơ thể
Thể cấp tính( thể bại huyết):
Con vật có biểu hiện sốt rất cao( lên đến 42,2 độ), khó thở, thở thể bụng, kiệt sức
Tỉ lệ chết cao( 5-40%)
Ở lợn chết và sắp chết, vùng bụng có màu tím do trúng độc nội độc tố
Thể á cấp tính:
Phổ biến ở lợn trưởng thành và heo nuôi vỗ béo giai đoạn cuối
Heo có biểu hiện ho, thở thể bụng
Thể mãn tính:
Phổ biến ở heo 10-16 tuần tuổi
Biểu hiện: ho, thở mạnh
Triệu chứng dễ nhầm với bệnh do M. Hyopeumoniae gây ra. Vì vi khuẩn P. multocida thường kế phát làm cho bệnh suyễn heo càng thêm trầm trọng
BỆNH VIÊM TEO MŨI TRUYỀN NHIỄM (PAR)
Triệu chứng đầu tiên: ho, hắt hơi, và có dịch mũi chảy ra
Nái
Không có dấu hiệu lâm sàng.
Mũi biến dạng: xương hàm trên bị ngắn hơn so với hàm dưới
Heo nái bị xuất huyết mũi vào thời kì thai cuối có thể ảnh hưởng đến thai
Heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo choai
Hắt hơi, hắt hơi ra máu, thở khụt khịt
Chảy nước mắt thành dòng
Mũi bị vẹo, co lại và nhăn nheo.
Nước mũi chảy nhiều có dịch nhày, có mủ
Tăng trọng và tăng trưởng hàng ngày giảm.
Hệ số chuyển đổi thức ăn tăng lên.
Gia tăng các bệnh đường hô hấp.
BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN
Nếu nhiễm bệnh từ mẹ hoặc từ vỏ trứng vào phôi thì phôi bị chết trước khi nở (trứng sát). Nếu nhiễm ít, khi nở ra vịt con có triệu chứng: Sã cánh, rụt cổ, rụng lông, tiêu chảy phân trắng, phân dính hậu môn màu trắng, vịt đứng chụm lại gần đèn sưởi. Viêm khớp nên đi cà nhắc hoặc bại liệt. Sản lượng trứng giảm và tỷ lệ chết phôi tăng.
BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN
Vịt 3 – 15 ngày tuổi: Mẫn cảm nhất với bệnh. Biểu hiện của bệnh: Vịt bị rút cổ, lông xù, mắt lim dim, sổ mũi, khó thở, tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh rồi chết. Trước khi chết có triệu chứng thần kinh như: co giật, quay đầu, ngoẹo cổ… Tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và tiêu tốn thức ăn cao.
Vịt đẻ: Triệu chứng bại liệt do viêm khớp. Giảm đẻ, vỏ trứng có vết máu và phôi thường bị chết (trứng sát). Vịt đẻ chết rải rác.
BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN
Vịt bị bệnh thấy rút cổ, xù lông, mắt lim dim như buồn ngủ, một số con có triệu chứng cảm cúm, xổ mũi, khó thở. Nhiều con trong đàn khẹt, ấn vào hai bên xoang mũi có dịch viêm chảy ra, dịch lúc đầu trong sau đó đục và xám, có con khi thở nghe tiếng kêu khò khè, có con há mỏ ra để thở. Chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, mi mắt dính lại, viêm kết mạc hóa mủ, không thấy đường tìm thức ăn, ăn kém. Tiêu chảy phân loãng màu trắng xanh hoặc trắng vàng. Bệnh nặng có biểu hiện co giật từng cơn và chết.
BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN
Thể cấp tính: Vịt chết đột ngột chưa kịp biểu hiện triệu chứng, thông thường tỷ lệ chết từ 5-10% nhưng có trường hợp tăng lên 50-100% nếu giai đoạn mắc bệnh bại huyết có kết hợp với bệnh khác.
Thể mãn tính: Vịt sốt cao, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, vịt vươn cổ lên để thở. Tiêu chảy phân xanh xám. Sưng phù đầu, cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run, khi đi đầu lắc lư, chân khập khiễng, đi thành vòng, đi lết trên chân kéo lê về phía sau thân. Viêm khớp, đi lại khó khăn. Vịt thường nằm bệt và duỗi chân sau, lông xơ xác và vấy bẩn, lông rụng thành mảng. Nếu bị kích động chúng chạy loạng choạng một đoạn rồi ngã nhào và nằm ngửa đầu ngoẹo về phía sau, chân đạp trên không (hay còn gọi là đạp xe đạp) hoặc bơi thành vòng tròn trên mặt nước. Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ, bên trong chứa nhiều dịch màu vàng.