Vi khuẩn
Bệnh thường có các triệu chứng điển hình như sau:
- Viêm phổi:
Ở thể này, dê thường có các biểu hiện như mệt mỏi, ăn ít, ho, thở khó.
Mũi có chất nhầy trắng hoặc vàng dính quanh lỗ mũi, đôi khi dê ho ra cả đám dịch nhầy.
Cơ thể dê gầy sút và có thể chết sau một thời gian.
Thể bệnh này rất thường gặp ở đàn dê nuôi nhốt trong môi trường mật độ cao, thiếu ánh sáng và ẩm lạnh.
- Nhiễm trùng máu:
Dê sốt cao (40 - 410C), ủ rũ, mệt mỏi không ăn, nằm một chỗ và chết nhanh.
- Viêm vú:
Thường xuất hiện ở dê cái, con vật sốt nhẹ, bầu vú sưng to, cứng; đôi khi thấy có mủ khi nặn đầu vú, không cho con bú hoặc không cho vắt sữa.
BỆNH VIÊM VÚ DÊ
Sưng, đỏ, đau vùng bầu vú
Vú bị viêm sẽ thay đổi màu sắc từ màu hồng nhạt đến màu đỏ thẫm hoặc đen và bầu vú trở nên lạnh
Sữa ở vú mắc bệnh có màu sắc rất thay đổi: Nhợt nhạt, vàng thẫm, vàng nhạt có lẫn mủ hay máu, hoặc lợn cợn đông vón hay có lẫn các tổ chức bị hoại tử.
Tổ chức ở bầu vú có thể bị dày lên hoặc phù thủng tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Nhưng hầu hết các thể viêm vú thường kết hợp với nhau. Có trường hợp dê bị mắc bệnh nhưng không rõ các triệu chứng lâm sàng, dạng này thường làm giảm sản lượng sữa đến 25%.
BỆNH VIÊM PHỔI DÊ
Thời gian đầu sốt cao 41-45.5 độ, kéo dài 3 ngày
Nước mắt, dịch mũi chảy liên tiếp
Ăn kém hoặc bỏ ăn
Niêm mạc mắt đỏ sẩm, thở khó tăng dần, ho nhiều, từ ho khan đến ho khạc ra dịch mủ khi bệnh đã trở nên trầm trọng
Dê cừu bị bệnh cấp tính thường chết nhanh, từ 4-6 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên
Dê cừu trưởng thành bị bệnh mãn tính kéo dàu, gầy yếu dần, ho thở ngày 1 năng và thường chết do xung hô hấp
BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ DÊ
Suy nhược đột ngột, đau bụng, tiêu chảy
Các dấu hiệu thần kinh hoặc đột tử
Dê cừu sẽ chết trong vòng vài giờ sau khi có dấu hiệu
ở dê con có nhiều khả năng tiêu chảy trước khi chết.
Ở cừu con các dấu hiệu thần kinh xảy ra phổ biến hơn trước khi chết
Có thể biểu hiện co cứng cơ uốn ván khi chết
Cừu trưởng thành bị tiêu chảy, gầy yếu, nằm nghiêng
BỆNH OVINE JOHNE (OJD)
Các dấu hiệu điển hình của JD ở cừu bao gồm:
Cừu suy giảm thể trạng/không tăng trọng mặc dù được cung cấp đủ thức ăn/dinh dưỡng và kiểm soát ký sinh trùng, và thường chết trong khoảng thời gian 12 tuần.
Đi sau, chậm lại phía sau trong đàn.
Cừu bị nhiễm OJD có thể mất từ ba đến năm năm để nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng.Các dấu hiệu của OJD ở động vật bị nhiễm bệnh thường được kích hoạt bởi các yếu tố căng thẳng như cừu con, tập hợp, cắt cỏ.
BỆNH LAO BÒ
Lao phổi
Thể bệnh hay gặp, với các triệu chứng ho, lúc đầu ho khan sau ho ướt, ho từng cơn.
Con vật ho khi gõ lồng ngực, bị đuổi chạy, uống nước lạnh, nằm xuống, đứng lên.
Ho ra đờm con vật lại nuốt vào, đờm lẫn máu mủ.
Bò gầy gò, lông dựng, da khô, mệt mỏi, ăn ít, thở khó ngày càng tăng. Nghe và gõ vùng phổi thấy âm dục phân tán, âm bùng hơi và âm ran ướt.
Lao hạch
Thể bệnh khá phổ biến. Nếu lao ở phổi thì hạch phổi cũng bị lao, hạch bị sưng thành từng cục cứng.
Các hạch hay bị lao: hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch ruột.
Lao vú
Tùy mức độ bệnh mà bầu vú hoặc núm vú có thể bị biến dạng. Sờ vào có thể thấy những hạt lao lổn nhổn.
Hạch vú sưng to, cứng nổi cục.
Sản lượng sữa giảm.
Lao đường tiêu hóa:
Phổ biến lao ở ruột, gan.
Gia súc tiêu chảy kéo dài, gầy dần, có chướng hơi nhẹ và rối loạn tiêu hóa.
TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ
Trâu, bò thường mắc bệnh ở 3 thể sau đây:
Thể ác tính
Thể này thường ít gặp. Trâu, bò phát bệnh rất nhanh.
Con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41 - 42°C và trở nên hung dữ, điên loạn, đập đầu vào tường và chết trong vòng 24 giờ. Bê nghé 3 - 18 tháng thể hiện triệu chứng thần kinh: giãy giụa, ngã vật xuống rồi chết, có khi con vật đang ăn bỗng chạy lồng lên, điên loạn, run rẩy, ngã xuống rồi lịm đi.
Thể cấp tính
Thể này xảy ra phổ biến ở trâu, bò. Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 - 3 ngày, con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 - 42°C. Các niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy liên tục. Các hạch lâm ba đều sưng, đặc biệt là hạch dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó khăn, người ta thường gọi là bệnh "trâu bò hai lưỡi". Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thuỷ thũng, làm cho con vật đi lại khó khăn.
Vật bệnh thể hiện hội chứng hô hấp, thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp.
Một số trâu bò bị bệnh thể đường ruột, lúc đầu phân táo bón, sau đó ỉa chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột. Bụng con vật chướng to do viêm phúc mạc và có tương dịch trong xoang bụng.
Lúc sắp chết, con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển 3 - 5 ngày. Tỷ lệ chết 90 - 100%. Nếu bệnh chuyển sang nhiễm trùng máu thì con vật sẽ chết trong 24 - 36 giờ.
Thể mạn tính
Con vật mắc bệnh ở thể cấp tính, nếu không chết, bệnh sẽ chuyển thành mạn tính, vật bệnh thể hiện viêm ruột mạn tính: lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp làm cho con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và viêm phổi mạn tính.
Bệnh tiến triển trong vài tuần. Con vật có thể khỏi bệnh, các triệu chứng nhẹ dần, nhưng thường con vật gầy rạc và chết do kiệt sức.
BỆNH UNG KHÍ THÁN TRÂU BÒ
Trâu, bò thường mắc bệnh ở 2 thể sau đây:
Thể quá cấp tính
Bệnh tiến triển ngay từ 3 – 6 giờ. Con vật chết rất nhanh, chết đột ngột đặc biệt nếu cơ tim bị tổn thương
Con vật đang ăn cỏ hoặc cày kéo đột nhiên ngã quỵ, run rẩy rồi chết mà chưa có biểu hiện gì rõ rệt. Một số con có ung ở đùi, bụng, phát triển rất nhanh. Nhiều trường hợp lấy ngón tay ấn vào chỗ sưng nghe thấy có tiếng kêu lạo xạo. Tỷ lệ chết ở bê nghé đến 90%.
Thể cấp tính
Bệnh tiến triển trong 2-3 ngày đến 1 tuần. Con vật thân nhiệt không tăng đột ngột, thường giữ mức trung bình 39-40 độ, mệt mỏi nhưng vẫn ăn uống đến lúc gần chết. Trên bắp thịt vai, mông, đùi, bụng xuất hiện các ung, chỗ sưng không cố định, có thể di chuyển từ vai mông xuống đùi, bụng, ức, bẹn. Khối ung lúc đầu nóng, tấy đau, sau ít đau hơn, to dần lên, da căng, bùng nhùng, ấn tay vào có tiếng khí kêu lạo xạo. Khối ung có thể vỡ chảy nhiều nước màu hồng nhạt. Khi có khối ung ở đùi làm con vật đi lại khó khăn, khối ung ở cổ làm nó thè lưỡi ra ngoài. Sau 2 – 3 ngày thân nhiệt hạ dần rồi chết. Có trường hợp bị liệt 4 chân, bí đái, bí ỉa rồi chết.
BỆNH VIÊM PHỔI TRÊN BÒ
Thời kỳ ủ bệnh từ 3 – 7 ngày.
Sốt giai đoạn đầu từ 40 – 410C; sau đó sốt giảm dần.
Ho nặng dần, ho nhiều vào buổi sáng, đêm khuya hoặc sau khi vận động, ho có chảy dịch mũi và miệng.
Thở nhanh và khó, khi thở phải vươn cổ và há mồm.
Ăn kém, nhu động dạ cỏ giảm, chảy nước mắt nước mũi liên tục
Bò gầy dần, xơ xác và chết sau 3 – 6 tháng do suy hô hấp.
Sản lượng sữa giảm. Bê con bị bệnh nằm một chỗ, ngóc cổ thở mạnh, nhanh và khó khăn.
Nếu bệnh nặng khi có nhiễm tụ cầu có hiện tượng mủ chảy ra từ mũi.
Tiêu chảy: Nhiều trường hợp bê non có ỉa chảy kế phát, do vi khuẩn gây bệnh cùng dớt dãi và mủ được nuốt xuống bộ máy tiêu hoá, gây viêm ruột cata. Bê ỉa chảy nặng và chết nhanh trong khoảng 5 – 7 ngày.
HỘI CHỨNG HÔ HẤP PHỨC HỢP PRDC (PORCINE_RESPIRATORY_DISEASE_COMPLEX)
Bệnh có thời gian nung bệnh ngắn từ 5-7 ngày và bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính. Heo nhiễm bệnh thường có triệu chứng như sốt cao, yếu, bỏ ăn, ốm nhanh. Ho, hắt hơi, dịch nhày chảy từ mũi ra, khó thở, há miệng để thở, có tư thế ngồi thở như chó ngồi, thở thể bụng.
BỆNH VIÊM DA TIẾT DỊCH TRÊN HEO CON- EXUDATIVE EPIDERMITIS
Heo bơ phờ, chậm chạp, ít vận động, chán ăn.
Da đỏ ửng, chủ yếu ở vùng da mỏng như vùng nách, háng, da bụng nhưng heo không ngứa, các mảng da lan rộng nhanh chóng và kết thành khối, mảng trên da rồi lan tỏa ra toàn thân, các mảng viêm có thể bong chóc ra để lại những mảng da loét với đầy dịch rỉ viêm đông khô dính bết lông.
Ở vùng má, mông, đầu gối do cọ hay quỳ xuống nền xuất hiện những nốt lốm đốm mảnh, nâu nhạt, rồi trở nên thâm tím có khi đen.
Heo mất nước, mất điện giải trầm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
BỆNH VIÊM ĐA XOANG (GLASSER’S) TRÊN HEO
1. Nguyên nhân gây bệnh Glasser trên heo
Bệnh Glasser do vi khuẩn Haemophilus parasuis gây ra .Vi khuẩn gram âm, có giáp mô . Loài này hiện được chia thành 15 serotype . Thời gian ủ bệnh có thể ít nhất là 12 giờ và nhiễm trùng huyết dẫn đến viêm đa sợi tơ huyết, viêm đa khớp và viêm màng não mủ trong vòng 36 giờ sau khi nhiễm bệnh. Viêm phế quản phổi có thể phát triển và vi khuẩn xuất hiện khu trú trong chất nhầy khí quản. H. parasuis thường đi kèm với nhiễm cúm lợn và PRRS. Miễn dịch thụ động có thể bảo vệ lợn con đến 4 tuần.
2. Dịch tễ bệnh Glasser trên heo
- Lứa tuổi mắc bệnh: mọi lứa tuổi, nhưng thường ở heo <4 tháng tuổi, heo sau cai sữa từ 4-8 tuần tuổi do đây là giai đoạn heo bị stress do tách mẹ và đổi khẩu phần ăn
- Tỉ lệ ốm, tỉ lệ chết: thấp
3. Phương thức truyền lây bệnh Glasser trên heo
Nhiễm H. parasuis lây truyền trực tiếp từ lợn sang lợn khi tiếp xúc hoặc qua không khí và qua đường hô hấp.
- Yếu tố độc lực của vi khuẩn: độc tố chịu nhiệt và giáp mô
- Cơ chế gây bệnh: sau khi xâm nhập vào cơ thể, H. Parasuis tập trung nhiều trong xoang mũi và khí quảnà phổi : cư trú ở phế nangà máuà tấn công: màng phổi, xoang bao tim, xoang phúc mạc, xoang bao khớp, màng não
4. Triệu chứng bệnh Glasser trên heo
Bệnh bùng phát ở lợn con 3-6 tuần tuổi khi miễn dịch mẹ truyền suy giảm.
- Thể trạng:
Bệnh khởi phát đột ngột với sốt (40-41 ° C, 104-107 ° F), chán ăn hoàn toàn, thở nông, khó thở và đầu duỗi ra.
Có thể chảy nước mũi dạng thanh dịch (trong) và xuất hiện ho.
Có thể bị sưng mặt và một hoặc cả hai tai.
- Khớp:
Con vật trở nên đi lại khập khiễng.
Tất cả các khớp đều sưng, nóng và đau.
- Có biểu hiện đổi màu da từ đỏ sang xanh trước khi chết
- Tư thế nằm nghiêng và chết
- Heo nái: Sảy thai, heo con sinh ra nhiễm bệnh,
- Heo đực: Què
- Giảm khả năng tăng trọng
- 1 số heo có triệu chứng viêm màng não:
- Hiện tượng đột tử, ho và sốt ở những con xuất chuồng hoặc heo hậu bị.
- Heo có thể chết trong vòng 2-5 ngày kể từ khi phát bệnh
5. Bệnh tích bệnh Glasser trên heo
- Những con lợn con chết đột ngột thường thấy xác chết có thể trạng tốt.
- Khi mổ khám, fibrin màu vàng giống thạch có trên phổi (viêm màng phổi), tim (viêm màng ngoài tim), phúc mạc và các cơ quan trong ổ bụng (viêm phúc mạc), xoang bụng tích nước.
- Viêm phế quản phổi cũng có thể xảy ra.
- Lá lách và gan to ra và có thể thấy các chấm xuất huyết trên thận.
- Dịch khớp có màu đục và có thể có cặn fibrin màu vàng xanh trong các hốc khớp.
- Thường bị viêm màng não mủ.
- Những con vật chết do bệnh mãn tính bị viêm ngoại tâm mạc có sợi tơ huyết kèm theo các dấu hiệu của suy tim mãn tính, tim to, phổi phù nề, gan và lá lách to xoang bụng tích nước
6. Chẩn đoán bệnh Glasser
- Để chẩn đoán bệnh do H.Parasuis gây ra luôn phải dựa vào lịch sử bệnh, triệu chứng và bệnh tích. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh do Streptococcus suis, đóng dấu lợn, bệnh do Salmonella. E.coli, Mycoplasma Hyorhinis, Actinobacillus Suis
- Để kiểm tra chính xác về chẩn đoán bệnh, gửi mẫu lên các cơ quan phòng thí nghiệm để chẩn đoán bằng các phương pháp: phân lập mầm bệnh;
- Chẩn đoán phân lập mầm bệnh có ý nghĩa rất quan trọng để xác định bệnh. Mẫu chẩn đoán: dịch thủy thũng hoặc lớp thanh mạc, dịch não tủy, máu tim
- Sử dụng kĩ thuật PCR để xác định sự có mặt của H.parasuis có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi nuôi cấy vi khuẩn cho kết quả âm tính.
7. Phòng bệnh Glasser trên heo
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Giảm thiểu bụi và mầm bệnh bằng cách bật giàn mát( mùa hè) và phun ẩm giàn mát bằng thuốc sát trùng để đảm bảo không khí lưu thông vào chuồng sạch bệnh.
Chú ý việc bật quạt hút vào ban đêm lưu thông thông khí tránh khí độc sản sinh ra nhiều và tích tụ ở tầng thấp làm heo hít phải.
Hạn chế tối đa việc di chuyển, xáo trộn đàn gây stress cho heo.
Ổn định nhiệt độ chuồng nuôi.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Kiểm soát bằng Vaccine
Tiêm phòng vacxin Glasser để phòng bệnh cho heo con lúc 3-4 tuần tuổi; heo nái
Bước 4: Kiểm soát bằng kháng sinh
Kháng sinh tiêm: Lựa chọn một trong các loại kháng sinh điều trị tác nhân chính: NASHER AMX (Amoxycilin 15%) 1ml/10kgTT – nhắc lại sau 48h, NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%) 1ml/12,5Kg TT/ngày, TIACYCLINE (tiamulin 10% và Doxycylin 10%) 1ml/10kgP/ngày.
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Kháng sinh uống/ trộn: Kiểm soát lây trong tổng đàn bằng cách trộn cám SOLAMOX (Amoxycillin 70%) với liều 1kg/30 tấn thể trọng.
Bước 5: Tăng sức đề kháng
ACTIVITON: Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP
SORAMIN/LIVERCIN: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước
ZYMEPRO: Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.
8. Điều trị bệnh Glasser trên heo
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt - giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn hoặc hạ sốt bằng NASHER TOL (Tolfanamic acid): 1ml/20kgP/ngày. Có thể kết hợp với thuốc long đờm và giãn khí quản.
Tăng miễn dịch: AURASHIELD L trộn thức ăn 0,5 – 2 kg/tấn TĂ.
Bước 4: Dùng kháng sinh
Kháng sinh tiêm: Lựa chọn một trong các loại kháng sinh điều trị tác nhân chính: NASHER AMX (Amoxycilin 15%) 1ml/10kgTT – nhắc lại sau 48h, NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%) 1ml/12,5Kg TT/ngày, TIACYCLINE (tiamulin 10% và Doxycylin 10%) 1ml/10kgP/ngày.
Có thể áp dụng điều trị bằng kháng sinh ZITREX (azithromycin 10%), tiêm 01 mũi duy nhất tác dụng kéo dài 10 – 14 ngày. Để giảm chi phí điều trị, nhân công, giảm stress, tăng tỷ lệ khỏi.
Kháng sinh trộn: Kiểm soát lây trong tổng đàn bằng cách trộn cám SOLAMOX (Amoxycillin 70%) với liều 1kg/30 tấn thể trọng. Liên tục trong vòng 7 ngày.
Bước 5: Tăng sức đề kháng
ACTIVITON: Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP
SORAMIN/LIVERCIN: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước
ZYMEPRO: Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.
BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ DO CLOSTRIDIUM PERFRINGENS
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử
- Clostridium perfringens là vi khuẩn gram dương, yếm khí, tạo bào tử, sống trong ruột heo ở mọi lứa tuổi.
- Bình thường Clostridium perfringens hiện diện ở các cơ quan tiêu hoá của tất cả các heo con trước khi cai sữa.
- Xảy ra lác đác, gây bệnh nặng hơn E.coli.
- Độc tố beta được coi là nguyên nhân gây chết và hoại tử, tổn thương mô bào.
- Type A, B khả năng gây bệnh thấp hơn type C.
- Sức đề kháng: Đề kháng được với nhiệt độ, chất sát trùng, tia tử ngoại.
2. Dịch tễ của bệnh viêm ruột hoại tử
- Lứa tuổi mắc bệnh: heo dưới 7 ngày tuổi (3 ngày tuổi mắc cao); gây mạn tính ở heo 2-4 tuần tuổi.
Tỉ lệ chết thay đổi nhưng cao nhất có thể cao tới 50-60%.
Mầm bệnh thường được thải qua phân, tồn tại lâu ở môi trường dưới dạng nha bào.
Chuồng nuôi heo nái là những nơi có thể bị nhiễm mầm bệnh nhiều nhất.
Nếu nuôi dưỡng không tốt, yếu tố ngoại cảnh xấu, sức đề kháng heo con yếu thì heo con dễ phát bệnh.
Nếu miễn dịch heo nái tăng thì dịch bệnh trở lên lẻ tẻ.
Khi nhiễm bệnh khiến miễn dịch trong đàn thiếu hụt.
3. Phương thức lây truyền viêm ruột hoại tử
Đường truyền lây chính: truyền ngang từ heo con sang heo con và truyền lây từ phân heo nái
- Bình thường trong phân heo nái có số lượng rất ít vi khuẩn này. Khi nhiễm vào heo con thì lại phát triển nhanh về số lượng dẫn đến gây bệnh cho heo con
- Viêm ruột hoại tử trên heo do Clostridium lây lan chủ yếu qua đường tiêu hoá như: thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, sữa mẹ…
4. Triệu chứng bệnh viêm ruột hoại tử
- Tỉ lệ chết cao (>50%).
- Tiêu chảy: dữ dội, phân nhanh chóng chuyển sang màu đỏ tía; phần thân sau có thể dính đầy phân lẫn máu.
- Thể trạng: yếu ớt, nằm bẹp, những con gần chết bụng chuyển màu xanh, thân nhiệt hạ.
- Thể quá cấp tính: xảy ra nhanh trong vòng 8h đầu tiên sau sinh, thường không biểu hiện triệu chứng gì.
- Thể cấp tính: thường thấy ở heo con khoảng 2-5 ngày tuổi; dấu hiệu đầu tiên là chết bất thình lình và kèm theo tiêu chảy phân sền sệt có thể lẫn máu.
- Thể á cấp tính: thường ở heo 5-7 ngày tuổi: phân vàng, không lẫn máu, lẫn các mảng niêm mạc ruột hoại tử, gầy còm, chết do mất nước.
- Thể mãn tính: tiêu chảy dai dẳng, phân nhiều nước; màu vàng xám, có các mảng niêm mạc bị hoại tử, con vật gầy còm, nhợt nhạt; giảm khả năng tăng trọng, không chết hoặc chết sau vài tuần, còi cọc.
5. Bệnh tích bệnh viêm ruột hoại tử
- Phù vùng bụng, biến màu chuyển sang xanh.
- Xuất huyết ruột non: không tràng, hồi tràng.
- Tổn thương niêm mạc là màu đỏ hoặc đen, với xuất huyết dữ dội và bọt khí/ sợi huyết+ bọt khí.
- Hạch bạch huyết màng treo ruột sung huyết hay xuất huyết.
- Tích dịch không/ có máu trong xoang bụng.
- Hoại tử lông nhung không tràng và bề mặt được bao phủ bởi một lớp màng giả, thường căng phồng có màu tím đậm.
- Thể mạn tính: màng ruột nhạt màu và sưng dày lên, trên niêm mạc ruột hình thành một lớp bựa hoặc nhiều dịch nhày.
6. Chẩn đoán bệnh viêm ruột hoại tử
Chẩn đoán lâm sàng:
Trong trường hợp cấp tính, những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám là phương phát chẩn đoán rõ ràng. Trong trường hợp bệnh không rõ ràng, việc chẩn đóa chính xác cần đưa mẫu bệnh phẩm về phòng thí nghiệm để kiểm tra
Chẩn đoán phi lâm sàng:
Gửi mẫu nghi ngờ đến các trung tâm phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm chẩn đoán càng sớm càng tốt:
- Phân lập vi khuẩn và độc tố tại vùng ruột tổn thương
- Chẩn đoán bằng phương pháp realtime PCR
7. Phòng bệnh viêm ruột hoại tử
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Vệ sinh nghiêm ngặt chuồng đẻ giữa các kì nuôi rất có hiệu quả trong phòng bệnh
- Tránh để phân heo nái tồn tại lâu trong chuồng nuôi, dọn ngay sau khi heo nái đi ra chuồng
- Cho heo con bú sữa đầu đủ lượng và sớm nhất có thể để hấp thu kháng thể mẹ truyền tối thiểu.
- Chăm sóc heo nái tránh để mất sữa làm heo con liếm láp chuồn nuôi và dính phải phân heo mẹ, bổ sung dinh dưỡng cần thiết giúp heo khỏe mạnh
- Kiểm tra nước uống cho heo: nếu là nước bề mặt cần khử nước bằng clorine trước khi cho heo uống
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Chủng vaccine
Tiêm phòng vacxin giải độc tố cho heo nái
Bước 4: Dùng kháng sinh
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Kháng sinh uống/ trộn: trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg.P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều 3-4g/10 lit nước kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg.P
Bước 5:Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
8. Điều trị bệnh viêm ruột hoại tử
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt: Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn.
Bù nước, cung cấp nước cho heo nhằm tránh mất nước
Giải độc cấp: SORAMIN/LIVERCIN giúp tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống.
Tăng miễn dịch: AURASHIELD L, được thêm vào nước uống với liều lượng 1L - 4 L trên 1.000 lít nước.
Bước 4: Xử lý nguyên nhân bệnh
Xử lý bằng phác đồ tiêm
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
Kháng sinh tiêm: NASHER AMX liều 1ml/10kg thể trọng dùng tiêm bắp 3 ngày liên tiếp; NASHER QUIN Liều 2ml/25kgP; SH LINCOMYCIN 1ml/25-30kg P; SUMAZINMYCIN 1ml/10Kg.P trong 3 ngày
Trợ sức trợ lực: Dùng ACTIVITON tiêm liều 1 ml/5-10 kg TT
Xử lý bằng phác uống
Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn
Kháng sinh uống/ trộn: trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg.P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều 3-4g/10 lit nước kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg.P
Giải độc cấp: UMBROLIVER pha 0,1-1,0 ml/ L nước.
Bước 5:Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
BỆNH E.COLI SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN HEO
Con to nhất trong đàn dễ mắc bệnh
Giảm, bỏ ăn; lười vận động
Heo ốm có tiếng kêu khan dần
Có dấu hiệu thần kinh, đi vòng vòng, co giật hoặc nhai nằm 1 bên và đạp chân kiểu bơi chèo hoặc chạy chay, liệt hoặc nằm úp lên 4 chân
Sưng phù mắt. mí mắt sưng mọng
Khi Heo xuất hiện hiện tượng lạc giọng hoặc mất tiếng kêu thì heo sẽ chết ngay sau khi đó
BỆNH VIÊM PHỔI MÀNG PHỔI – APP TRÊN LỢN
- Thể trạng: 15-30% số heo có thể bị mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, giảm vận động, sốt cao (41,5°C),
- Ho liên tục/ ngắt quãng, ho nhiều vào ban đêm
- Khó thở, há mồm để thở, thở thể bụng, thường tụt lại phía sau đàn/ di chuyển rất yếu ớt
- Tím tái ở tai và bàn chân, nhiệt độ trực tràng cao bất thường (do sốt cao) và tử vong có thể xảy ra trong vòng 4-6 giờ sau khi bắt đầu có các dấu hiệu lâm sàng.
- Bọt dính máu ở miệng, chảy nhiều nước dãi và những con heo như vậy sẽ chết.
- Sảy thai ở heo nái( đặc biệt là heo nái mang thai lần đầu)