PROTOZOA
Ký sinh trùng đường máu là bệnh phổ biến và đặc biệt nguy hiểm, gây chết 70% số gà mắc bệnh, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Hãy cùng Thú Y Toàn Cầu tim hiểu về bệnh Ký sinh trùng máu trên gà qua bài viết dưới đây:
1. Nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu trên gà Leucocytozoonosis
Bệnh do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon gây ra. Ký sinh trùng đường máu gây phá hủy tế bào hồng cầu và bạch cầu của cơ thể gà.
Loài mắc bệnh: L. caullery, L. sabrazesi, L. scoutedeni (gà thịt thả vườn, gà đẻ, gà trắng); L. simondi (vịt, ngan, ngỗng); L. smithi (gà tây); L. bonasae (vịt trời) và L. marchouxi (chim bồ câu).
Bệnh mang tính thời vụ, thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hè, khí hậu ẩm thấp, thuận lợi cho sự phát triển của các loài côn trùng gây bệnh. Các loài côn trùng như muỗi vằn, muỗi dĩn… là yếu tố trung gian truyền bệnh chủ yếu.
2. Dịch tễ bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoonosis
Bệnh có tính mùa rõ rệt, liên quan chặt chẽ tới mùa phát triển của muỗi, dĩn, mạt. Bệnh có ở tất cả các nơi trên thế giới nhưng vùng Đông Nam Á xảy ra nhiều hơn. Bệnh bùng phát nhiều vào các tháng nóng ẩm, khi côn trùng hút máu phát triển và truyền mầm bệnh cho gà.
Ở Việt Nam, bệnh hay xảy ra tại các vùng chăn nuôi gà thả đồi, thả vườn, gà sinh sản tỷ lệ mắc bệnh từ 10-50%, trong đó gà con 7-30%, gà trưởng thành 20-50%. Tỷ lệ chết ở gà nhỏ từ 5-20%, gà trưởng thành từ 10-40%, gây tổn thất kinh tế lớn, gà sinh trưởng chậm và tăng tỷ lệ loại thải.
3. Phương thức truyền lây ký sinh trùng đường máu Leucocytozoonosis
Bệnh lan truyền chủ yếu qua con mạt, dĩn, muỗi hút máu làm lay lan bệnh từ gà này sang gà khác, từ chuồng này sang chuồng khác.
Mỗi một con gia cầm có thể bị nhiễm vài ba chủng ký sinh trùng Leucocytozoon.
4. Triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoonosis
Thời gian ủ bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 - 12 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng và tình trạng sức khỏe của gà.
Ban đầu trong đàn thấy xuất hiện một số gà có biểu hiện ủ rũ, sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, tích mào nhợt nhạt, trắng bệch. Gà mất thăng bằng, thở nhanh, thiếu máu. Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương, đôi khi con vật có hiện tượng chảy máu mồm. Tỷ lệ gà bị triệu chứng này tăng dần.
5. Bệnh tích bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoonosis
Xuất huyết ở nhiều cơ quan nội tạng như gan, tụy, thận, buồng trứng đều xuất huyết thành vết chấm tròn.
Xuất huyết lấm tấm trên cơ ngực, cơ đùi, dưới da, chân và cánh.
Máu loãng, không đông hoặc khó đông.
Xuất huyết phổi, tụ máu tại xoang bụng…
Gan, lách sưng to và mủn nát, dễ vỡ.
6. Chẩn đoán ký sinh trùng đường máu Leucocytozoonosis
Dựa vào mùa vụ và lứa tuổi: Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa, ẩm có nhiều muỗi, dĩn; Thường ở đàn gà hướng trứng từ 1,5 tháng tuổi trở lên.
Dựa vào triệu chứng: Gà sốt cao, giảm ăn uống, giảm đẻ đột ngột ở những đàn gà sinh sản; Nền chuồng thấy rải rác có phân màu xanh lá cây.
Dựa vào bệnh tích đặc trưng: Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt loang lổ các vùng nhạt màu; Gan, lách sưng to và mủn nát; Thành ruột dày, có các điểm hoặc vùng rộng hiện tượng hoại tử màu trắng sữa; Dạ dày tuyến dày, trong dạ dày cơ có chất chứa màu vàng xanh.
7. Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu Leucocytozoonosis
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Dùng kháng sinh
Dùng SULTRIM 1000 liều 1g/6-10 lít nước hoặc trộn 1g/3-5kg thức ăn (tương đương 1g/30-50kg TT/ngày). Dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc SULTEPRIM liều 1ml/10kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
AMILYTE: Kích thích tăng trọng, bung lông bật cựa đỏ tích kích mào, nhanh đẻ, pha 1g/2lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
8. Điều trị ký sinh trùng đường máu ở gà Leucocytozoonosis
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Chống xuất huyết, cầm máu và tạo máu: Bằng SUPER K100 pha 1ml/1-2 lít nước uống, cho uống liên tục đến khi hết triệu chứng.
Giải độc gan – thận cấp: Bằng PRODUCTIVE HEPATO pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
AMILYTE: Kích thích tăng trọng, bung lông bật cựa đỏ tích kích mào, nhanh đẻ, pha 1g/2lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
Nếu bạn cần thêm thông tin và cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Hỗ trợ kỹ thuật gà:
0908 012 238
Email: thuytoancau.giacam@gmail.com
Hỗ trợ kỹ thuật heo:
0934 555 238
Email: thuytoancau.heo@gmail.com
Chăm sóc khách hàng:
0934 469 238
Email: thuytoancau.vn@gmail.com
Biên tập: Team Globalvet
BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ-COCCIDIOSIS AVIUM
Bệnh cầu trùng là bệnh ký sinh trùng đường ruột gia cầm do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra.. Bệnh này xảy ra trên toàn thế giới và hàng năm ngành chăn nuôi gia cầm tiêu tốn hàng triệu đô la để kiểm soát. Hãy cùng Thú Y Toàn Cầu tìm hiểu về bệnh cầu trùng và cách phòng - xử lý bệnh nhé.
1. Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng Coccidiosis
Nguyên nhân chính gây bệnh cầu trùng ở gà là do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria. Có 9 loài cầu trùng gây bệnh gà ký sinh bao gồm: E. brunetti, E. tenella, E. necatrix, E. acervulina, E. maxima, E. mitis, E. praecox, E. hagani, E. mivatis. Mỗi loài Eimeria thường kí sinh ở những đoạn khác nhau trên đường tiêu hóa của gà. Căn cứ vào nơi cư trú mà khi bệnh xảy ra chúng ta có thể kết luận được loại Eimeria nào gây nên bệnh. Trong các loài Eimeria thì Eimeria Necatrix kí sinh ở ruột non và Eimeria Tenella kí sinh ở manh tràng là hai loài nguy hiểm nhất.
[caption id="attachment_17555" align="aligncenter" width="1037"] Các chủng cầu trùng gây bệnh[/caption]
2. Dịch tễ của bệnh cầu trùng Coccidiosis
Bệnh cầu trùng thường bùng phát nhanh khi thời tiết ẩm ướt và có tính lây lan cao, đồng thời tồn tại dai dẳng, khó mà điều trị dứt điểm. Bệnh phổ biến ở giai đoạn gà 2-8 tuần tuổi. Theo một số thống kê cho thấy, tại Việt Nam tỉ lệ gà chết do bị cầu trùng chiếm 5-15% và khi bị mắc cầu trùng gà rất dễ mắc kế phát các bệnh truyền nhiễm khác như Gumboro, tụ huyết trùng … do sức đề kháng của gà lúc này rất yếu.
3. Phương thức truyền lây bệnh cầu trùng Coccidiosis
Bệnh cầu trùng ở gà chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa. Gà mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang cầu trùng sẽ thải ra bào tử cầu trùng theo phân và vương vãi trên nền chuồng. Gà khỏe mạnh sẽ bị nhiễm cầu trùng khi ăn phải noãn nang có lẫn trong thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng…
Các loại côn trùng và động vật gặm nhấm cũng là nguồn gốc lây lan bệnh cầu trùng trong trang trại.
Điều kiện chuồng nuôi không vệ sinh, khu nuôi nhốt chật chội, ẩm ướt, chất độn chuồng lưu cữu, bãi chăn thả ô nhiễm… cũng tạo điều kiện cho bệnh cầu trùng bùng phát hoặc tồn tại trong thời gian dài.
4. Triệu chứng của bệnh cầu trùng Coccidiosis
Thể cấp tính: Gà ủ rũ, bỏ ăn, đứng túm tụm lại với nhau, phân lẫn máu. Cầu trùng manh tràng thì rất nhiều máu tươi ra theo phân. Gà chết do mất máu.
Thể mạn tính: Gà chậm lớn. Tiêu chảy phân trắng, lỏng, phân sáp vàng, sáp nâu, sáp đen, bã trầu.
5. Bệnh tích của bệnh cầu trùng Coccidiosis
Ruột non
Ruột non của gà bị bệnh cầu trùng thường sưng to, nhất là ở đoạn tá tràng, ngoài ra thành ruột dày cộm lên có những chấm trắng. Đặc biệt ruột gà bị trương to, vách ruột dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng có mùi vô cùng khó chịu.
Quan sát bề mặt niêm mạc trong ruột xuất hiện nhiều điểm trắng đỏ, manh tràng, tá tràng có màu đỏ sẫm.
Manh tràng
Manh tràng gà bị bệnh thường sưng rất to, bên trong có xuất huyết và đầy máu, nếu như gà bị mắc bệnh nặng gà sẽ bị xuất huyết manh tràng dẫn tới hoại tử từng mảng đen.
6. Chẩn đoán bệnh cầu trùng Coccidiosis
Phần lớn những ổ dịch cấp tính của bệnh thì không cần phải xác định ở phòng thí nghiệm. Tuy nhiên với những bệnh tích không đủ đặc hiệu thì kiểm tra bệnh phẩm ở phòng thí nghiệm bằng biện pháp soi kính tìm những loài Eimeria gây bệnh.
7. Phòng bệnh cầu trùng Coccidiosis
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Dùng kháng sinh
Dùng ZICORIN liều 1g/6-10kg TT/ngày. Hoặc DACHOLIN T liều 1ml/3.5kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
AMPROLIUM: Gà thịt và gà hậu bị: với liều hàng ngày 400 g / 500 L nước, hoặc 800 g/tấn thức ăn trong 5 - 7 ngày.
Dùng SULTEPRIM ORAL: Liều 1ml/1-2 lít nước uống. Liệu trình 3-5 ngày
Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
AMILYTE: Kích thích tăng trọng, bung lông bật cựa đỏ tích kích mào, nhanh đẻ, pha 1g/2lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
8. Điều trị bệnh cầu trùng Coccidiosis
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Chống xuất huyết, cầm máu và tạo máu: Bằng SUPER K100 pha 1ml/1-2 lít nước uống, cho uống liên tục đến khi hết triệu chứng.
Giải độc gan – thận cấp: Bằng PRODUCTIVE HEPATO pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
AMILYTE: Kích thích tăng trọng, bung lông bật cựa đỏ tích kích mào, nhanh đẻ, pha 1g/2lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
Biên tập: Team Globalvet
CẦU TRÙNG – BỆNH TIÊU CHẢY PHÂN VÀNG – PHÂN TRẮNG TRÊN HEO CON DO ISOSPORA SUIS
Bệnh cầu trùng thường gây tiêu chảy ở heo con sau 5 ngày tuổi sau khi sinh
Heo mệt mỏi toàn thân, thường rúc mình vào chất độn, bỏ ăn, hay nằm uể oải, nhu động ruột tăng lên, heo đi phân nhiều lần hơn, phân thoạt đầu hơi lỏng kèm theo một ít chất nhầy, về sau phân loãng có nhiều chất nhầy hơn, màu vàng nhạt, heo ốm kém sinh trưởng, chậm lớn, lông xù, viêm xuất huyết niêm mạc ruột non và ruột già, heo có thể đi tiêu chảy ra máu ( ít gặp )
Khi điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh như Ampi - Coli, Amox Coli, Enrofloxacin... không thấy hiệu quả
Sau 2-3 ngày bị bệnh cầu trùng, heo con sẽ bị thêm một số bệnh đường tiêu hóa khác như E.Coli, Thương hàn, Viêm ruột. ... làm cho phân heo có nhiều màu sắc khác nhau và thay đổi liên tục.