Nước Uống
Các triệu chứng điển hình các bạn cần chú ý nếu thỏ bị mắc tiêu chảy là
Ăn không ngon
Giảm cân
Lông quanh mông thỏ bẩn
Ít năng lượng/ trốn tránh/ trầm lặng hơn bình thường, lờ đờ
Đầy hơi
Đau bụng tức nghiến răng , rùng mình, khom người.
Phân có thể mềm, nửa lỏng hoặc có nước, trong 1 số trường hợp có thể chứa chất nhầy hoặc máu
VỆ SINH ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC
Mỗi ngày nếu gà được cung cấp nước sạch đầy đủ thì đàn gà sẽ khỏe mạnh, cải thiện năng suất sinh sản. Nước chảy trong hệ thống ống không nhìn thấy được ở bên trong. Việc vệ sinh, tiêu độc hệ thống ống nước nên thực hiện lúc trại không có gà.
Việc vệ sinh hệ thống nước uống không phải là việc dễ dàng, cần thu thập thông tin chất lượng nước, sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng cách thì có thể khắc phục được chất lượng nước.
Bước 1: Phân tích chất lượng nước, phân tích nồng độ khoáng chất có trong nước. Nếu nồng độ canxi và magie trên 90 ppm và manga trên 0,05 ppm thì nên tiến hành vệ sinh đường ống nước. Các chế phẩm giúp vệ sinh đường ống nước sẽ hòa tan các khoáng chất này.
Bước 2: Lựa chọn chế phẩm sát trùng đường nước hiệu quả. Để hòa tan được các chất cặn, màng sinh học trong đường ống nước ta cần lựa chọn các chế phẩm phù hợp. Để tránh gây tổn hại tới đường ống nước nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Bước 3: Chuẩn bị dung dịch sát trùng. Để đạt hiệu quả cao nhất cần pha chế với liều lượng thích hợp. Đa số các chế phẩm sát trùng pha chế ở tỷ lệ 0,8 – 1,6%.
Bước 4: Vệ sinh đường ống nước. Để sát trùng 30 m đường ống thì cần một lượng dung dịch vệ sinh khoảng 30 – 38 lít nước. Nếu trại dài 150 m có hai đường ống thì cần tối thiểu 380 lít dung dịch vệ sinh.
Các bước vệ sinh đường ống:
Xả sạch nước còn trong đường ống.
Đổ dung dịch sát trùng vào.
Kiểm tra bọt của dung dịch sát trùng sau khi vệ sinh.
Ngâm đường ống sát trùng với thời gian của nhà sản xuất khuyến cáo (nếu có thể nên để trên 24 tiếng).
Xả sạch dung dịch sát trùng. Bổ sung thêm Clo vào nước uống của gà (3 – 5 ppm).
Nên vệ sinh đường ống từ giếng khoan tới trạ
Bước 5: Duy trì hệ thống ống nước sạch sẽ.
Sau khi vệ sinh xong trại cần phải duy trì đường ống nước sạch sẽ. Ta có thể trộn các chế phẩm tẩy rửa hoặc chế phẩm có tính axít.
Những điều cần lưu ý:
Nếu chỉ sử dụng các chế phẩm như axít hữu cơ thì không thể ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn, nấm mốc trong hệ thống cấp nước.
Khi sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa cần kiểm tra kỹ nồng độ, liều lượng tránh gây tổn hại cho người và trang thiết bị.
Clo pha trong nước có thể làm giảm hiệu quả thuốc và vắc-xin.
Cần điều trị cho gà khỏi bệnh trước, sau đó mới sử dụng Clo pha vào nước.
Nguồn: channuoigiacam.com Theo thumbvet
LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ
Ai cũng biết nước là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho gà nhưng đa số không biết lượng nước cần thiết cho gà là bao nhiêu. Việc lựa chọn hệ thống cấp nước cũng rất quan trọng, nếu không quản lý tốt thì nước có thể là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh.
Có hai loại hệ thống cấp nước. Loại đầu tiên là loại dạng kín đến khi gà uống thì nước mới tiếp xúc với không khí (hệ thống núm uống). Loại hai là loại hở nước đựng trong máng, luôn tiếp xúc với không khí. Dạng hở dễ lẫn cám và phân gà à nước dễ bị nhiễm khuẩn. Hệ thống cấp nước dạng kín (núm uống) có ưu điểm là đảm bảo vệ sinh hơn, có khả năng hạn chế dịch bệnh tốt hơn. Người quản lý cần phải chú ý xem hệ thông cấp nước có bị hư hỏng hay rỉ nước khiến nền chuồng bị ướt hay không?
Quản lý không để chất độn chuồng bị ướt:
Độ ẩm chất độn chuồng ở khoảng từ 20-25% là phù hợp. Nếu độ ẩm cao hơn mức này thì các loại khuẩn như E.coli, cầu trùng, Salmonella dễ gia tăng. Ngoài ra hơi nước bốc hơi cũng sẽ khiến chuồng trại lạnh hơn. Bề mặt chất độn chuồng bị ướt sẽ vón cục, cứng không phù hợp với sự sinh hoạt và ảnh hưởng tới sức khỏe gà. Chất độn chuồng bị ẩm sẽ khiến phân dễ phân hủy, phát sinh khí amoniac à ảnh hưởng tế bào biểu mô hô hấp. Nếu nồng độ ammoniac ở mức 5ppm thì gà đã dễ mắc các bệnh hô hấp. Ngược lại ờ nồng độ 5ppm thi mũi người không nhận biết được mùi. Con người chỉ nhận biết được khi khí ammoniac ở mức 25ppm. Nếu khí ammoniac ở mức 50-100ppm thì có thể gây mù mắt gà. Người quản lý nên thường xuyên kiểm tra độ ẩm của chất độn chuồng nhằm điều chỉnh độ cao và áp lực của núm uống. Nếu áp lực nước quá cao thì chất độn chuồng dễ bị ẩm. Áp lực nước thấp thì gà bị thiếu nước, giảm tăng trọng.
Quản lý hệ thống cấp nước: Khi chất độn chuồng ẩm thì sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm lòng bàn chân, sưng phù ngực, viêm da. Khi gà mắc bệnh thì sẽ ảnh hưởng tới FCR cám, chậm lớn và tăng chi phí thuốc (phải sử dụng kháng sinh).
Kiểm tra áp lực nước và núm uống có bị rỉ nước hay không. Nếu nắm rõ được độ ẩm của chất độn chuồng thì ta có thể dễ điều chỉnh lượng nước cung cấp.
Phòng chống cặn bám trong ống nước: Phía trong đường ống nước thường bám một lớp màng sinh học (biofilm). Đặc biệt khi trong nước có vitamin, thuốc, đường thì đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Trường hợp nếu áp lực nước khi xịt rửa qua yếu sẽ không làm bong tróc được lớp màng này.
Lớp màng sinh học đóng trong ống nước sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn và khiến vi khuẩn trong nước uống gia tăng. Khi gà uống nước bị nhiễm bẩn, với thân nhiệt của gà là 41,10C sẽ khiến vi khuẩn tăng nhanh à gà dễ mắc bệnh.
Nước đã được sát trùng cũng có thể bị tái nhiễm bẩn. Một vi khuẩn E.coli ở nhiệt độ 320C trong vòng 24 tiếng có thể tăng tới 1000 tỷ vi khuẩn. Ta có thể sử dụng máy xịt cao áp phun xịt bên trong đường ống 1.5~3.0 bar (20~40 psi, kg/cm2 ). Ngoài ra nếu sử dụng chế phẩm H2O2 cũng giúp phân giải các dị vật và màng vi khuẩn trong ống. Tuy nhiên việc sử dụng chế phẩm H2O2 sẽ khiến nước có vị khác biệt à giảm lượng nước uống và cám ăn vào. Nếu quản lý nước uống cho gà tốt thì sẽ giúp gà khỏe mạnh, duy trì năng suất cao.
Nguồn: channuoigiacam.com (Theo thepoultrysite)