Dinh Dưỡng
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể hiện triệu chứng biếng ăn trầm trọng. Các dây thần kinh bị viêm làm cho cơ thể suy nhược, đi lại xiêu vẹo, ngẹo đầu, liệt các cơ, gà bám, đậu không được và chết.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần thức ăn bị thiếu B1. Thức ăn phối hợp không hợp lý, nhiều tinh bột, thiếu cám.
2. TRIỆU CHỨNG
Gà giảm ăn đột ngột, trọng lượng cũng giảm và kèm theo biểu hiện xù lông, chân yếu, đứng không vững dẫn đến bị liệt.
Bắt đầu là các ngón chân co quắp và sau đó phát triển vào các cơ của chân, vào cơ của cánh và cổ. Trường hợp nặng, gà nằm trên những ngón chân co quắp và đầu quay về lưng. Cuối cùng gà không thể đứng được, không thể đi và không thể ăn được.
3. BỆNH TÍCH
Tim hơi nhỏ lại và bên mặt phải tim dãn và nhão.
Ruột và dạ dày teo nhỏ.
Ở con trống dịch hoàn teo nhỏ.
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích trên.
Chẩn đoán có thể xác định như sau.
Dùng tăng thuốc vitamin B1 trong thức ăn nghi ngờ.
Gây bệnh cho gà con bằng cách dùng thức ăn nghi ngờ cho ăn để theo dõi sự phát triển về triệu chứng, bệnh tích.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Bổ sung vào thức ăn hàng ngày lượng vitamin B1 3mg/kg TĂ.
Có thể sử dụng những premix tổng hợp đã có sẵn vitamin B1 và các vitamin khác như
AMILYTE liều 1g/2-3 lít nước
VITROLYTE liều pha 2-3g/ 1 lít nước
UMBROTOP Liều pha nước 1ml/3-4 lít nước
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nước
Trị bệnh
Bệnh nặng có thể pha vitamin B1 cho uống.
Gà con liều 5-10mg/ngày, liên tục 3-5 ngày.
Gà lớn liều 10-15 mg/ngày, liên tục 3-5 ngày hoặc tiêm liều 5-10mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.
BỆNH THIẾU VITAMIN K
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có đặc điểm xuất huyết đỏ ở cơ và ngoài da, làm cho gà thiếu máu, xanh tím và chết.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần ăn thiếu vitamin K.
Do sử dụng thuốc sulfamid hay kháng sinh Chloramphenicol, Tetracyclin,..... cho uống hoặc trộn vào thức ăn kéo dài làm hệ vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt, không có vi khuẩn để tổng hợp ra vitamin K2 cho cơ thể.
Do bệnh viêm gan, tắc mật dẫn đến thiếu mật đẻ hấp thu chất béo nên thiếu vitamin K( vì vitamin K tan trong dầu-chất béo).
Do trong trứng gà giống đã bị thiếu vitamin K ngay từ mẹ truyền qua nên khi gà nở ra 1 ngày tuổi đã bị thiếu.
Khi vitamin K bị thiếu làm cho gan không tổng hợp được các yếu tố đông máu như Prothrombin và các yếu tố VII, IX, X, cần thiết cho sự đông máu. Vì vậy nếu bị tổn thương do các bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng sẽ làm cho chảy máu kéo dài và chết.
2. TRIỆU CHỨNG
Gà thiếu vitamin K bị chậm đông máu và sẽ bị chảy máu quá nhiều ngay cả khi bị thương nhẹ.
Ở gà con: Nếu gà con sinh ra từ những đàn gà giống bị thiếu vitamin K trong thức ăn kéo dài thì sau khi cắt mỏ gà có triệu chứng bị chảy máu nhiều hơn bình thường. Mỏ dính bết thức ăn lẫn máu.
Ở gà giò: Đôi khi chết đột ngột do chảy máu trong.
Ở gà mái: Mào nhợt nhạt và da xanh tím.
3. BỆNH TÍCH
Xuất huyết ở các cơ quan nội tạng, da và cơ bắp( cơ bắp xuất huyết giống như bệnh Gumboro).
Gà chết sau khi cắt mỏ, khi mổ ra thấy máu trong diều và đường tiêu hoá.
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ theo triệu chứng và bệnh tích như trên.
So sánh sự chảy máu và thời gian đông máu với gà bình thường
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Bổ sung vào thức ăn vitamin K2-8mg/kg TĂ.
Lưu ý: vitamin K là vitamin tan trong dầu. Vì vậy phải bổ sung vào thức ăn những nguyên liệu như bột cá, bánh dầu đậu tương, lạc, dầu gan cá loại tốt cung cấp đủ vitamin K cho cơ thể.
Dùng 1 trong các loại premix có chứa vitamin K bổ sung vào thức ăn hàng ngày như:
T.C.K.C liều 2-3g/lít nước uống
SUPER K 100 Liều pha 1g/lít nước
Hạn chế dùng kháng sinh cho uống kéo dài.
Trị bệnh
Tiêm vitamin K liều 1mg/10kg thể trọng. Ngày tiêm 1 lần, liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ khỏi.
Hoặc bổ sung chế phẩm theo đường uống
T.C.K.C liều 2-3g/lít nước uống
SUPER K 100 Liều pha 1g/lít nước
BỆNH THIẾU VITAMIN E
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp trong chăn nuôi gà công nghiệp với biểu hiện đặc trưng về thần kinh là ngẹo đầu, ngẹo cổ ra sau hoặc xuồng bụng, đi vòng quanh, co giật, phù đầu, phù cổ, giảm đẻ và chết phôi.
1. NGUYÊN NHÂN
Do trong khẩu phần ăn bị thiếu vitamin E.
Do tỷ lệ phối hợp các chất trong khẩu phần mất cân đối hoặc do pha trộn không đều lượng premix có chứa vitamin E trong khẩu phần ăn.
Do thức ăn có chứa dầu mỡ bị ôi thiu hay bị oxy hoá mất tác dụng.
Do thiếu Selen và các axit amin có chứa lưu huỳnh như Methionin và Cystin trong thức ăn.
Dùng axit Propionic bảo quản hạt ngũ cốc trong thức ăn cũnglàm giảm vitamin E chứa trong hạt.
2. TRIỆU CHỨNG
Ở gà đẻ
Trứng đẻ giảm.
Trứng đem ấp phôi thường chết vào ngày thứ 4.
Ở con trống, dịch hoàn bị thoái hoá.
Ở gà con và gà giò.
Rối loạn vận động, đi giật lùi hay đầu chúi xuống đất, co giật nhanh, ngón chân co quắp. Thường biểu hiện ở gà 2-4 tuần tuổi.
Đầu ngẹo ra sau hoặc xuống bụng.
Gà còi cọc, ngừng phát triển, thiếu máu.
Một số trường hợp sưng phù đầu, cổ và ngực.
Da chân thường tím tái
3. BỆNH TÍCH
Mổ khám ở tiểu não có xuất hiện điểm hoại tử trên bề mặt với màu hơi nâu và màng não bị phù.
Tổ chức học: Những tế bào thần kinh bị thoái hoá chủ yếu trong tế bào Purkinji và trong nhân của tế bào thần kinh vận động. Tế bào chụm lại đầy huyết sắc tố. Nhân có hình tam giác đặc trưng.
Ở thể phù đầu khi mổ ra thấy dưới da có dịch nhớt màu xanh, thỉnh thoảng gặp dịch nhớt phớt hồng.
Màng tim căng phồng trong một vài ngày và có thể xuất huyết ở cơ và mô mỡ.
Ở cơ ngực và đùi có những sọc sáng trắng do rối loạn dinh dưỡng ở cơ. Sợi cơ bị thoái hoá và thấm dịch làm thay đổi hình thái của cơ.
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích như trên.
Kiểm tra tổ chức học bệnh lý ở cơ.
Dùng vitamin E tiêm hoặc uống để chẩn đoán.
Kiểm tra hàm lượng vitamin E trong thức ăn.
Dùng thức ăn nghi bị thiếu vitamin E cho gà 1 ngày tuổi ăn liên tục để theo dõi triệu chứng và bệnh tích.
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng và bệnh tích giống như:
Bệnh Coryza và cúm: Cũng sưng phù đầu, phù cổ, nhưng chảy nước mũi nhiều còn bệnh thiếu vitamin E không chảy nước mũi.
Bệnh Newcastle: Cũng có triệu chứng thần kinh đi xiêu vẹo và não xuất huyết, nhưng bệnh thiếu vitamin E khác ở chỗ là không có triệu chứng xuất huyết ở ruột và tiền mề.
Bệnh thiếu vitamin B2: Cũng có triệu chứng thần kinh co quắp chân và giảm đẻ, nhưng không có bệnh tích ở não mà chỉ có ở dây thần kinh hông và cánh.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Bổ sung vitamin E vào thức ăn hàng ngày theo định lượng:
Gà con từ 30-60 Ui/kg TĂ.
Gà giò và hậu bị” 25-50UI/kg TĂ.
Gà đẻ: 50-100UI/kg TĂ.
Những premix có chứa vitamin E: Có thể sử dụng PRODUCTIVE E/SE/ZN trộn thức Ăn cho gà là 1ml/2 lít nước hoặc PRODUCTIVE FORTE pha 0.5cc/lít nước uống hoặc UMPROTOP liều 1ml/3-4 lít nước
Tránh bổ sung vào thức ăn những chất béo bị ôi thiu. Có thể dùng giá đỗ hoặc lúa nảy mầm cho ăn.
Bổ sung các chất chống oxy hoá vào thức ăn và bổ sung chất Selen vào thức ăn.
Trị bệnh
Tăng liều các premix phòng bệnh gấp 2-3 lần, liên tục 3-5 ngày. Có thể sử dụng PRODUCTIVE E/SE/ZN trộn thức Ăn cho gà là 1ml/2 lít nước hoặc PRODUCTIVE FORTE pha 0.5cc/lít nước uống hoặc UMPROTOP liều 1ml/3-4 lít nước
Dùng vitamin E hoặc ADE loại hoà tan trong nước pha cho uống hoặc tiêm.
Liều uống 10 mg/ kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.
Liều tiêm 5mg/kg thể trọng/ngày. Một tuần tiêm 1 lần, liên tục 3-4 tuần.
BỆNH THIẾU VITAMIN D
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà với đặc điểm còi xương, chậm lớn, bại liệt và đẻ non.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần ăn thiếu vitamin D, đặc biệt là D3 làm giảm điều tiết hấp thu canxi cho cơ thể.
Do chuồng nuôi thiếu ánh sáng mặt trời vào buổi sáng( vì ánh sáng có tia tử ngoại làm chuyển hoá vitamin D ở dưới da của gà thành vitamin D3 có tác dụng điều tiết sự hấp thu canxi và photpho từ thức ăn vào cơ thể chống bệnh còi xương, bại liệt, đẻ non).
Do trong thức ăn có chứa lưu huỳnh nên ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D.
Do vitamin D dễ bị phá huỷ bởi các chất oxy hoá hoặc bị các kim loại khác phân giải mất tác dụng.
2. TRIỆU CHỨNG
Ở gà con và gà giò:
Gà đang lớn bỗng chựng lại và còi cọc trong vòng 2 tuần sau khi sử dụng thức ăn thiếu vitamin D.
Mỏ và xương bị mềm nên ăn kém và gia cầm đi không vững hoặc có xu hướng đứng bằng 2 đầu gối, run rẩy, xù lông.
Bệnh có thể phát 100% nếu hàm lượng vitamin D thiếu kéo dài trong thức ăn. Bệnh kéo dài nếu có khỏi thì gia cầm cũng bị dị tật cong chân.
Ở gia cầm đẻ:
Trứng đẻ vỏ mỏng kéo dài một thời gian, sau chuyển sang đẻ non.
Tỷ lệ đẻ giảm: Thỉnh thoảng bị liệt nhưng qua khỏi nhanh sau khi đẻ trứng không vỏ( đẻ non).
Gà bệnh đứng lù đù như chim cánh cụt.
Bệnh kéo dài làm cho mỏ mềm, cụă mềm, xương dài ra. Xương ức có thể cong và xương sườn bị đẩy về phía trước.
3. BỆNH TÍCH
Xương ống, xương sườn và xương cánh rất mềm, dùng dao cắt dễ.
Xương sườn cong ở những chỗ nối với cột sống.
Mấu xương chày và xương đùi sưng và biến dạng, mô sụn phát triển.
Tuyến phó giáp trạng sưng to.
Ở gà mái đẻ: xương mềm, dễ bẻ gãy.
Nhiều u nổi ở phần sụn sườn và xương ức có thể cong ở phần cuối.
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như trên.
Định lượng thành phần tro xương của gà bệnh và gà khoẻ.
Phân tích lượng vitamin D có trong thức ăn.
Tăng hàm lượng vitamin D cho gà bệnh và quan sát 3-5 ngày sau khi dùng.
Gây bệnh lại cho gà bằng cách cho gà con 1 ngày tuổi ăn thức ăn nghi ngờ.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Bổ sung vào thức ăn vitamin D3 theo tỷ lệ:
Gà con từ 1500-2000 UI/kg TĂ.
Gà giò từ 1200-2000UI/kg TĂ.
Gà đẻ từ 2000-3000 UI/kg TĂ.
Những thuốc premix có chứa vitamin D3 :
CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt kết hợp PRODUCTIVE AD3E với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày
Có thể dùng dầu gan cá, men bia, rau cỏ xanh và trứng trộn vào thức ăn cho gia cầm ăn để bổ sung vitamin D3.
Thiết kế chuồng nuôi phải có ánh sáng buổi sáng chiếu vào đàn gà hoặc điều kiện cho gà tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng 2 giờ/ngày. Nhu cầu khoáng vi lượng phải bổ sung canxi và photpho theo một tỷ lệ cân đối 4/1.
Trị bệnh
Dùng các dạng thuốc premix như trong phòng trị bệnh thiếu vitamin A tăng liều gấp 2-3 lần, liên tục 3-5 ngày. Hoặc tiêm vitamin ADE hay D3 cho gà con theo hàm lượng 50UI/kg thể trọng. Cho gà đẻ 100UI/kg thể trọng, liên tục 3-5 ngày.
Lưu ý: Nếu dùng quá liều vitamin D3, gà sẽ bị hư thận do sự rối loạn trao đổi canxi ở ống thận, động mạch chủ và những động mạch nhỏ khác. Lượng canxi được điều tiết từ xương vào máu gây mềm xương và bại liệt. Lượng canxi loại thải không kịp gây nên xơ cứng động mạch và sỏi thận làm cho phân gà có máu hoặc trắng do thận xuất huyết kèm lượng canxi quá nhiều.
BỆNH THIẾU VITAMIN A
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A là phát triển chậm, yếu, rối loạn vận động, xù lông, giảm đẻ, tỷ lệ nở của phôi thấp, tổn thương ở đường tiêu hoá gây tiêu chảy và tổn thương ở niêm mạc gây mù mắt.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần ăn thiếu vitamin A.
Có tác nhân gây oxy hoá vitamin A trong thức ăn làm mất tác dụng của vitamin A.
Nhầm lấn trong khi trộn thức ăn và trộn không đồng đều.
Có những bệnh xen kẽ như cầu trùng và giun sán làm giảm khả năng hấp thu vitamin A.
2. TRIỆU CHỨNG
Triệu chứng thiếu hụt vitamin A ở gà phụ thuộc vào hàm lượng vitamin A có trong thức ăn và thời gian cho ăn những thức ăn thiếu vitamin A.
Ở gà con: Triệu chứng xuất hiện trong vòng 2-3 tuần tuổi. Đặc biệt ở gà con nở từ trứng của gà mẹ được nuôi dưỡng thiếu vitamin A.
Gà con chảy nước mắt do màng kết mạc bị viêm, chất đậu tập trung ở túi kết mạc.
Sau đó gà bị mù do biểu mô giác mạc bị sừng hoá.
Mũi chảy nước do niêm mạc đường hô hấp bị viêm.
Gà chậm lớn, đi lại run rẩy.
Lông xù xơ xác, da chân, mỏ nhợt nhạt, mào khô hoặc teo quắt lại.
Triệu chứng thần kinh đôi khi xuất hiện, biểu hiện đi lại thất thểu hoặc bại liệt.
Ở gà đẻ:
Giảm đẻ, tỷ lệ thấp.
Trong trứng có những điểm máu và lông đỏ nhợt nhạt.
Kết mạc và giác mạc khô.
Chân, da, mào, tích nhợt nhạt và khô.
3. BỆNH TÍCH
Mổ khám bệnh tích thấy:
Biểu mô họng bị kitin hoá và có mụn màu trắng trong miệng, hầu, thực quản.
Thận nhợt nhạt, các ống thận nhỏ và bể thận chứa đầy urat trắng.
Tim có hiện tượng phù to vùng tâm thất.
Mề giãn to và nhão.
Diều, ruột bị viêm Cata.
Túi Fabricius dãn to do tích đầy urat hoặc chất ngoại xuất nhầy trắng.
Trong phủ tạng có thể có chất urat trắng bao phủ trên bề mặt như rắc bột.
4. CHẨN ĐOÁN
Căn cứ theo triệu chứng lâm sàng trên.
Định lượng vitamin A trong thức ăn.
Định lượng vitamin A trong huyết thanh(mức bình thường của gà khoẻ là 100-150UI/ml máu. Nếu dưới mức độ đó là thiếu).
Dùng vitamin A điều trị để chẩn đoán.
5. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Phòng bệnh
Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn theo định lượng:
Gà con: 9.000-15.000UI/kg TĂ.
Gà giò: 7.500-10.000UI/kg TĂ.
Gà đẻ: 10.000-15.000UI/kgTĂ.
Hoặc tính theo con mỗi ngày cần từ 10-20UI.
Trên thị trường có những loại premix có chứa vitamin A, D, E dùng pha nước uống hay trộn thức ăn thường xuyên để phòng bệnh như sau:
PRODUCTIVE AD3E thành phần gồm vitamin A, D3, E liều với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày
AMILYTE thành phần gồm: vitamin A, D3, K3, E, B2, B12,B3, B5, … Liều dùng pha 2g/lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE thành phần gồm: vitamin A, D3, E, PP, B1, B6. Liều dùng tiêm bắp cho gà, vịt đẻ liều 0,5cc/con/tháng. Hoặc pha nước uống cho gà con và gà giò 1cc/lít nước.
VITROLYTE thành phần gồm: vitamin A, D3, E, K3, B12, Biotin, B3, B2, B5, B6, B1, .....Liều dùng pha nước uống 2-3G/Lit nước
Trị bệnh
Dùng liều phòng bệnh tăng gấp 2-3 lần, liên tục trong 3-5 ngày.
Lưu ý: Khi dùng quá liều vitamin A, gà có biểu hiện triệu chứng mệt mỏi, đờ đẫn, bỏ ăn. Nếu kéo dài sẽ giảm tăng trọng vì: Vitamin A dư làm cho gan bị phù, nổi gai nên tiêu hoá kém. Khi gà biểu hiện mệt mỏi, kém ăn phải ngừng dùng vitamin A ngay lập tức. Trong thực tế nhiều người nuôi gà đẻ dùng Premix có vitamin A trộn vào thức ăn hay pha nước uống. Sau đó lại tiêm thêm vitamin ADE thì thấy gà bỏ ăn. Lý do là thừa vitamin A.
BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối loạn chức năng hoạt động của cơ thể làm cho gia cầm suy dinh dưỡng, chậm lớn, coi cọc, giảm đẻ.
1. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Lý do có thể do người chăn nuôi lập khẩu phần bị sai sót hoặc do các nguyên liệu trong khẩu phần ăn bị mất phẩm chất. Các vitamin bổ sung vào khẩu phần tuy số lượng đủ nhưng lại bị mất tác dụng do yếu tố lý, hoá, hay nhiệt độ làm biến đổi chất lượng gây hư hỏng các thành phần khác.
Do khẩu phần ăn không cân bằng theo tiêu chuẩn quy định, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Do pha trộn không đều. Nhất là các nguyên tố khoáng vi lượng và vitamin làm cho việc hấp thu không cân đối.
Khi pha trộn trong thức ăn có những chất đối kháng làm mất tác dụng của nhau như Amprolium với vitamin B1, Avidin với Biotin, Linsed với vitamin B6.
Sự hiện diện của các tạp khuẩn hay độc tố nấm trong thức ăn.
Sự có mặt của các cầu trùng làm giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng.
2. TRIỆU CHỨNG
Sự thiếu hụt dinh dưỡng làm rối loạn tiêu hoá gây cho một số gà hoặc cả đàn biểu hiện triệu chứng:
Xù lông, còi cọc, chậm lớn.
Chết phôi và tỷ lệ nở kém.
Nếu thiếu hụt quá trình nhiều một trong những chất khoáng hay vitamin thì biểu hiện ở những triệu chứng và bệnh tích riêng biệt cho những bệnh dinh dưỡng kế tiếp sau:
Calci, Phospho: Xương yếu, vẹo xương ở gà con, vỏ trứng mỏng, giảm khả năng ấp nở.
Magne: Co giật, chết đột ngột.
Mangan: Có dấu hiệu thần kinh, chân run, đứng không vững, giảm khả năng ấp nở.
Sắt, đồng: Thiếu máu.
Kẽm: Lông xơ xác, còi cọc.
Selenium: Tích nước dưới da.
Vitamin A : Giảm sản lượng trứng, lòng đỏ nhạt, tăng trọng kém.
Vitamin D3: Vỏ trứng mỏng, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, vẹo xương, chậm lớn.
Vitamin E: Sưng khớp, quay cuồng.
Vitamin K: Máu chậm đông, xuất huyết trong cơ.
Vitamin B1: Giảm tính thèm ăn, viêm đa dây thần kinh.
Vitamin B2: Ngón chân bị cong, viêm da, chậm lớn, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
Vitamin B5: Viêm da nhẹ, đóng vảy cứng ở mỏ và chân.
Vitamin PP: Sưng khớp, tiêu chảy, viêm lưỡi và xoang miệng.
Vitamin B6 (Pyridoxine): Giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
Vitamin B12: Thiếu máu, chậm lớn, chết phôi.
Vitamin H: Viêm da ở chân, quanh mỏ, quanh mắt
3. BỆNH TÍCH
Không có bệnh tích điển hình, chỉ thấy xác gầy ốm.
4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
Thực hiện theo quy trình chăn nuôi hợp lý về dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng và phòng các bệnh do vi trùng, viru, cầu trùng, ký sinh trùng........
Khẩu phần thức ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng loại gà và từng lứa tuổi.
Các nguyên liệu để phối hợp khẩu phần ăn phải tốt không nấm mốc, không quá cũ.
Các nguyên tố vi lượng và vitamin các loại khi bổ sung vào thức ăn phải còn tốt, không được trộn chung và pha chung với các chất làm mất tác dụng của thuốc.
Lưu ý: Những đặc tính của vitamin khi trộn và pha chế vào thức ăn.
Vitamin A và vitamin D: Bị phá huỷ bởi tác nhân oxy hoá như các kim loại sắt, đồng. Nó được hoạt hoá bởi ánh sáng tím, để thời gian dài ở nhiệt độ cao và bị thuỷ phân ở pH axit. Nó phải được bảo vệ bởi các chất chống oxy hoá và được bao bọc bởi chất Gelatin và đường.
Vitamin B1: Bền vững ở pH thấp và giảm tác dụng khi tăng pH kiềm. Vitamin B1 bị phân huỷ bởi tác nhân oxy hoá trong môi trường kiềm hoặc trung tính.
Vitamin B2: Bị phá huỷ bởi ánh sáng và trong dung dịch kiềm, nhất là những chất có tính khử mạnh.
Vitamin B6: Bị phá huỷ bởi ánh sáng và trong các dung dịch pha loãng. Chỉ bền trong dung dịch axit và dạng khô.
Vitamin B12: Bị phá huỷ bởi các tác nhân gây oxy hoá khử. Bị mất tác dụng do ánh sáng, vitamin C và Nicotinamid. Bền vững trong dung dịch axit yếu và kiềm. Bền vững cả trong dung dịch nước muối 9%.
Vitamin C: Bền vững trong điều kiện không khí khô. Bị phá huỷ bởi bức xạ, chất oxy hoá trong dung dịch và trong điều kiện ẩm độ. Nó bị phân ly bởi các ion kim loại như Fe, Cu.
Vitamin E: Bởi phá huỷ bởi oxy không khí và đặc biệt trong môi trường kiềm. Nó bền vững ở dạng este hay acetat.
Vitamin K: Không bền vững trong môi trường kiềm và ánh sáng mặt trời.
Axit Folic: Không bền vững trong dung dịch axít và ánh sáng mặt trời. Cũng không bền vững trong premix và thức ăn có chứa Choline chloric và khoáng vi lượng.
Vitamin B5: Không bền vững trong dung dịch axit và kiềm.
Lưu ý: ENDOX chất chống oxy hoá dùng để trộn vào thức ăn gia súc gia cần hay premix các loại theo tỷ lệ 250-500g/tấn.
Có thể sử dụng 1 số hoạt chất để cải thiện tình hình ăn uống cũng như sức khỏe đàn gà như sau: Cần phải kích thích ăn uống cho đàn gà bằng PRODUCTIVE ACID SE pha 0.2-2ml/lit nước uống
Sau đó có thể bổ sung thêm PRODUCTIVE FORTE để kích thích tăng trọng cho đàn vật nuôi
BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá trình của bệnh xảy ra trong những tế bào gan gây thoái hoá mỡ hay xuất huyết màng gan.
Các đợt bùng phát FLHS thường liên quan đến thời tiết nóng và thời kỳ đẻ trứng nhiều. Những con gà mái trong đàn bị thừa cân (trung bình từ 20% trở lên) và sản lượng trứng giảm đột ngột. Những con gia cầm được phát hiện đã chết đột ngột, da đầu nhợt nhạt. Trong ổ bụng phát hiện cục máu đông lớn. Tỷ lệ chết không cao từ 2-10%.
1. Động vật cảm thụ
Chỉ thấy gà trưởng thành, gà đẻ nuôi chuồng, gà thả đất bị nhiễm bệnh nặng.
2. Nguyên nhân
Do nhiễm trùng và độc tố của vi trùng làm rối loạn trao đổi chất, rối loạn men tiêu hoá và nội tiết tố gây rối loạn dinh dưỡng, làm biến đổi tế bào gan. Từ đó gan tích mỡ, thoái hoá và phì to.
Do thức ăn có độc tố nấm làm cho xuất huyết gan sau đó gây tích mỡ, ung thư và phì gan.
Thức ăn có nhiều chất béo( bánh dầu, dầu cá) làm cho tích mỡ gan và phì gan.
Thức ăn nhiều chất xơ kích thích niêm mạc tá tràng làm tắc ống tiết mật từ gan sưng mật, viêm gan.
Thức ăn có nhiều muối làm gan bị tổn thương.
3. Triệu chứng
Gà phát triển bình thường ít biến động, có thể thừa cân. Sau đó giảm đẻ và chết đột ngột sau một yếu tố gây stress như thời tiết nóng, vận chuyển xa......
4. Bệnh tích
Gà khoẻ mạnh trong đàn và gà bệnh chết mổ ra đều thấy:
Gan to, bở, màu vàng đồng nhất và dễ dàng vỡ khi ấn nhẹ.
Trong các xoang của cơ thể có nhiều mỡ.
Trong tổ chức gan thấy xuất huyết, đôi khi tụ thành cục dưới màng gan.
5. Chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích trên.
Tìm hiểu mối liên quan giữa thức ăn có nghi độc tố nấm hay độc tố vi trùng hay mỡ cao.
6. Phòng và trị bệnh
Khẩu phần ăn phải cân bằng dinh dưỡng, tránh chất béo quá nhiều gây phì gan.
Loại bỏ thức ăn có nấm mốc hoặc nguyên liệu pha trộn đã bị nấm mốc: sử dụng bổ gan thận: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER với liều 1ml/1-2 lít nước để giải độc gan
Không thể nhận ra bệnh khi gia cầm còn đang sống vì vậy việc trị bệnh không thực hiện được. Chỉ khi thấy gà quá mập nên điều chỉnh khẩu phần ăn giảm protein thô mà tăng Choline và Inostol vào thức ăn.
BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ
Bệnh sưng gan và thận thường xảy ra ở gà con từ 10 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi với những đặc điểm nổi bật như co giật, chết sau khi gặp stress: các đợt lạnh, đói, nóng hoặc vận chuyển xa.
Bệnh thường gặp ở các vùng nuôi gà thịt gia đình do pha trộn thức ăn không đúng khẩu phần quy định gây thiếu chất Biotin. Tỷ lệ chết từ 2-10%.
1.ĐỘNG VẬT CẢM THỤ
Gà con mẫn cảm hơn gà lớn. Đặc biệt gà con nuôi thịt được sinh ra từ những đàn gà mái giống đã nuôi khẩu phần ăn thiếu Biotin thì khả năng mẫn cảm bệnh càng tăng trong điều kiện có những yếu tố stress như lạnh, nóng hoặc đói.........
2. NGUYÊN NHÂN
Do khẩu phần thức ăn thiếu Biotin kéo dài.
Do thức ăn và nguyên liệu thức ăn để quá cũ, bảo quản không tốt nên chất lượng giảm. Những nguyên liệu cung cấp sinh tố như cám, bắp, bánh dầu để lâu làm vitamin A bị hư hỏng và Biotin bị phân huỷ. Thiếu Biotin tức là thiếu nguyên liệu tổng hợp axit aspartic, lactic và pyruvic- các chất tham gia vào quá trình phân hủy và hấp thu chất dinh dưỡng, giảm khả năng trao đổi oxy, tăng sự tích tụ các chất độc trong cơ thể. Thiếu Biotin làm cho da và niêm mạc khô trắng, có vẩy và thiếu oxy huyết. Các chất độc trong thức ăn không được máu vận chuyển đi nên tích lại ở gan và thận gây sưng to và thoái hóa.
3. TRIỆU CHỨNG
Gà bệnh vẫn phát triển, chỉ có một vài biểu hiện suy giảm sức khoẻ vài giờ trước khi co giật chết. Chết thường xuất hiện sau những yếu tố gây stress trầm trọng như lạnh, đói và quá nóng. Khi thực nghiệm có tới 25% chết sau 4-5 ngày. Nhìn chung tỷ lệ bệnh thấp. Bệnh chỉ xảy ra trong giai đoạn 10 ngày tuổi và tỷ lệ chết thay đổi từ 2-10% phụ thuộc vào mức độ thiếu biotin và khoảng thời gian thiếu kéo dài bao lâu.
4. BỆNH TÍCH
Dưới da ở vùng dưới cổ và xung quanh khớp mắt cá chân có màu hồng
Phía dưới lông gà thấy da khô, vẩy trắng
Gan sưng màu vàng nhạt và bở.
Màng bao tim chứa dịch trong với khối lượng nhiều.
Thận sưng có màu nhợt nhạt.
Đường tiêu hoá căng có chứa dịch màu hơi đen và có thể lan tới diều.
5. CHẨN ĐOÁN
Triệu chứng và bệnh tích mổ khám thường giúp cho chẩn đoán trong giai đoạn đầu.
Xét nghiệm vi khuẩn học và tổ chức học để loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
6. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
a. Phòng bệnh
Loại trừ các yếu tố gây stress như lạnh,đói, và nóng....
Duy trì mức độ Biotin đầy đủ trong thức ăn bổ sung cho tất cả gà và bầy gà giống.
Thức ăn được tổng hợp từ nguyên liệu mới, chất lượng tốt không hư hỏng.
Thường xuyên sử dụng bổ gan thận: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER với liều 1ml/1-2 lít nước
b. Trị bệnh
Vì bệnh xảy ra trong thời gian rất ngắn, do vậy những gà bị bệnh không kịp điều trị mà chỉ điều trị những con còn lại trong đàn.
Trước tiên phải loại trừ các yếu tố gây stress như nóng lạnh, đói........
Bổ sung vào nước uống hàng ngày một lượng Biotin và Choline
Trong thực tế nếu không có dạng nguyên chất Biotin và Choline thì ta có thể sử dụng một số Premix vitamin có chứa 2 thành phần trên như
PRODUCTIVE FORTE liều 1ml/ 1 lít nước
AMILYTE liều 1g/2-3 lít nước
SORAMIN liều 1ml/1 lít nước.
BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung dịch thường ở nồng độ 36-40%. Màu trong suốt và vị rất cay. Tan trong nước, vì vậy thuốc dùng để sát trùng chuồng trại, lò ấp. Thuốc dễ gây kích ứng với da và niêm mạc nên khi xử lý chuồng trại hay gây ngộ độc cho gà.
1. Triệu chứng
Gà khó thở và thở hổn hển.
Mắt bị viêm kết mạc và loét giác mạc nên bị chảy nước mắt, kéo màng trắng.
2. Bệnh tích
Sung huyết đường hô hấp từ niêm mạc mũi vào tới khí quản.
Đường tiêu hoá cũng bị viêm, từ phần thực quản tới diều.
3. Biện pháp xử lý
Những lò ấp khi xử lý formon xong phải hết hơi mới đưa trứng vào ấp.
Khi xử lý chuồng nuôi phải nhốt riêng gà ra nơi khác. Không được phun vào gà.
Khi gà bị nhiễm độc, mà trong chuồng nuôi hay lò ấp còn hơi formon thì phải dùng hơi amoniac trung hoà.
BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO
Lượng khí CO được sinh ra do đốt đèn dầu trong quá trình sưởi úm cho gà. Nếu lượng khí CO nhiều vượt quá nồng độ 40ppm/m3 sẽ làm cho gà trúng độc và chết.
1. Nguyên nhân
Do dùng đèn dầu sưởi úm để bốc khói quá nhiều. Trong khi đó lại che đậy xung quanh và trên nóc chuồng úm quá kín, không có khe hở hoặc lỗ thông hơi ra bên ngoài.
2. Triệu chứng và bệnh tích
Gà con thờ thẫn, loạng choạng sau đó co giật và chết.
Mổ khám thấy phổi đỏ.
3. Biện pháp phòng bệnh
Khi dùng đèn dầu để sưởi úm cho gà ta nên dùng đèn có ngọn lửa vừa phải, ít khói và không được che đậy phía trên chuồng úm quá kín. Phải để nhiều khe hở cho không khí lưu thông và khí CO thoát ra ngoài.
BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3
Khí NH3 được sinh ra từ chất thải của gà. Nếu chất thải tích tụ quá nhiều trong nền chuồng làm cho gà hít phải liên tục trong một thời gian dài sẽ gây trúng độc và chết, nhất là gà con. Gà lớn tuy ít chết hơn nhưng sức khoẻ giảm làm cho các bệnh khác kế phát như CRD, tụ huyết trùng........
1. Nguyên nhân
Do nền chuồng nuôi đất hoặc nuôi sàn để lượng phân chất đống nhiều không được thu dọn, nên lượng khí NH3 tích tụ vượt quá hàm lượng quy định.
Do chuồng nuôi che đậy quá kín, không có chỗ thoát khí nên lượng khí NH3 sản sinh ra không bay hơi được tích tụ lại trong chuồng cũng gây độc cho gà.
2. Triệu chứng và bệnh tích
Khí NH3 nhiễm qua đường hô hấp và qua niêm mạc mắt của gà làm cho cơ thể gà bị nhiễm độc mệt mỏi, gầy còm, mắt bị sưng phù, chảy nước mắt.
Khi vạch ra thấy kết mạc mắt bị viâm và giác mạc bị loét.
3. Phòng bệnh
Thiết kế chuồng phải thoáng khí, có độ thông giá thường xuyên.
Phân gà phải dọn định kỳ, không để tích nhiều trên nền chuồng dù nuôi sàn hay nuôi thả.
Chuồng nuôi sàn phải cao ráo, thoáng mát.
BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)
Selen là một trong những nguyên tố khoáng vi lượng cần thiết cho gà để kích thích tăng trưởng. Vì nó tham gia vào một số men như Glutathion peroxydaza. Khi dùng quá hàm lượng quy định gà sẽ bị ngộ độc.
1. Triệu chứng
Ở gà con tăng trọng giảm.
Ở gà mái trứng đẻ ra bị vỡ. Hoặc đem ấp tỷ lệ nở thấp và thai thường chết từ ngày thư 18-19( thai không mổ vỏ để chui ra ngoài được).
2. Bệnh tích
Phôi chết thấy đầu, cổ bị phù. Không có mắt hoặc chỉ có một mắt, mỏ vẹt mỏng.
Ở gà con và gà thịt bệnh tích không rõ.
3. Biện pháp
Ngừa bổ sung Se hoặc premix có Se trong vòng 5-7 ngày thì gà lại phát triển bình thường và thai không chết.
BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI
Muối là một trong những thành phần được bổ sung vào thức ăn cho gà. Khi lượng muối vượt quá định mức quy định sẽ làm cho gà trúng độc.
1. Triệu chứng
Đột nhiên gà uống nước nhiều, ăn kém, cơ thể suy nhược. Gà tập trung nhiều quanh máng nước.
Sau 3-4 ngày nhiễm độc, thấy gà biểu hiện triệu chứng thần kinh và bụng gà chứa đầy nước, thở khó.
2. Bệnh tích
Xác gà xơ xác, phù dưới da.
Xoang bụng, xoang ngực cũng như ngoại tâm mạc chứa dịch trong, nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ trúng độc cao hay thấp.
Đường tiêu hoá chứa một ít hoặc không chứa thức ăn.
3. Biện pháp
Thay đổi ngay thức ăn trên. Hoặc bổ sung vào thức ăn trên các chất tinh bột và đạm nhưng không bổ sung muối.
BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN
Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi tuỳ thuộc vào độc tố và thời gian(dài hay ngắn) mà gia cầm ăn phải thức ăn có độc tố. Sự nhiễm Aflatoxin được biểu hiện qua các triệu chứng:
Gia cầm non chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi khập khiễng, co giật và da tím tái.
Phân tiêu chảy đôi khi nhiễm máu( do nhiễm độc tố nặng làm xuất huyết ruột). Bệnh nhiễm độc kéo dài thấy phân xanh và thức ăn sống( còn nguyên tấm, ngô).
Gia cầm đẻ giảm tỷ lệ trứng và có nhiều điểm máu ở trong trứng. Xác gầy ốm.
Khả năng mẫn cảm với các bệnh khác tăng do sự suy giảm hệ thống miễn dịch và suy giảm khả năng hấp thu các vitamin.
BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON
1. Triệu chứng
Khi dùng Furazolidon phòng trị bệnh cầu trùng quá liều hay kéo dài làm cho gà trúng độc biểu hiện bằng những triệu chứng như:
Sức khoẻ giảm, xù lông, ăn giảm.
Biểu hiện thần kinh kêu to, co giật, chạy, bay lung tung. Sau đó mê man và chết trong vòng 2-3 ngày.
Nếu dùng phối hợp với Zoalene, thuốc trị cầu trùng thì độc tính Furazolidon càng tăng cao.
Ở gà đẻ nếu dùng kéo dài quá 5 ngày thấy tỷ lệ đẻ giảm, sau đó ngưng đẻ.
2. Bệnh tích
Ở gà con và gà thịt không thấy biểu hiện rõ ràng bệnh tích.
Ở gà đẻ thấy ống dẫn trứng và buồng trứng teo nhỏ.
3. Biện pháp giải quyết
Ngừng dùng Furazolidon và đổi thuốc khác có độc tính ít.
Bổ sung PRODUCTIVE AD3E vào thức ăn để cung cấp vitamin ADE khi dùng Furazolidon để phục hồi chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng và đường tiêu hoá không bị co teo lại.