Dinh Dưỡng

GIỮ CHO HEO CON CỦA BẠN LUÔN ĐỦ NƯỚC!

Được uống nước đủ là rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất của tất cả các sinh vật sống. Tương tự như vậy, heo con sơ sinh cần được cung cấp nước mọi lúc để phát triển nhanh và khỏe mạnh. Tuy nhiên, do tốc độ trao đổi chất của heo con rất nhanh và trọng lượng cơ thể thấp nên rất dễ bị mất nước. Bù nước bằng đường uống giúp tăng tốc độ phục hồi và giảm tỷ lệ tử vong ở heo con bị bệnh Trung bình cơ thể heo sơ sinh tỷ lệ nước trong cơ thể là 80%, heo 100kg có tỷ lệ nước trong cơ thể là 50% 1. Dấu hiệu heo con bị mất nước Heo bị mất nước có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu sau: Heo con gầy trơ xương sườn, xương sống, xương mông Con vật đi tiểu và đại tiện ít hơn bình thường. Mũi rất khô, ráp. Đôi mắt trũng sâu. Lông xù. Beo da: Nếu nếp gấp vẫn nâng lên trong hơn vài giây, heo bị mất nước. Trong trường hợp nghiêm trọng, con vật không thể đứng vững. 2. Nguyên nhân chính gây mất nước ở heo con Vi rút và vi khuẩn là nguyên nhân chính gây mất nước trong thời kỳ heo sơ sinh, đặc biệt là khi chúng đi kèm với nôn mửa. Căng thẳng do cai sữa là nguyên nhân quan trọng thứ hai gây mất nướ Ngay sau khi cai sữa, lượng nước và thức ăn ăn vào đều thấp. Trong thời kỳ ít uống nước, nếu heo con bị tiêu chảy bùng phát, dễ xuất hiện tình trạng mất nước. Ngay cả khi những tác động tiêu cực của stress nhiệt  rõ rệt hơn ở heo nặng hơn (heo nái, heo thịt và heo xuất chuồng), thì heo cai sữa cũng có thể bị ảnh hưởng. Khi heo bị stress nhiệt, nó uống gấp sáu lần so với bình thường, nhưng nó cũng tạo ra một lượng lớn nước tiểu và lượng thức ăn tiêu thụ của nó giảm. Tiêu chảy thường xuyên xuất hiện. Có sự mất mát lớn chất điện giải qua nước tiểu và phân, có thể dẫn đến mất nước. 3. Nguyên tắc của việc cung cấp nước qua đường uống Trong quá trình tiêu hóa, nước và natri được tiết vào phần trên của ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn. Gần như toàn bộ chất bài tiết này sau đó được tái hấp thu ở phần dưới của ruột để giữ cho nồng độ natri trong cơ thể không đổi. Khi bị tiêu chảy, dịch tiết giàu natri trong ruột bị mất đi trước khi chúng có thể được tái hấp thu, dẫn đến mất cân bằng điện giải và mất nước. Cơ sở sinh lý của liệu pháp bù nước bằng đường uống là natri cần glucose để được hấp thụ vào máu. Nếu không có glucose, động vật không thể sử dụng các sản phẩm dựa trên chất điện giải để chống mất nước. Do đó , dung dịch bù nước đường uống tốt nhất có chứa glucose, chất điện giải, chất thúc đẩy quá trình hấp thu chất điện giải trong ruột và hợp chất kiềm hóa để bù đắp tình trạng nhiễm toan thường đi kèm với tiêu chảy. Một sản phẩm tốt cũng phải có độ thẩm thấu tương tự hoặc thấp hơn huyết tương. 4. Tăng tốc phục hồi bằng cách bù nước bằng đường uống Sản phẩm bù nước đường uống rất hữu ích trong trường hợp mất nước nhẹ và trung bình do tiêu chảy, cai sữa hoặc stress nhiệt, giúp tăng tốc độ phục hồi và giảm tỷ lệ tử vong.  Nên cho heo uống đến khi heo không còn các triệu chứng của bệnh. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mất nước bằng đường uống có thể không đủ và cần được kết hợp với các cách bù nước khác, thường không thực tế trong trang trại (tiêm xoang bụng; bằng ống thông dạ dày; dùng đường trực tràng – với điều kiện không bị tiêu chảy). Có thể lựa chọn một số sản phẩm sau khi heo con mất nước: ORESOL liều 1ml/1lit nước VITROLYTE: giải nhiệt, chóng mất nước, bù điện giải liều pha 2-3g/1 lít nước HYDROMAX: pha tỉ lệ 3% dung dịch nước uống, liệu trình từ 1-7 ngày ; phục hồi cân bằng nước và điện giải, tỉ lệ 1,5% dung dịch trong nước, cho uống hằng ngày Sau đó có thể bổ sung thêm PRODUCTIVE FORTE để kích thích tăng trọng cho đàn vật nuôi

ĐIỀU CHỈNH TRỌNG LƯỢNG GÀ ĐẺ

Tầm quan trọng của việc điều chỉnh trọng lượng gà đẻ: mục đích của việc nuôi dưỡng gà đẻ là sản xuất thật nhiều trứng. Ngoài yếu tố di truyền thì các yếu tố như dinh dưỡng, môi trường nuôi dưỡng… cũng sẽ ảnh hưởng tới năng suất trứng. Chương trình cho ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số trứng đẻ, tỷ lệ đẻ, kích thước trứng. Nếu trọng lượng gà thấp hơn trọng lượng tiêu chuẩn thì tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng và FCR cám sẽ bị ảnh hưởng. Nếu trọng lượng gà cao hơn thì lượng mỡ cơ thể sẽ tích tụ thì tỷ lệ đẻ sẽ giảm, FCR cám cao. Cần tham khảo trọng lượng tiêu chuẩn từng giai đoạn phù hợp với giống gà trại nuôi. Thời điểm cân trọng lượng: bắt đầu cân khoảng 4 tuần tuổi, sau đó cân lại với khoảng cách từ 2-4 tuần. Đặc biệt là những thời điểm đổi cám nhất định cần phải cân trọng lượng. Nên cân trọng lượng trong cùng một ngày. Cố định ở thời gian cách xa thời điểm gà ăn hoặc uống nước (sáng sớm hoặc chiều muộn). Nếu trại cho ăn giới hạn, thì nên cân gà vào ngày không cho ăn. Khi cân cần đảm bảo cân ít nhất 10% tổng đàn gà. Khi lựa lồng gà cân thì cần lựa 1/3 lồng ở phía trước, 1/3 lồng giữa, 1/3 lồng cuối. Khi cân cần chú ý không gây chèn chết, gãy cánh hoặc chân gà. Ngoài trọng lượng thì độ đồng đều của gà cũng rất quan trọng. Đàn gà có độ đồng đều tốt thì phải có trên 80% số gà đạt mức trọng lượng tiêu chuẩn ±10%. Ví dụ ở đàn gà 2000 con trọng lượng tiêu chuẩn 1000g. Thì sẽ cân 200 con, trong đó phải có ít nhất 160 con (200 con x 80%) đạt trọng lượng từ 900- 1.100 g. Đàn gà có độ đồng đều cao thì chúng sẽ rút ngắn được thời gian từ khi rớt trứng đến khi đẻ đạt đỉnh, số lượng trứng đẻ ra sẽ tăng. Những nguyên nhân khiến gà không đạt trọng lượng: Thời gian nuôi hậu bị bị nhiễm bệnh. Tuần tuổi gà không đồng đều Nuôi với mật độ cao Thiếu núm uống và máng ăn Stress do nhiệt độ cao hoặc thấp Thời gian chiếu đèn và độ sáng không phù hợp. Quản lý thời điểm hậu bị không tốt. Trường hợp gà có trọng lượng nhỏ: trước khi điều chỉnh trọng lượng ta cần tìm nguyên nhân tại sao gà nhỏ. Sau khi nắm bắt và khắc phục được những nguyên nhân này thì ta có thể điều chỉnh loại cám và lượng cám cho ăn. Trường hợp gà có cân nặng hơn tiêu chuẩn thì ta cho ăn hạn chế lại: cho ăn cách nhật, giảm lượng cám cho ăn, cho ăn ở khoảng thời gian nhất định. Nguồn: Poultry.or.kr

LÀM SAO ĐỂ TĂNG VITAMIN D TRONG TRỨNG GÀ ?

Có rất nhiều người bị thiếu hụt vitamin D. Điều này có thể gây loãng xương và làm tăng nguy cơ bệnh hô hấp. Trứng gà là một nguồn vitamin D tự nhiên, có thể dùng để bù đắp phần nào cho sự thiếu hụt của vitamin này. Một nhóm các nhà dinh dưỡng và các nhà khoa học nông nghiệp tại Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg (MLU) đã tìm ra một phương pháp mới để tăng thêm hàm lượng vitamin D của trứng: bằng cách cho gà tiếp xúc với tia UV. Như bài viết của nhóm nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Gia cầm, phương pháp này có thể được áp dụng vào thực tế ngay lập tức. Vitamin D đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể con người. Trong những tháng hè, mọi người có thể tự đáp ứng khoảng 90% nhu cầu vitamin D hàng ngày của mình vì vitamin này hình thành tự nhiên trong da thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời – chứa các dải ánh sáng đặc biệt trong quang phổ UV. Phần vitamin D còn lại được hấp thu thông qua thực phẩm, chẳng hạn như cá giàu chất béo hoặc trứng gà. “Tuy nhiên, nhiều người không nhận được đầy đủ vitamin D do lối sống. Vấn đề còn gia tăng hơn nữa trong những tháng mùa đông khi thiếu ánh nắng mặt trời”, Tiến sĩ dinh dưỡng Julia Kühn từ MLU giải thích. Do đó, các nhà nghiên cứu đang tìm cách tăng lượng vitamin D trong thực phẩm nói chung, trứng nói riêng. Kühn nói: “Ý tưởng là chúng ta sẽ kích thích sự sản xuất vitamin D tự nhiên của gà. Sử dụng đèn UV trong chuồng gà đẻ sẽ làm tăng hàm lượng vitamin D của trứng”. Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã có thể chứng minh sự thành công cơ bản của phương pháp này khi họ chiếu lên chân của những con gà bằng tia UV. “Tuy nhiên, các thí nghiệm luôn được tiến hành trong điều kiện lý tưởng. Chỉ có một con gà trên mỗi đèn. Trong các trang trại gà, mật độ thả cao hơn nhiều so với trong thí nghiệm”, Kühn tiếp tục. Nghiên cứu mới nhằm kiểm tra tính khả thi thực tế của phương pháp và do đó được tiến hành trên hai trang trại gà. Việc so sánh được thực hiện giữa hai giống gà khác nhau, các loại đèn và thời lượng tiếp xúc ánh sáng khác nhau mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu không chỉ phân tích hàm lượng vitamin D của trứng mới đẻ trong thời gian thử nghiệm, họ còn đánh giá tác động của việc bổ sung ánh sáng lên vật nuôi. Giáo sư Eberhard von Borell, một chuyên gia về chăn nuôi tại MLU giải thích: “Con người không thể nhìn thấy tia UV, nhưng gà thì có thể. Do đó, chế độ ánh sáng là một khía cạnh quan trọng trong chăn nuôi gà vì ánh sáng ảnh hưởng đến hành vi và hoạt động đẻ trứng”. Nhóm làm việc của ông đã phân tích hành vi của động vật bằng cách sử dụng các bản ghi video. Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra bộ lông của gà để tìm vết thương do mổ lẫn nhau nhằm đánh giá tiềm năng hoạt động và hành vi gây hấn của chúng. Ý tưởng của nhóm nghiên cứu đã có hiệu quả: Chỉ sau ba tuần tiếp xúc với tia UV trong 6 giờ mỗi ngày, hàm lượng vitamin D của trứng đã tăng gấp 3 đến 4 lần. Giá trị này không tăng thêm nữa trong những tuần tiếp theo. Ngoài ra, ánh sáng tia cực tím bổ sung không gây ra bất kỳ vấn đề rõ ràng nào cho gà mái. Chúng không lẩn tránh khu vực xung quanh nơi lắp đặt đèn, chúng cũng không có hành vi bất thường. Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng phương pháp của họ cũng có hiệu quả trong điều kiện thực tế và điều này có thể là một bước quan trọng trong việc cung cấp vitamin D cho người dân. Nguồn: channuoigiacam.com

TẦM QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG VỎ TRỨNG 

Tỉ lệ ấp nở thấp đẫn đến thiệt hại đáng kể cho lợi nhuận và doanh thu đối với một cơ sở chăn nuôi gà giống hướng thịt. Chất lượng vỏ trứng kém và trứng bị ô nhiễm mầm bệnh thường là những yếu tố góp phần vào vấn đề này. Vì vậy, việc hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng và phương pháp cải thiện hiệu quả số lượng trứng có thể ấp nở và giảm thiểu số lượng gà con bị chết do chất lượng vỏ trứng thấp là rất quan trọng. Vỏ trứng: Chúng ta biết gì về nó? Vỏ trứng bảo vệ và hỗ trợ cho các cấu trúc mềm bên trong. Vỏ trứng có tính bán thấm đối với không khí và nước và giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 94-95% vật chất khô của vỏ trứng là canxi carbon (CaCO3 ) và nặng khoảng 5.5-6.0 g (0.19-0.21 oz) (Mongin, 1978). Vỏ trứng chất lượng tốt của gà giống hướng thịt có đến 2-2,2 g (0,07-0,08 oz) canxi dưới dạng tinh thể CaCO3 . Một vỏ trứng thông thường chứa khoảng 0,3% phốt-pho; 0,3% magiê và lượng vết của natri, kali, kẽm, mangan, sắt và đồng. Phần còn lại của vỏ trứng tạo thành từ chất nền hữu cơ có các cấu trúc liên kết canxi và sự sắp xếp của vật chất này trong quá trình tổng hợp vỏ trứng đóng vai trò tiên quyết đối với sức bền của vỏ trứng. Sức bền vỏ trứng còn bị ảnh hưởng bởi khối lượng vỏ, liên quan đến kích thước, hình dáng và độ dày của quả trứng. Lớp biểu bì Phần ngoài cùng của vỏ trúng là lớp biểu bì (Hình 1). Lớp biểu bì là một lớp màng bao bọc mỏng, không vôi hóa, không thấm nước cấu tạo chủ yếu từ glycoprotein. Nó làm cho vỏ không thấm nước và bịt kín các lỗ trên vỏ để ngăn bụi và vi khuẩn, nhưng đóng vai trò điều chỉnh độ ẩm và trao đổi khí trong quá trình ấp và ngăn ngừa việc phôi bị mất ẩm. Khi trứng được đẻ ra, lớp biểu bì chưa hoàn toàn ổn định; nó dường như bị ẩm trong 2-3 phút khi quan sát dưới kính hiển vi, và sẽ có bề ngoài xốp, có nhiều lỗ hở. Sau đó, nó sẽ cứng lại, tạo thành một bề mặt mịn hơn. Cho đến khi lớp biểu bì hoàn thiện, nó sẽ không bảo vệ các lỗ khí trên vỏ trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Nếu trứng được đặt trên bề mặt bẩn, vi khuẩn gần như chắc chắn sẽ xâm nhập vào vỏ trứng và gây ô nhiễm thành phần bên trong trứng và tác động tiêu cực đến sự phát triển của phôi. Trứng nứt vỡ Rõ ràng là khi có một ngoại lực tác động vượt quá mức chịu lực, trứng sẽ bị vỡ. Trứng có thể bị vỡ hoàn toàn (khi cả vỏ trứng và màng vỏ bị vỡ) hoặc bị nứt (khi phần vỏ bị nứt và phần màng vẫn còn liên kết). Những quả trứng bị nứt bề hoàn toàn không thể sử dụng để ấp nở, vì có nguy cơ cao phôi bị mất độ ẩm nghiêm trọng và nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, những quả trứng nứt nhẹ thường ít bị phát hiện bằng mắt thường, và có thể bị vô tình đem ấp. Ngoài ra còn có các vấn đề về chất lượng bên ngoài trứng liên quan đến các khiếm khuyết khác của vỏ mà không nhất thiết gây ra vỡ trứng. Chúng bao gồm vỏ xù xì , trứng dị hình, có rãnh hay gờ vòng xung quanh trứng , trứng không có vỏ và trứng đẻ rơi trên nền bẩn. Những điều này thường ít xảy ra so với những vấn đề liên quan đến độ bền của vỏ, tuy nhiên, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bẩn hoặc làm giảm khả năng ấp nở. Các vấn đề với chất lượng vỏ trứng thấp. Barnett và cộng sự, (2004) đã tiến hành nghiên cứu để xác định xem gà con từ trứng có vết nứt nhỏ có nở và phát triển bình thường hay không so với những con có vỏ không bị hư hại. Họ phát hiện ra rằng trứng có vết nứt nhỏ dẫn đến tỷ lệ nở của trứng đã thụ tinh kém hơn đáng kể, giảm trọng lượng trứng nhiều hơn và tỷ lệ chết phôi cao hơn. Trong một nghiên cứu khác sử dụng trọng lượng riêng như một yếu tố quyết định độ dày của vỏ trứng, Roque và Soares (1994), đã phát hiện ra rằng trứng có vỏ dày (trọng lượng riêng 1.080) cho thấy khả năng nở cao và tỷ lệ chết phôi ở thời điểm giữa và cuối giai đoạn ấp trứng thấp hơn. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng? Các yếu tố dinh dưỡng /không dinh dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng của gà giống hướng thịt bao gồm: Khoảng thời gian trứng nằm ở tuyến tạo vỏ trong quá trình hình thành vỏ. Lượng canxi trữ trong tuyến tạo vỏ. Thời gian trứng được đẻ ra trong ngày Tuổi của gà mái, độ dày giảm xuống khi độ tuổi gà mái và kích thước quả trứng tăng lên. Các mầm bệnh truyền nhiễm và yếu tố ô nhiễm (viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh Niu Cát-xơn, Mycoplasma, hội chứng giảm đẻ, độc tố nấm mốc T-2 và HT-2; kháng sinh nhóm sulphonamide, chất diệt sâu bọ clo hữu cơ). Suy giảm/Dư thừa dinh dưỡng Uống nước muối Thời gian cho ăn Những yếu tố khác – giống gà, mô hình chuồng trại-chăn nuôi, môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, lượng và chất lượng nước), stress, thực hành quản lý (bao gồm độ đồng đều của đàn gà và thao tác thu gom trứng). Theo thepoultrysite

BỆNH GOUT

Bệnh gout trên gà chia làm hai loại: Gout nội tạng và bệnh gout khớp. Bệnh gút nội tạng được biểu hiện bằng sự lắng đọng urat trong ống thận và các lớp thanh mạc của tim, gan, mạc treo, túi khí hoặc phúc mạc. Các chất lắng đọng urat trông giống như một lớp bụi phấn trắng. Urat lắng đọng nội tạng nói chung là do suy thận. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này có thể là tắc nghẽn niệu quản, tổn thương thận hoặc mất nước. Bệnh gout khớp được đặc trưng bởi sự lắng đọng urat quanh khớp (tophi), đặc biệt là xung quanh các khớp ngón chân và bàn chân. Các khớp được mở rộng và ngón chân - dị dạng. 1. NGUYÊN NHÂN Chế độ ăn thừa đạm đặc biệt là đạm động vật như bột thịt. Thiếu vitamin A. Bệnh thận và độc tố của nấm. Dư thừa canxi >3% , dư thừa vitamin D3 Độc tính Natri Bicacbonat 2. TRIỆU CHỨNG Các khớp được mở rộng và ngón chân - dị dạng. chân sưng. Ngoài ra không có dấu hiệu lâm sàng nào. Tỷ lệ tử vong có thể tăng và tồn tại khoảng 2-4% hàng tháng trong thời kỳ sản xuất. Tỷ lệ chết toàn đàn bị ảnh hưởng nặng nề có thể lên tới 50%. 3. BỆNH TÍCH Thận sưng to, có đốm hoặc màu nâu, niệu quản căng do tích tụ chất màu trắng dính. Sự lắng đọng chất trắng như phấn trên màng tế bào và các cơ quan khác nhau của cơ thể. Sau khi mở các khớp bị ảnh hưởng, mô quanh khớp có màu trắng. Cũng có thể nhìn thấy một chất bán lỏng màu trắng, do cặn urat. Trường hợp mãn tính, có thể quan sát thấy kết tủa urat ở khí quản, mào, tích, vv 4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Phòng bệnh Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh gout trên gia cầm Tăng lượng nước cho gà uống và bổ sung thêm vitamin A. 4% rỉ đường và thuốc lợi tiểu trong nước uống Sử dụng các loại acid hữu cơ như: PRODUCTIVE ACID SE  pha 1-2ml/ 1 lit nước uống giúp acid hóa nước tiểu ngăn chặn không cho tích tụ urat trong thận thêm, ngoài ra còn giúp kích thích gà uống nhiều nước hơn Cung cấp thức ăn cân bằng cho gia cầm Bổ sung các loại vitamin cho gà: PRODUCTIVE AD3E thành phần gồm vitamin A, D3, E liều với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày AMILYTE thành phần gồm: vitamin A, D3, K3, E, B2, B12,B3, B5, … Liều dùng pha 2g/lít nước uống. PRODUCTIVE FORTE thành phần gồm: vitamin A, D3, E, PP, B1, B6. Liều dùng tiêm bắp cho gà, vịt đẻ liều 0,5cc/con/tháng. Hoặc pha nước uống cho gà con và gà giò 1cc/lít nước. VITROLYTE thành phần gồm: vitamin A, D3, E, K3, B12, Biotin, B3, B2, B5, B6, B1, .....Liều dùng pha nước uống 2-3G/Lit nước Thường xuyên sử dụng bổ gan thận: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER với liều 1ml/1-2 lít nước Trị bệnh Tìm nguyên nhân và điều trị dựa vào nguyên nhân đó. Tập chung vào các nguyên nhân hay gây ra gout như thiếu nước hoặc thiếu núm uống, tỉ lệ canxi bổ sung, độc tốc nấm mốc, lượng muối NaCl, thiếu vitamin A,…  

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn chân ở gà công nghiệp chủ yếu thấy xuất hiện ở gà nuôi thịt. Tỷ lệ bệnh 2-5% ít thấy chết. 1. NGUYÊN NHÂN Do di truyền, đặc biệt ở một số dòng gà nuôi thịt. Do thức ăn thiếu Ca làm cho xương mềm và sụn hoá. 2. TRIỆU CHỨNG Thường biểu hiện ở gà thịt 3-6 tuần tuổi. Ở xương bàn chân và đầu xương chày thấy sưng to, gà đi lại khó khăn, chủ yếu nằm bẹp một chỗ. 3. BỆNH TÍCH Xương mềm, đầu xương ống chân và bàn chân sưng, chủ yếu là sụn mềm. 4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Cần xem xét những dòng gà có di truyền về bệnh trên để loại trừ. Bổ sung vào thức ăn đủ lượng khoáng Ca, P, MN, Zn và vitamin D để phát triển bộ xương bình thường theo trọng lượng của cơ thể: CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt kết hợp PRODUCTIVE AD3E với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày Chuồng trại thiết kế phải có ánh sáng buổi sáng chiếu lọt vào chuồng, để gà tiấp nhận được tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời, giúp cho sự chuyển hoá tiền vitamin D3 thành vitamin D3. Không nên trị bệnh khi bệnh đã bại liệt và xương đã bị sụn hoá.

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

Bệnh thường thấy ở gà thịt giai đoạn 3-6 tuần tuổi với biểu hiện bại liệt do bị trật đốt sống ngực cuối. Tỷ lệ bệnh từ 1-2%, ít khi chết. 1. NGUYÊN NHÂN Do bẩm sinh ở một số giống gà nuôi thịt. 2. TRIỆU CHỨNG Ở giai đoạn tuần tuổi thứ 3 trở đi thấy gà đi cúm rúm bằng ngón chân. Cho đến tuần thứ 6 gà đi rất khó khăn và không giữ thăng bằng cho cơ thể. Sau đó bại liệt hoàn toàn. 3. BỆNH TÍCH Mổ khám ở tuần tuổi thứ 5,6,7 ở những gà có triệu chứng thấy đốt sống ngực bị trật một phần( nguyên nhân do áp lực trọng lượng cơ thể đè lên cột sống). 4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Chọn những giống gà không bị bệnh trên để nuôi giống. Không điều trị được khi đã bại liệt.

BỆNH CÒI XƯƠNG

Đây là bệnh thường phổ biến ở gà giò, ít thấy ở gà con. Với đặc điểm tổn thương chủ yếu ở xương do hậu qủa thiếu chất Ca, P và vitamin D làm cho gà què quặt, xương biến dạng và phát triển kém. 1. NGUYÊN NHÂN Do khẩu phần ăn thiếu Ca, P hoặc tỷ lệ Ca/P không cân bằng. Do khẩu phần ăn thiếu vitamin D hoặc chuồng nuôi thiếu ánh sáng nên vitamin D ở da của gà không chuyển thành vitamin D để điều tiết sự hấp thu Ca, P cho cơ thể. Do trộn thức ăn không đều các chất khoáng Ca, P. vitamin D trong thức ăn. Do khẩu phần ăn chứa lượng chát béo quá cao làm giảm khả năng hấp thụ anxi, photpho Do cơ thể gia cầm bị 1 số bệnh truyền nhiễm hay dinh dưỡng làm viêm đường tiêu hóa và teo tuyến tụy gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi, photpho từ thức ăn vào cơ thể 2. TRIỆU CHỨNG Gà bệnh biểu hiện triệu chứng rối loạn vận động, què quặt và tiến đén chỉ nằm một chỗ. Trường hợp nặng khi đuổi gà đi lại khó khăn và biểu hiện trạng thái đau. Gà còi, lông mọc chậm, xù lông, sã cánh Bệnh kéo dài thấy lông rối, khô, cơ thể mất nước, gà mổ lông lẫn nhau hoặc ăn những vật thể lạ. Ở gà đẻ đôi khi cũng bị nhưng biểu hiện ban đầu là đẻ non, đẻ giảm sau đó ngừng đẻ, bại liệt và dễ gãy chân. Trứng đẻ ra vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ gà đẻ khi thiếu Ca thường đẻ non và mổ trứng ăn) Tỷ lệ trứng ấp nở thành công thấp 3. BỆNH TÍCH Phần xương ống bị rỗ, bị cong và đầu xương bị sưng. Xương mềm dễ cắt bằng dao. Xương lưỡi hái và xương sườn cong, có những khối u ở phần giáp ranh giữa phân xương và sụn. 4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Phòng bệnh Đưa vitamin D vào khẩu phần ăn định kỳ cho gà theo nhu cầu của từng lứa tuổi( xem trong bệnh thiếu vitamin D). Đưa phần khoáng vi lượng Ca, P vào thức ăn theo nhu cầu từng lứa tuổi. có thể bổ sung bằng CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt Chuồng nuôi phải có ánh sáng buổi sáng chiếu vào cho gà để tiếp nhận tia tử ngoại, nhằm chuyển tiền vitamin D thành vitamin D thành vitamin D cho gà. Hoặc Bổ sung vitamin cho con vật: PRODUCTIVE AD3E với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày Có thể cho gà vận động nhiều vào hơn để gà phát triển toàn diện bộ khung xương hơn. Đối với gà đẻ cần sử dụng lượng Canxi và Photpho nhiều hơn, nên trong quá trình nuôi cần để ý và cung cấp canxi thường xuyên hơn Cung cấp đầy đủ vitamin cho đàn gà có thể sử dụng PRODUCTIVE AD3E hoặc EGG FOR YOU cho đàn vật nuôi với liều pha nước uống: 1g/1-2lit nước Trị bệnh Dùng vitamin D3 gấp 2-3 lần liều quy định pha trong thức ăn hoặc nước uống. Cũng có thể tiêm bắp ADE hoặc vitamin D3( như trong điều trị bệnh thiếu vitamin D và Ca). Đồng thời cho gà ăn tự do lượng Ca, P( Bột sò, bột xương), liên tục 5-7 ngày. Bổ sung bằng CALPHO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt hoặc CANXIPRO với liều 1ml/ 1-2l nước cho uống 5-7 ngày điều trị

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

Bệnh CLF thường xảy ra ở gà đẻ công nghiệp được nuôi chủ yếu trên sàn hoặc trong lồng( không được tiếp xúc với đất). 1. TRIỆU CHỨNG Gãy xương là do dòng canxi bị suy giảm liên quan đến sản lượng canxi cao trong vỏ trứng. Gà đẻ có khả năng sản xuất trứng sớm trên 95% trong ít nhất 6 tháng, điều này còn gây áp lực lớn đối với việc duy trì lượng canxi đầy đủ giữa chế độ ăn, khung xương và ống dẫn trứng. Những con gà bị ảnh hưởng luôn được tìm thấy nằm nghiêng ở phía sau lồng. Vào thời điểm ban đầu bị tê liệt, gia cầm có vẻ khỏe mạnh và thường có một quả trứng có vỏ trong ống dẫn trứng và một buồng trứng đang hoạt động. Cái chết xảy ra do đói hoặc mất nước, bởi vì những con chim đơn giản là không thể tiếp cận thức ăn hoặc nước uống. 2. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Phòng bệnh Lập khẩu phần thức ăn có đủ luợng Ca, P và một số các nguyên tố vi luợng cùng vitamin các loại phù hợp theo tỷ lệ đẻ của từng giai đoạn. Luợng Ca đưa vào khẩu phần ăn cần phải cân đối với P theo tỷ lệ 4:1. Có thể cho ăn tự do lượng bột sò và bột xương theo tỷ lệ trên. Trong giai đoạn nhiệt độ môi trường cao, cho gà ăn ít thức ăn thì khẩu phần ăn cũng tăng tỷ lệ đạm cũng như lượng Ca, P. Đưa phần khoáng vi lượng Ca, P vào thức ăn theo nhu cầu từng lứa tuổi. có thể bổ sung bằng CALPHO hoặc CANXIPRO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt Bổ sung vitamin cho con vật: PRODUCTIVE AD3E với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày Cung cấp đầy đủ vitamin cho đàn gà có thể sử dụng PRODUCTIVE AD3E hoặc EGG FOR YOU cho đàn vật nuôi với liều pha nước uống: 1g/1-2lit nước Trị bệnh Khi gà mái có triệu chứng trên ta phải bổ xung ngay vào thức ăn lượng Ca theo nhu cầu của gà đẻ cao sản. Nếu gà nuôi ít, ta có thể chuyển gà từ trên chuồng nuôi lồng xuống đất cho gà chạy tự do và cho khẩu phần ăn tăng luợng khoáng Ca và vitamin ADE trong giai đoạn 2-3 tuần gà sẽ hồi phục bình thuờng. (Lượng Ca, P và vitamin ADE xem trong bệnh thiếu Ca, P, vitamin ADE). Thời cho gà ăn tự do lượng Ca, P( Bột sò, bột xương), liên tục 5-7 ngày. Bổ sung bằng CALPHO với liều 1ml/1-2lit nước uống, cho uống 5-7 ngày/ đợt hoặc CANXIPRO với liều 1ml/ 1-2l nước cho uống 5-7 ngày điều trị Bổ sung vitamin cho con vật: PRODUCTIVE AD3E với liều 1ml/2-10l nước uống, mỗi liệu trình 5-7 ngày

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà con từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5. Gà bệnh nằm túm tụm một chỗ, lông xù, ăn kém và chết. Bệnh không lây lan trong đàn gà. Bệnh tích mổ ra thấy thận nhợt nhạt, sưng ống dẫn niệu và bên trong ống dẫn niệu chứa đầy urat trắng. Trong trường hợp nặng có thể thấy urat trắng phủ lên màng tim, màng gan, màng ruột và cơ bắp. Đây là một trong những bệnh mới, người ta chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy chưa có các biện pháp phòng và trị bệnh này.

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

Kali trong cơ thể có tác dụng duy trì áp suất thẩm thấu trong tế bào. Kali còn kích thích men hoạt động như men: Fructokinaza, photphotransaxetilaza và đặc biệt là men adenozintriphophattaza. Men này có tác dụng tách photphat từ ATP rồi giải phóng năng lượng. Ngoài ra Kali còn phối hợp với Na trong sự dẫn truyền xung động thần kinh. Kali rất cần thiết cho hoạt động của tim và cho sự hình thành của xương. Khi thiếu K thì cơ thể sẽ bị bệnh. 1. NGUYÊN NHÂN Do khẩu phần ăn không được cung cấp đủ hàm luợng Kali theo nhu cầu dinh dưỡng cơ thể. Tham khảo một số nguyên liệu thức ăn có chứa hàm lượng Kali như sau: Ngô 3,6g/kg, bánh dầu đậu tương 22,1 g/kg, bột cá 9,5g/kg. 2. TRIỆU CHỨNG Dấu hiệu thiếu K làm cho cơ thể có triệu chứng: Các cơ tim, cơ hô hấp hoạt động yếu Mất khả năng sử dụng chân và bài tiết 1 lượng lớn urat Ăn kém do tính thèm ăn giảm, giảm trọng lượng cơ thể gà Xác gầy đét do áp suất thẩm thấu giảm nên nước không được giữ lại trong tế bào. 3. BỆNH TÍCH Xảy ra hiện tượng co giật, uốn ván Thận và niệu quản bị phình to và thường tắc nghẽn do muối urat Không thấy biểu hiện rõ nào khác 4. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Nhu cầu K đối với gia cầm thay đổi từ 2,3-4,1g/kg  TĂ. Lượng K đưa vào cơ thể còn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng của gia cầm, hàm lượng Na và protein thô có trong khẩu phần thức ăn. Nếu khẩu phần thức ăn chứa 30% protein thô và 2,6g Na/kg TĂ thì K phải cần tới 2g/kg Tă. Khi tăng hàm lượng protit trong khẩu phần ăn của gia cầm thì cũng phải tăng cả lượng K. Nhu cầu này tăng giảm theo tuổi và giống. Ở gà tây cần 6g/kg TĂ, ở gà thường cần 2,3-4g/kg TĂ. Có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung chứ Kali cho con vật: HYDROMAX: pha tỉ lệ 3% dung dịch nước uống, liệu trình từ 1-7 ngày ; phục hồi cân bằng nước và điện giải(Kali, Natri), tỉ lệ 1,5% dung dịch trong nước, cho uống hằng ngày ORESOL liều 1ml/1lit nước VITROLYTE: giải nhiệt, chóng mất nước, bù điện giải liều pha 2-3g/1 lít nước  

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

Đây là một bệnh nội ngoại khoa tổng hợp do nhiều yếu tố gây nên cho đàn gà từ nhỏ đến lớn. Sự tổn thương có thể gây chết trong các trường hợp sau. 1. DO THỤ TINH Trong quá trình thụ tinh gà có thể bị gãy chân, gãy cánh, vỡ gan hoặc tím bầm cơ thể. Do sự sai khác trọng lượng giữa con trống và con mái hoặc do gà mái công nghiệp nuôi thiếu dinh dưỡng chất khoáng làm cho xương đã mềm sẵn dễ gãy. Trong phương pháp thụ tinh nhân tạo ở gà, dụng cụ cơ giới cũng có thể làm tổn thương hậu môn và lỗ huyệt gây viêm kết phát xoang bụng và chết. 2. DO CẮT MỎ Do sai sót kỹ thuật trong quá trình cắt mỏ như nhiệt độ dao cắt thấp làm vết cắt không cầm được máu gây mất máu và chết. Hoặc do cắt không đúng quy cách làm gà ăn uống không được. Vết thương lâu lành kéo dài gây nên nhiễm trùng kế phát và chết. 3. DO MỔ LẪN NHAU Đây là hiện tượng gặp nhiều trên đàn gà ở nhiều lứa tuổi. Nhưng ở giai đoạn 3-4 tháng tuổi thấy nhiều hơn. Gà thường mổ lông nhau, mổ lông đuôi, lông chân, mổ hậu môn làm lòi ruột và chết. Hiện tượng mổ lẫn nhau có thể do một số nguyên nhân như: Do gà không cắt mỏ nhốt cùng nhau với mật độ quá đông. Do ánh sáng quá nhiều hoặc dùng bóng đèn điện với cường độ ánh sáng cao, nhất là bóng đèn đỏ làm cho gà bị kích thích và thường mổ lông ở chân, ở đuôi( vì những sợi lông ở đó thường bóng sáng hơn những chỗ khác). Do nhiệt độ quá cao trong chuồng nuôi cũng làm cho thần kinh bị kích thích gây nên mổ lẫn nhau. Do thức ăn bị thiếu muối khoáng và các axit amin như Methionin........là các nguyên liệu tạo xương, tạo máu, tạo protit và lông cho cơ thể gà. Khi thiếu những yếu tố trên , gà mổ lung tung và ăn lẫn nhau để cho đủ chất( nhất là gà đẻ khi thiếu Ca thường đẻ non và mổ trứng ăn) làm cho những con gà khác đang đẻ bị mỏ gây tổn thương hậu môn hoặc thủng bụng, lòi ruột ra chết. 4. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT Bổ sung lượng gà trống mái theo tỷ lệ quy định và trọng lượng gà trống mái không quá chênh lệch. Cắt mỏ phải đúng quy trình kỹ thuật quy định. Mật độ gà phải vừa phải không quá đông. Nhiệt độ chuồng nuôi không được quá nóng. Ánh sáng trong chuồng nuôi vừa phải, không dùng bóng đèn có cường độ ánh sáng quá cao. Khẩu phần ăn phải đủ dinh dưỡng, đủ các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin và các axit amin cần thiết. Có thể bổ sung định kì cho đàn vật nuôi các nguyên tố khoáng vi lượng, vitamin và các acid amin cần thiết: Bộ sản phẩm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vi lượng cho đàn vật nuôi CALPHO: cung cấp Canxi- phôtpho cho đàn vật nuôi, giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến canci cho đàn vật nuôi PRODUCTIVE FORTE: cung cấp dưỡng chất cần thiết với hàm lượng cao cho tăng trưởng và phát triển của vật nuôi PRODUCTIVE E/Se/Zn: bổ sung vitamin E, Selen và kẽm cho gia cầm, duy trì năng suât cao cho trại Khi thấy gà có hiện tượng chảy máu do các nguyên nhận trên chúng ta cần bổ sung T.C.K.C: tăng cường sức đề kháng , chống nóng, chống xuất huyết, chống suy nhược cơ thể, bảo vệ thành mạch, liều oha 2-3g/lít nước Sử dụng kháng sinh để phòng kế phát: MOXCOLIS liều 1g/2l nước, phòng liên tiếp 3 ngày hoặc SOLAMOX liều 1g/35 kg TT. Sử dụng 3 ngày liên tiếp

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi cũng có thể gây nên chết gà. Đặc biệt là gà giống loại quá mập như Hybro, Isa-brown.......Ở các tỉnh phía Nam, hiện tượng gà chết do nóng cũng xuất hiện ở một số trại chăn nuôi Nhà Nước cũng như tư nhân. Tỷ lệ chết phụ thuộc vào từng cơ sở, khoảng từ 1-5%. 1. NGUYÊN NHÂN Do chuồng nuôi lợp bằng tôn thiếc hoặc fibro xi măng nên khi trời nắng nhiệt độ hấp thu xuống dưới làm cho nhiệt độ trong chuồng tăng cao vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể làm gà chết. Do chuồng trại làm thấp và che quá kín hoặc nuôi quá chật chội, không khí nóng trong chuồng không thoát ra được tích tụ gây ra quá nóng. Do thức ăn giàu năng lượng làm cho gà quá mập, kết hợp với nhiệt độ môi trường tăng cao cũng làm cho gà chết vì nóng. 2. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH Triệu chứng Gà thường chết đột ngột vào những ngày nắng to, nhiệt độ ngoài trời trên 35oC và nhiệt độ trong chuồng trên 40oC. Khi nhiệt độ trong chuồng cao hơn thân nhiệt của gà thì khả năng toả nhiệt của gà không còn nữa, cơ thể tích nhiệt gây chết gà. Tỷ lệ chết ở gà lớn và gà mập thường cao hơn. Gà đứng há mỏ ra thở, ăn ít và uống nước nhiều. Bệnh tích Nhiệt độ quá cao gây xuất huyết một số cơ quan nội tạng, đặc biệt là những lớp mỡ ở bụng bị chảy nước không còn hình dạng lá mỡ ban đầu. 3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Phòng bệnh Khi xây dựng chuồng trại phải có hệ thống thông gió để điều hoà nhiệt độ trong chuồng. Ở vùng nông thôn, chuồng nuôi phải lợp lá dừa cho mát. Nếu dùng tấm tôn thì phải lợp cao và có lỗ thông gió hoặc mùa nắng có lớp lá phủ lên trên mái Chiều cao của chuồng tối thiểu đạt 2,7m để đảm bảo thông thóang Nếu thời tiết nắng nóng cục bộ, bất thường , kéo dàu, nhiệt độ lên cao cần: lắp hệ thống phun nước làm mát mái và hệ thống làm mát bằng hơi nước ở đầu chuồng nuôi để làm gảm nhiệt độ trong chuồng nuôi Cần giảm mật độ tối đa, không nhốt quá nhiều trong cùng ô chuồng như: Đối với gà con úm 50 - 60 con/m2; đối với gà 0,5 - 1 kg: nhốt 8 - 12 con/m2; đối với gà 2 - 3 kg: nhốt 3 - 5 con/m2. Hàng ngày, cho gà ăn sớm, tránh cho ăn vào thời điểm nhiệt độ chuồng nuôi lên cao, nóng bức, ăn xong treo máng ăn lên cho thoáng chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi. Giảm độ dày đệm lót (nếu quá dày vì đệm lót sinh nhiệt nhiều). Nếu thời tiết quá nóng có thể thả gà ra vườn, gốc cây quanh chuồng và cung cấp nước sạch, mát đủ cho gà uống tự do. Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao nên tránh nuôi quá béo, cho ăn thêm rau xanh, đồng thời tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải 1 số sản phẩm có thể cung cấp cho gà vào mùa nóng: Bổ sung men ZYMEPRO 2 – 3 ngày => tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn. Hạ sốt cho gà bằng:NASHER TOL, PARADISE Tăng cường vitamin, bổ sung PRODUCTIVE FORTE; VITROLYTE… vào thức ăn hoặc nước uống. Bù nước bù điện giải bằng HIDROMAX liều pha theo tỉ lệ 3% dung dịch trong nước uống liệu trình 1-7 ngày Ngoài ra phải bổ sung thêm giải độc gan thận cho vật nuôi: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER Trị bệnh Khi có hiện tượng gà chết do nóng thì ta phải san gà sang chuồng khác để giảm mật độ gà nuôi trong một ô chuồng. Phủ thêm một lớp lá che mái chuồng hoặc đóng la phông để giảm nhiệt. Không được phun nước cho đàn gà vì khi phun nước tuy nhiệt độ có giảm nhưng độ ẩm cao dễ gây bệnh kế phát, đặc biệt là bệnh CRD. Cho gà uống đủ nước để hạ nhiệt cho gà, dọn phân rác trong chuòng để tránh các khí độc tích tụ gây tăng nhiệt cho cơ thể gà. Bổ sung men ZYMEPRO 2 – 3 ngày => tránh loạn khuẩn đường ruột, giúp tiêu hoá tốt hơn. Hạ sốt cho gà bằng:NASHER TOL, PARADISE Tăng cường vitamin, bổ sung PRODUCTIVE FORTE; VITROLYTE… vào thức ăn hoặc nước uống. Bù nước bù điện giải bằng HIDROMAX liều pha theo tỉ lệ 3% dung dịch trong nước uống liệu trình 1-7 ngày Ngoài ra phải bổ sung thêm giải độc gan thận cho vật nuôi: SORAMIN; hoặc LIVERCIN ; hoặc UMBROLIVER

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

Gà bị lạnh với biểu hiện đứng túm tụm, kêu chiêm chiếp, nằm mệt mỏi và chết. 1. NGUYÊN NHÂN Do hệ thống đèn sưởi không đủ nhiệt. Do chuồng nuôi không được che chắn nên bị gió lùa hay mưa tạt vào. Do vận chuyển gà lúc 1 ngày tuổi không đủ phương tiện bảo quản. Do trong quá trình sưởi bị mất điện hoặc bị tắt đèn gây thiếu nhiệt, bị lạnh. 2. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH Triệu chứng Gà tập trung thành đám ở góc chuồng và kêu chiêm chiếp. Một số biểu hiện tiếp theo là bỏ ăn, thở khó, cánh sã, nằm phủ phục mệt mỏi, mất nước và chết. Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC thì gà thường bị chết. Bệnh tích Ở diều không có thức ăn. Lòng đỏ không tiêu. Thận nhợt nhạt. Trong ống dẫn niệu có một ít urat trắng. Phổi sung huyết đỏ. 3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Cung cấp đầy đủ nhiệt độ cho gà, đặc biệt trong giai đoạn úm. Gà 1-3 ngày tuổi nhiệt độ úm 34-36ºC. Gà 4-7 ngày tuổi nhiệt độ úm 34ºC-31ºC. Gà 8-14 ngày tuổi nhiệt độ úm 31ºC-27ºC. Gà 15-21 ngày tuổi nhiệt độ úm 27ºC-23ºC. Gà 22-28 ngày tuổi nhiệt độ úm 23ºC-30ºC. Gà trên 1 tháng tuổi nhiệt độ khoảng 20ºC. Trong giai đoạn úm cần phải che chắn kín để tránh gió lùa và mưa tạt vào gà. Ở giai đoạn gà lớn chuồng nuôi phải thoáng mát nhưng cũng không để mưa tạt vào gà. Thức ăn phải đủ dinh dưỡng để gà có đủ năng lượng phát triển và chỗng đỡ bệnh tật. Khi phát hiện gà bị lạnh nên nhanh chóng tạo nhiệt độ phù hợp cho gà để con vật tránh bị tiêu chảy Sử dụng 1 số kháng sinh để phòng ngừa bệnh do vi khuẩn gây ra: COLILIN:  Liều pha nước 1g/1-2 lít hoặc 1g/5-10kg P. Liệu trình 3-5 ngày SOLAMOX: Liều trộn thức ăn 150-300mg Solamox/10kg P hoặc 10-20mg Amoxycillin/kg P. MOXCOLIS. Liều pha với cám cháo 1g/10kg P. Liệu trình 3-5 ngày. Ngoài ra, bổ sung thêm dưỡng chất cho con vật nuôi bằng các chất sau: PRODUCTIVE ACID SE: thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột, tránh tác nhân Tăng cường vitamin, bổ sung PRODUCTIVE FORTE; VITROLYTE … vào thức ăn hoặc nước uống.    

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

Gà bị thiếu nước hay mất nước có biểu hiện mệt mỏi, teo cơ, khô mắt và thường bị chết sau 5-7 ngày. Tỷ lệ chết có thể tới 85%. 1. NGUYÊN NHÂN Do người chăn nuôi quên không cung cấp nước cho gà hoặc máng uống không đầy đủ Do máng uống để quá cao( cao quá đầu) nên gia cầm không uống được Do nước có quá nhiều muối khoáng làm cho nồng độ muối khoáng trong ruột cao gây chênh lệch áp suất thẩm thấu nên nước từ trong cơ hút ra ruột gây tiêu chảy và làm cho cơ thể mất nước.( hàm lượng muối vượt quá 0.025%) Do nước có mùi vị khó chịu làm cho gà không uống gây thiếu nước. Do gà bị một số bệnh truyền nhiễm gây viêm ruột tiêu chảy nên cơ thể bị mất nước. Do thức ăn có độc tố cũng gây tiêu chảy. 2. TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH Triệu chứng Gà thiếu nước thấy kêu nháo nhác, sau đó mệt mỏi, da chân khô teo, mắt trũng sâu, phân táo bón. Đầu buông thõng nhưng mỏ luôn mở Bệnh tích Mổ khám thấy diều không có thức ăn, gan teo lại, túi mật căng, ống thận có urat trắng, da cứng và khô, xác gầy còm. Thận bị viêm sưng Máu đặc có màu thẫm Các cơ quan nội tạng gan, lách, thận đều khô và có màu thâm đỏ Thành ruột mỏng, có màu hồng do dồn máukhiếp 3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Cung cấp nước uống đầy đủ và sạch cho gà. Nhu cầu nước theo từng lứa tuổi gà màu như sau: Gà 1-7 ngày tuổi cần 2,5-3lít/100con/ngày. Gà 8-15 ngày tuổi cần 4,5-5lít/100con/ngày. Gà 16-21 ngày tuổi cần 8lít/100con/ngày. Gà 22-28 ngày tuổi cần 10,5lít/100con/ngày. Gà 29-35 ngày tuổi cần 15lít/100con/ngày. Gà 36-42 ngày tuổi cần 17-18lít/100con/ngày. Gà 43-49 ngày tuổi cần 19,5lít/100con/ngày. Gà 50-56 ngày tuổi cần 21lít/100con/ngày. Gà 57-63 ngày tuổi cần 22lít/100con/ngày. * Ngoài ra cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượn thiếu nước để có biện pháp khắc phục Pha thêm vào nước uống 1 số hoạt chất để hạn chế triệu chứng bệnh, giảm số gà chết do mất nước: ORESOL liều 1ml/1lit nước VITROLYTE: giải nhiệt, chóng mất nước, bù điện giải liều pha 2-3g/1 lít nước HIDROMAX: pha tỉ lệ 3% dung dịch nước uống, liệu trình từ 1-7 ngày ; phục hồi cân bằng nước và điện giải, tỉ lệ 1,5% dung dịch trong nước, cho uống hằng ngày Cần phải kích thích ăn uống cho đàn gà bằng PRODUCTIVE ACID SE pha 0.2-2ml/lit nước uống Sau đó có thể bổ sung thêm PRODUCTIVE FORTE để kích thích tăng trọng cho đàn vật nuôi  

MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng tư, 2022

Xem thêm