Chuồng trại
Nuôi vịt là một nghề mang lại giá trị kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi vịt từ giai đoạn chọn giống đến giai đoạn thu hoạch:
1. Chọn giống
Giống vịt: Chọn giống vịt phù hợp với mục đích nuôi (nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt, hoặc nuôi cả hai).
Chọn con giống khỏe mạnh: Chọn những con vịt có ngoại hình khỏe mạnh, lông mượt, mắt sáng, chân khỏe, không bị dị tật.
2. Chuẩn bị chuồng trại
Vị trí: Chuồng trại nên xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
Kích thước: Mật độ nuôi phù hợp là 4-5 con/m² đối với vịt thịt và 6-8 con/m² đối với vịt đẻ.
Hệ thống chuồng: Chuồng phải có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Cần có máng ăn, máng uống đặt ở vị trí thuận tiện.
3. Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên như cám gạo, ngô, đậu tương. Có thể bổ sung thêm rau xanh, tảo biển.
Chế độ ăn: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt ở từng giai đoạn phát triển. Vịt con cần thức ăn giàu đạm, vịt trưởng thành cần thêm các loại khoáng chất và vitamin.
4. Chăm sóc và quản lý
Nuôi dưỡng: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Thay đổi nước uống hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vịt. Theo dõi sức khỏe đàn vịt thường xuyên, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh.
Nhiệt độ và ánh sáng: Đảm bảo nhiệt độ chuồng trại từ 25-30°C đối với vịt con, 20-25°C đối với vịt trưởng thà Cung cấp đủ ánh sáng cho vịt, đặc biệt là vịt đẻ.
5.Quản lý nước
Nguồn nước: Nước uống và nước tắm cho vịt phải sạch, không bị ô nhiễm.
Bể tắm: Xây dựng bể tắm cho vịt, đảm bảo nước trong bể luôn sạch và được thay đổi thường xuyên.
6. Phòng bệnh
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng các bệnh như cúm gia cầm, bệnh viêm gan vịt, bệnh dịch tả vịt,bệnh Tembusu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh E. coli.
Điều trị bệnh: Khi phát hiện vịt bị bệnh, cần cách ly và điều trị ngay lập tức. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
7. Thu hoạch
Vịt thịt: Vịt thịt có thể thu hoạch khi đạt trọng lượng 2.5-3kg, thường từ 45-60 ngày tuổi.
Vịt đẻ trứng: Vịt đẻ trứng bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi. Thu hoạch trứng hàng ngày, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
8. Kinh nghiệm và lưu ý
Kinh nghiệm: Thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi vịt thành công. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về chăn nuôi vịt.
Lưu ý: Luôn tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi, thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ bằng các sản phẩm như KLOTAB/ DESINFECT GLUTAR ACTIVE.
Kết luận: Bằng cách tuân thủ các kỹ thuật nuôi vịt hiện đại và thực hiện đúng các bước đã nêu, người chăn nuôi có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc chú trọng đến an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi vịt.
BỐN NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI TRẠI HEO
4 NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI TRẠI HEO
Nguyên tắc 1 – Hạn chế tiếp xúc tối đa với heo
Bệnh được truyền từ tiếp xúc giữa heo với heo. Nếu tối thiểu việc tiếp xúc giữa heo với heo thì sẽ hạn chế được việc phát sinh dịch bệnh. Hãy nhớ rằng những thứ tiếp xúc với heo như kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, phân hoặc con người cũng có thể là vật trung gian lây bệnh. Vấn đề lây nhiễm dịch bệnh ở các chuồng trại hoặc nhóm heo thường xuyên bắt đầu từ một số con bị nhiễm bệnh.
Nguyên tắc 2 - Stress là thuốc độc
Động vật khi bị stress là lúc dễ bị mắc bệnh. Không chỉ là các nguyên nhân gây stress vật lý thông thường mà ta đã biết như nuôi mật độ cao, heo bị lạnh mà còn do hệ thống miễn dịch không bảo vệ được trước sự tấn công của vi khuẩn gây stress. Chúng ta luôn phải quan sát để tìm biện pháp sao cho heo giảm được các nguyên nhân gây stress.
Nguyên tắc 3 - Vệ sinh là vàng
Không có biện pháp thay thế nào tốt hơn việc vệ sinh và phòng dịch triệt để. Vệ sinh sát trùng các công cụ và dụng cụ, chuồng trại sẽ đem lại hiệu quả cao. Phải ngăn chặn việc lây nhiễm thông qua kim tiêm và các dụng cụ.
Nguyên tắc 4 - Tầm quan trọng của dinh dưỡng
Heo con mới sinh là đang trong giai đoạn phát triển của hệ miễn dịch nên cần được bú sữa đầu đầy đủ. Heo con sẽ được bảo vệ vì các kháng thể cần thiết đã được hấp thu. Để phát huy hết khả năng của hệ miễn dịch nhằm chống lại các loại bệnh cần bổ sung trong cám nguyên tố vi lượng, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa với liều lượng phù hợp.
BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN THỎ DO SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Nguyên nhân
Một số loại kháng sinh đường uống làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở gây bệnh.
Thỏ non bao giờ cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy và những tác động cũng cao hơn
Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng điển hình các bạn cần chú ý
Chán ăn, giảm hoạt động
Tiêu chảy phân nước màu nâu, có thể tiến triển thành tiêu chảy xuất huyết .
Hạ thân nhiệt, mất nước
Nằm nghiêng
Giảm cân
Co giật, suy sụp, chết đột ngột hoặc nhanh chóng.
Có thể chết
Bệnh tích
Phân lỏng chảy ra từ hậu môn và nhuộm màu đáy chậu.
Viêm và sung huyết manh tràng; các phần khác của ruột cũng có thể bị ảnh hưởng.
Xuất huyết xuất huyết hoặc bầm máu lan rộng trên bề mặt thanh mạc của manh tràng.
Chất trong manh tràng rất lỏng và có thể chứa khí.
Xuất huyết hoặc loét có thể được nhìn thấy trên bề mặt niêm mạc của manh tràng.
Lớp dưới niêm mạc có thể dày lên và phù nề.
Các vấn đề cần lưu ý
Đối với thỏ khi sử dụng kháng sinh cần lưu ý:
Dùng kháng sinh đường uống có nguy cơ cao hơn dùng đường tiêm.
Ví dụ, Penicillin được báo cáo là gây độc tố ruột Enterotoxemia (Clostridiosis) khi dùng đường uống, nhưng chúng an toàn khi dùng đường tiêm.
Clindamycin, Lincomycin và Ampicillin đường uống có nguy cơ gây tiêu chảy cao. Mặt khác, Enrofloxacin và Trimethoprim/Sulfonamide (Trimethoprim/sulfamethoxazole; Trimethoprim/sulfadiazine) là một trong những lựa chọn an toàn nhất.
Thỏ được nuôi trong điều kiện chăn nuôi có nhiều khả năng mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến kháng sinh hơn thỏ cưng.
Danh mục kháng sinh an toàn sử dụng
An toàn qua đường miệng và đường tiêm
Doxycycline
Enrofloxacin
Marbofloxacin
Metronidazol
Oxytetracyclin
Trimethoprim/sulfonamide( Trimethoprim/sulfamethoxazole; Trimethoprim/sulfadiazine) .
An toàn qua đường tiêu hóa nhưng KHÔNG an toàn với các đường dùng khác
Gentamicin: mặc dù nó có thể gây độc cho thận khi dùng ngoài đường tiêu hóa, nhưng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh thường không được báo cáo.
An toàn TRỪ sử dụng qua đường tiêu hóa
Amoxicillin
Ampicillin.
Cephalosporin.
Penicilin .
Streptomycin
KHÔNG an toàn theo bất kỳ đường nào
Cefoperazon/sulbactam.
Clindamycin.
Erythromycin Erythromycin .
Lincomycin.
Piperacillin
Chẩn đoán
Khám lâm sàng.
Xét nghiệm phân: nhuộm Gram, soi phân, nuôi cấy.
Phân tích máu.
Hình ảnh, chẳng hạn như chụp X quang.
Kiểm soát bệnh
Bước 1: Chăm sóc
Giữ gìn khu vực chăn nuôi thỏ được ấm áp. Những lúc bên ngoài trời mưa to gió lớn, và đêm lạnh lẽo thì nên buông rèm sáo để môi trường sống của thỏ được ấm áp. Tránh làm cho thỏ lo sợ. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột. Khẩu phần ăn phải có chất xơ và thức ăn phải hợp vệ sinh.
Bước 2: Sử dụng kháng sinh
Tính toán chính xác liều lượng kháng sinh.
Sử dụng đường tiêm bất cứ khi nào có thể.
Việc sử dụng kháng sinh ở thỏ (đặc biệt là việc sử dụng những loại kháng sinh được coi là kém an toàn hơn) nên được giới hạn ở những trường hợp nhiễm vi khuẩn đã được xác định.
Xử lý bệnh
Bước 1: Chăm sóc
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Khi phát hiện có thỏ bị tiêu chảy thì nên nuôi cách ly
Chỉ cho thỏ bệnh ăn cỏ khô, uống nước sạch (nếu nước đun sôi càng tốt) tạm ngưng cho thỏ bệnh ăn rau cỏ tươi, kể cả thức ăn viên và ngũ cốc …
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB, 1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt-giảm đau: Dùng NASHER TOL liều: 1ml/20kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
Bước 4: Xử lý nguyên nhân bệnh
Ngừng kháng sinh
Điều trị truyền dịch kịp thời
Metronidazole ở mức 20 mg/kg PO
Trợ sức trợ lực: Dùng ACTIVITON tiêm liều 1 ml/5-10 kg TT
Bước 5:Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
GIẢM TÁC NHÂN GÂY BỆNH TRONG CHUỒNG TRẠI
Gà là loại động vật rất mẫn cảm với sự thay đổi của môi trường nên việc quản lý cần hết sức thận trọng. Khi chênh lệch nhiệt độ trong ngày cao, thông thoáng khí không phù hợp --> các loại khí gây hại như ammoniac, hydro sulfua, carbon monoxide tăng, bụi bẩn mang theo vi khuẩn và tác nhân gây bệnh. Khi gặp những điều kiện bất lợi như vậy gà sẽ bị stress dễ mắc các bệnh hô hấp.
Việc thông thoáng khí chuồng trại sẽ giúp đẩy bụi, tác nhân gây bệnh ra môi trường bên ngoài. Oxy sẽ được thay mới và loại bỏ được các khí như CO2 , CO, NH3 , H2S giúp đảm bảo sức khỏe cho gà.
Thông thường nồng độ khí gas trong chuồng trại sẽ lên mức cao nhất vào buổi sáng, sau đó giảm dần đến trưa. Cần cung cấp lượng không khí nhất định cho trại để giảm lượng khí gây độc. Khi nhiệt độ trong ngày chênh lệch cao thì cần chú ý thực hiện vacxin ngừa các bệnh hô hấp, E.coli và bệnh do vi khuẩn.
Bổ sung chất dinh dưỡng vào cám (vitamin và khoáng chất): Khi nhiệt độ xung quanh và bên ngoài tăng cao sẽ khiến thân nhiệt tăng nhanh --> năng lượng duy trì cho sự phát triển cơ thể giảm. Lượng cám ăn vào giảm cũng khiến lượng protein gà hấp thụ cũng giảm theo ảnh hưởng tới trọng lượng trứng. Chính vì vậy cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tăng cường dinh dưỡng trong trại. Bổ sung thêm dinh dưỡng giúp hạn chế stress trên gà, cải thiện chất lượng vỏ trứng.
Quản lý nhiệt độ và độ ẩm trong trại: Nhiệt độ chuồng trại thích hợp với gà đẻ là từ 13- 260C. Tuy nhiên, để tối ưu chi phí cám thì nhiệt độ chuồng trại thích hợp nhất cho gà là từ 23-26 0C. Nhiệt độ và mật độ nuôi quá cao cũng sẽ khiến số lượng vi khuẩn gây bệnh tăng cao. Độ ẩm chuồng trại quá cao cũng khiến thời gian tồn tại của vi khuẩn kéo dài. Độ ẩm quá thấp khiến chuồng trại nhiều bụi khiến tốc độ lan truyền vi khuẩn nhanh. Độ ẩm chuồng trại nên duy trì ở mức từ 60-70%.
Quản lý tình trạng dịch bệnh: khi gặp điều kiện thuận lợi thì các vi khuẩn gây bệnh sẽ gia tăng. Khi thông thoáng khí không phù hợp thì bụi gia tăng mang theo vi khuẩn, virus. Đặc biệt, các loại bệnh hô hấp do virus như ND, IB, ILT kết hợp với các loại bệnh do vi khuẩn sẽ khiến thiệt hại về kinh tế, năng suất sẽ rất cao. Việc vệ sinh và sát trùng chuồng trại kỹ cũng giúp giảm các nguyên nhân gây bệnh. Trước khi vệ sinh, tiêu độc cần làm sạch bụi và các chất hữu cơ trước thì hiệu quả sát trùng sẽ được nâng cao.
Nguồn: channuoigiacam.com
GIẢM MÙI HÔI TẠI TRẠI GÀ
Ngành chăn nuôi phải phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, giải quyết được vấn đề ô nhiễm và mùi hôi. Gần đây, các khiếu kiện về ô nhiễm trong chăn nuôi đã tăng rất nhiều. Để giảm mùi hôi trong chăn nuôi, nhiều trại đã trộn các chế phẩm sinh học vào cám và nước, vệ sinh định kỳ trong và ngoài trại.
Quản lý phát sinh mùi hôi trong chăn nuôi: Những loại khí phát sinh mùi hôi trong trại là amoniac, hydro sunfua, methyl mercaptan, dimethyl sulfide và dimethyl disulfide. Trường hợp nuôi gà thịt, khi thu gom chất độn chuồng cũng có thể phát sinh mùi hôi do quạt thổi. Trường hợp gà đẻ khi chuyển phân ra ngoài để thu gom cũng sẽ phát sinh mùi hôi.
Quản lý mùi hôi trong trại gà thịt: Nguyên nhân phát sinh mùi hôi trong trại chính là do quản lý chất độn chuồng, không gian nuôi dưỡng không tốt. Khi phân bắt đầu tích tụ dưới chất độn sẽ làm độ ẩm tăng. Cộng với lông gà rụng làm chất độn ẩm, vón cục à đây là môi trường hiếm khí thuận lợi cho mùi hôi như amoniac và hydro sunfua xuất hiện. Mùi hôi cũng khiến tốc độ tăng trọng của gà bị ảnh hưởng, tỷ lệ mắc bệnh tăng cao. Trại có thể sử dụng các chế phẩm sinh học, vệ sinh bên trong và ngoài để hạn chế mùi hôi. Định kì, thay chất độn chuồng để giảm mùi hôi.
Nguyên liệu làm chất độn chuồng rất đa dạng: Mùn cưa, vỏ trấu, thân bắp… Chúng có tác dụng điều chỉnh được độ ẩm khi trộn với phân gà và không độc. Trại cần nắm được giai đoạn cần phải thay chất độn chuồng. Nồng độ khí amoniac trên 5ppm thì con người cảm nhận được mùi. Từ 15-20ppm nếu liên tục tiếp xúc thì sẽ có cảm giác cay mắt.
Quản lý mùi hôi trong trại gà đẻ: Mùi hôi trong trại gà đẻ chủ yếu phát sinh khi chất thải rơi xuống nền chuồng, khu vực chứa chất thải, băng tải chuyển phân. Bên trong trại cần chuyển phân ra mỗi ngày, dùng máy xịt vệ sinh chuồng. Khu vực chứa phân ta có thể rải lớp mùn cưa để có thể giúp giảm mùi hôi.
Nên tạo cảnh quan xung quanh trại đẹp và ngăn nắp. Cố gắng trồng nhiều cây để mọi người nhận thấy nỗ lực giảm mùi hôi. Bụi bên trong và ngoài chuồng trại sẽ khiến mùi hôi phát tán đi xa. Nếu giảm được bụi thì trại sẽ hạn chế được mùi hôi. Thay chất độn chuồng trước khi chúng trở nên quá ẩm cũng là một trong những biện pháp tốt giúp giảm mùi. Vệ sinh định kì nền chuồng, dẹp mạng nhện bám quanh trại.
Chuồng nuôi gà thịt nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để làm khô nhanh chất độn chuồng, duy trì độ ẩm ở mức thấp. Áp lực nước ở núm uống ở mức thích hợp, không rò rỉ nước để làm ướt chất độn chuồng. Tuy nhiên, nếu độ ẩm chuồng quá thấp thì bụi sẽ phát sinh nhiều nên cần duy trì độ ẩm của chất độn chuồng từ 30-50%.
Nguồn: channuoigiacam.com (Theo:ocean.kisti.re.kr)