Chăm Sóc
Kỹ thuật chăn nuôi dê cái sinh sản đòi hỏi sự chú trọng đến các yếu tố như chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý sinh sản. Dưới đây là các bước cơ bản trong kỹ thuật này: Phương pháp, kĩ thuật nuôi dê cái sinh sản các thời kì: đang mang thai, sinh sản và sau sinh.
1. Chọn giống dê cái sinh sản
Chọn dê cái có nguồn gốc rõ ràng, không mắc bệnh truyền nhiễm, thể trạng khỏe mạnh.
- Dê cái giống cần có ngoại hình cân đối, chân cứng cáp, lông mượt mà, bầu vú phát triển tốt, không dị tật.
- Nên chọn dê cái đã từng sinh con, có khả năng chăm sóc con tốt và khả năng sinh sản đều đặn.
2. Chuồng trại
- Nuôi dê sinh sản thường áp dụng phương pháp nuôi nhốt để thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc, hỗ sinh lý đẻ. Chuồng nuôi nhốt dê sinh sản cần đảm bảo thông thoáng, cao từ 0,8 – 1m.
- Có thể xây chuồng bằng tre, gỗ, sàn chuồng làm bằng gỗ xếp kín, có thể lọt được phân nhưng không lọt chân dê. Trong khu vực chuồng nuôi dê, cần chuồng lớn để nhốt chung dê giống và chuồng cá thể để nhốt dê cái giai đoạn sinh đẻ
3. Cách nuôi dê cái thịt đang mang thai ra sao?
- Thường thì dê thịt được nuôi thả, vì nuôi mà đỡ tốn thức ăn mới có lợi. Khi chăn thả ngoài đồng, dê đực cái nuôi chung nên chúng phối giống theo cách tự nhiên, lắm khi người chăn cũng không hay biết, mà dù có hay biết họ cũng mặc cho dê cấn chửa đi ăn chung bầy cho đến ngày đẻ con, chứ không có một chế độ nuôi dưỡng chu đáo nào như đối với dê sữa mang thai cả. Thậm chí có nhiều trường hợp buổi sáng cho dê mẹ theo bầy ra đồng, chiều người chăn bế con nó trở về… do loài dê sinh đẻ rất dễ. Ở ngoài bãi chăn thả, khi đau bụng đẻ, dê mẹ liền âm thầm tách ra khỏi bầy để tìm vào lùm bụi nào gần đó sinh con. Khoảng vài ba giờ sau, mẹ con cứng cáp, dê dẫn con ra nhập bầy trở lại…
4. Cách chăm sóc dê thịt lúc sinh đẻ ra sao?
- Như trên đã nói, trong suốt thời gian mang thai. Dê cái thịt vẫn được nhập bầy đi ăn bình thường như những dê khác, chỉ người chăn phát giác bụng nó to quá, lại đi đứng nặng nề chậm chạp, biết là dê chỉ còn một vài tuần nữa đẻ thì mới cho ở lại chuồng để lo tẩm bổ cho dê mẹ và bào thai trong bụng nó. Những ngày này dê mẹ mới thực sự nghỉ ngơi, mới được ăn uống những thức ăn ngon miệng chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng cao. Nó được nuôi trong ngăn chuồng riêng hoặc được cầm cột vào một góc riêng biệt ấp áp và sạch sẽ… Khi dê mẹ chuyển bụng, ta nên túc trực cạnh bên để chăm sóc cho nó, giống như cách chăm lo cho dê sửa đẻ vậy. Đẻ xong dê mẹ được uống nước cám, được ăn no và được sống tại chuồng thêm vài ba tuần cho thật khoẻ mạnh mới cho nhập bầy đi ăn trở lại
5. Cách chăm sóc dê mẹ sau khi đẻ?
- Sau khi việc sinh đẻ hoàn tất, nghĩa là nhau thai cũng đã xong, dê mẹ thường mệt nhoài. Ta nên cho dê mẹ uống nước cám pha muối để nó mau hồi sức. Chủ nuôi nên tranh thủ dùng khăn sạch nhúng nước ấm để lau sạch bầu vú, âm hộ và thân sau nhơ nhớp của dê. Nếu dê đói cứ cho ăn thỏa thích. Sau đó cho dê mẹ nằm trên ổ rơm để nghỉ ngơi, và nên đạt các con nó nằm cạnh bên mẹ, để dê mẹ được yên tâm nằm nghỉ, và dê con cũng được ấm áp nhờ hơi ấm toát ra từ mình dê mẹ. Chỉ cần được nghỉ ngơi sau vài ba giờ, dê mẹ sẽ khoẻ khoắn lại ngay. Nếu dê chăn thả, trong vài ba tuần đầu, phải nhốt dê mẹ lại trong chuồng không cho theo bầy đàn, chỉ khi dê con đã thực sự cứng cáp đủ sức đi theo dê mẹ ra đồng mới cho theo bầy.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG DÊ
1. Sự lên giống:
– Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Ðây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản.
– Dê thường có biểu hiện lên giống ở 6 – 8 tháng tuổi tùy theo giống.
– Các biểu hiện của sự lên giống: phần ngoài của bộ phận sinh dục sưng, chảy nước, đỏ và nóng lên. Ðuôi luôn luôn ve vẩy. Luôn luôn đứng yên khi dê cưỡi lên lưng hoặc con dê khác. Luôn kêu la và giảm lượng ăn. Chu kỳ lên giống của dê bình quân khoảng 21 ngày.
2. Phối giống:
– Thời gian phối giống tốt nhất cho dê là 12 – 18 giờ sau khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên của sự lên giống.
– Ðể tránh sự phối giống không thành công dê đực và dê cái nên nhốt chung trong 1 chuồng nhỏ. Trong hệ thống nuôi chăn thả dê có thể phối giống trong lúc ăn cỏ mà không cần chuồng.
– Phối giống không thành công (no pregnance) nếu dê cái xuất hiện chu kỳ động dục mới khoảng 17 đến 21 ngày sau khi phối giống.
– Không nên phối giống giữa các dê có mối quan hệ gần nhau.
– Nên thay đổi dê đực khoảng 1 năm sử dụng.
– Nên nuôi thịt những dê cái sau hai lần phối giống không đậu.
– Dê cái có thể lên giống lại sau 35- 45 ngày sau khi đẻ chúng ta có thể phối giống cho dê nếu thấy rằng thể trạng của dê tốt. Nếu dê cái sau khi đẻ có thể trạng không tốt như đẻ sinh đôi, sinh ba thì chúng ta có thể đợi thời gian lâu hơn tốt nhất là khi cai sữa dê con thì cho phối giống lại cho dê mẹ. Ðối với đẻ 1 con thì việc phối giống thường đạt kết quả trước cai sữa dê con.
3. Sự mang thai:
– Không có dấu hiệu lên giống sau 17 đến 21 ngày phối giống.
– Bụng có chiều hướng to lên.
– Vú của dê lớn nhất là vào cuối giai đoạn mang thai.
– Chuẩn bị chuồng cho dê chửa bằng ngăn chuồng để dê không bị quậy phá bởi các dê khác, thức ăn không bị các dê khác ăn, dê được yên tỉnh hơn để chuẩn bị đẻ. Việc duy trì sức khỏe tốt cho dê trong giai đoạn chữa là một việc làm cần thiết:
– Luôn luôn giữ cho chuồng khô ráo và sạch sẽ cũng như các vùng dưới sàn chuồng.
– Phải giữ cho chuồng luôn chắc chắn để dê không bị các gia súc khác tấn công cũng như bị trượt ngã do chuồng không được chắc chắn. Các dê cái có thể tăng lên 5 kg hoặc hơn trong suốt giai đoạn chữa vì thế cần cung cấp đầy đủ thức ăn có chất lượng tốt. Ðặc biệt là giai đoạn 2 tháng của thời kỳ chửa và hai tháng sau khi đẻ, thức ăn trong giai đoạn này cần:
– Cỏ tươi phải cung cấp đầy đủ bao gồm cả cây họ đậu.
– Thức ăn hỗn hợp.
– Nước luôn đầy đủ và sạch sẽ.
4. Chuẩn bị cho dê đẻ:
Các biểu hiện trước khi dê đẻ:
– Sụp cơ hông.
– Bầu vú lớn và cứng.
– Luôn luôn cử động như cào dưới sàn chuồng và luôn kêu la.
– Giảm ăn.
– Chuẩn bị chuồng cho dê đẻ:
+ Chuồng phải luôn sạch sẽ.
+ Các dụng cụ thú y.
+ Nên có một lồng úm dê con và lồng úm này có khoảng cách giữa hai thanh là 1,3cm để cho dê con không bị lọt chân.
5. Các vị trí thai của dê con:
– Bình thường
– Không bình thường
6. Các quá trình đẻ của dê:
– Ðầu tiên xuất hiện một bọc nước, bể.
– Dê con sẽ ra ngoài khoảng 1 đến 1,5 giờ sau khi bọc nước bể nếu vị trí thai bình thường, nếu thời giai trên dê con chưa ra thì cần can thiệp.
– Nhau sẽ ra khoảng 4 đến 12 giờ sau khi dê con được sinh ra.
– Sau khi dê con sinh ra cần sát trùng rốn bằng cồn iodine.
– Hãy để cho dê mẹ liếm dê con khô, nếu dê mẹ không liếm có thể dùng vải khô để làm khô dê con.
– Nếu cần thiết nên lau sạch mũi và miệng cho dê con dễ thở hơn.
7. Các trường hợp sinh khó ở dê do:
– Thai dê không ở vị trí bình thường
– Xương chậu của dê mẹ quá nhỏ
– Thai dê quá lớn
– Dê con bị chết trong thời gian chửa
– Dê con quá yếu do dinh dưỡng trong quá trình nuôi kém. Các trường hợp đẻ khó của dê con có thể biết trước được khi 45 phút bọc nước ối vỡ mà dê con sinh ra. Vì vậy, điều cần thiết đối với các dê hậu bị đẻ lúc đầu là cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống cũng như cho chúng vận động. Các thao tác can thiệp khi có trường hợp đẻ khó ở dê: Cho dê mẹ nằm xuống và phải thật thận trọng cũng như nhờ 1 người giữ chặt cổ của dê. Rửa sạch tay và phần sau của dê. Ðưa tay vào từ từ đến gần vị trí của thai dê. Lúc này chúng ta cảm thấy có thể nhận biết được các bộ phận của dê như đầu và chân. Khi đó nếu chúng ta cảm thấy đầu và chân sai vị trí thì sửa lại cho ở vị trí bình thường và từ từ kéo dê con ra ngoài.
8. Chăm sóc dê con sơ sinh:
- Dê con có thể bú và đứng dậy 1 giờ sau khi sinh nếu dê con quá yếu thì chúng ta có thể giúp đở cho dê đứng dậy và đến gần vú mẹ, nếu dê con không bú được chúng ta cho sữa vào ống tiêm để cho dê uống. Dê con có thể chết trong vòng 4 giờ nếu không được bú sữa, vì một lý do gì đó dê mẹ chết thì chúng ta có thể cho dê con bú sữa của những con dê khác đẻ cùng ngày hoặc có thể cho dê uống sữa thay thế cho dê con sử dụng. Chuẩn bị sữa thay thế: Thành phần sữa thay thế như sau:
+ 0.25 đến 0,5 lít sữa bò hoặc có thể thay bằng sữa bột.
+1 muỗng cà phê dầu cá.
+ 1 trứng gà.
+ 1/2 muỗng cà phê đường.
- Trộn tất cả thực liệu trên rồi lắc mạnh có thể sử dụng bình uống sữa nếu trong trường hợp khó khăn khi dê con quá yếu chúng ta có thể dùng ống tiêm để bơm trực tiếp cho dê và cho dê uống 3 đến 4 lần trong ngày, sau 2 ngày dê con không tiêu chảy có thể cho dê thêm 1 muỗng cà phê dầu khoáng. Với cách này dê con có thể uống sữa bằng bình bú một cách dễ dàng. Nếu dê con không có mẹ cũng có thể nuôi bằng cách khác như ghép với 1 dê mẹ khác. Ðiều này khi thực hiện có thể gặp một số trở ngại. Bởi vì dê mẹ khác không dễ dàng chấp nhận một dê con mới khác. Sau đây có một vài phương pháp để thực hiện điều trên. Dê mẹ có thể nhận biết dê con khi ngửi và cách tốt nhất để thực hiện điều này là đưa dê con bị mẹ chết vào cho mẹ mới lúc dê này đang sinh. Chúng ta có thể cố định đầu của dê mẹ mới và cho dê con bú cách này thì trong vòng 4 ngày dê mẹ có thể chấp nhận dê con.
9. Chăm sóc dê con trước cai sữa:
Ðối với giống dê Bách thảo của Việt Nam:
– 10 ngày đầu cho dê con ở với mẹ và bú tự do.
– 11 đến 21 ngày chỉ cho dê con bú sữa mẹ ngày 3 lần thường thì vắt sữa xong mới cho bú ngoài ra chúng ta cần cho chúng bú bình thêm 2 lần /ngày với lượng từ 0,4 đến 0,5 lít /ngày.
– 4 đến 5 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp sữa mẹ 2 lần sau khi vắt sữa và cho bú bình thêm khoảng 0,3 lít / ngày.
– 5 đến 8 tuần tuổi chỉ cho bú trực tiếp với mẹ một lần sau khi vắt sữa và cho bú bình tương đương 0.2 lít /ngày và chuẩn bị cai sữa hoặc trong giai đoạn này có thể sử dụng thức ăn thay thế cho dê con sử dụng (0,2 đến 0,4 kg/con/ngày). Khẩu phần như sau:
+ Bột bắp: 35%
+ Cám gạo: 35%
+ Bánh dầu dừa: 20%
+ Ðậu nành: 10% Ðối với các giống dê ngoại:
– Tuần 1: cho dê con ở chung với dê mẹ và bú tự do.
– Tuần 2: có thể cho dê con bú bình (giới thiệu các kiểu bú bình). Cho 1/2 lít sữa 3 lần trong ngày, lúc này đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con có thể tập ăn
– Tuần 3 đến tuần thứ 6: 2 lít sữa chia làm 3 lần trong ngày và đặt thức ăn và nước uống cũng như cỏ khô để dê con ăn.
– Tuần thứ 7 và 8: Giảm số lượng sữa 2 lần trong ngày.
– Tuần thứ 9 đến tuần thứ 12: Giảm lượng sữa 1 lần trong ngày và cai sữa: Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt dê con giống ngoại cai sữa 3 tháng đạt 15 kg.
10. Chăm sóc dê vắt sữa:
– Giai đoạn này dê có khả năng thu nhận thức ăn rất cao vì thế chúng ta cần cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng thức ăn cho dê. Mức ăn đối với dê đang cho sữa từ 3 đến 7 kg thức ăn xanh tùy vào trọng lượng cơ thể của chúng.
– Ðối với thức ăn hỗn hợp thì có hàm lượng đạm thô từ 15 đến 17% trong thời gian cho sữa.
– Giai doạn này dễ bị viêm vú cần tránh những sây sát.
– Cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê.
– Ðối với các giống dê cao sản thì phải cạn sữa 2 tháng trước khi đẻ (giải thích thêm chu kỳ cho sữa).
– Thực hiện cạn sữa có thể bơm kháng sinh vào bầu vú
– Số lần vắt sữa sau khi dê đẻ: tùy thuộc vào sản lượng sữa của từng con cũng như số con đẻ ra:
+ 10 ngày đầu sau khi đẻ: Nếu dê đẻ từ 2 đến 3 con trở lên thì không vắt sữa mà toàn bộ sữa sẽ dành cho dê con bú. Ðến khi cai sữa dê con mới vắt. Nếu dê mẹ chỉ đẻ 1 con thì ngày thứ 4 trở đi có thể vắt 1 đến 2 lần /ngày tùy vào sản lượng sữa của dê mẹ.
+ Từ ngày 11 đến ngày 60 vắt sữa 2 lần /ngày. Ðây là giai đoạn ít sữa nên chỉ vắt 1 lần /ngày.
* Bệnh viêm vú:
- Nguyên nhân: Có thể gây ra do nhiễm trùng tuyến vú:
-Triệu chứng: Vú của dê sẽ nóng đỏ, và khi chúng ta sờ vào dê cảm thấy đau. Sữa dê có thể có màu vàng, xanh hoặc màu đỏ, sữa có vẻ loãng hơn.
- Ðiều trị: Có thể sử dụng kháng sinh tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào bầu vú của dê. Trong những trường hợp khẩn cấp có thể vừa tiêm bắp và tiêm vào bầu vú. Dùng thuốc kháng sinh và theo các chỉ dẫn trên toa của thuốc. Trước khi bơm thuốc chắc rằng kim tiêm phải xuyên qua lỗ núm vú dê và đã vắt sữa, khi bơm thuốc phải cẩn thận. Lúc này cần phải vắt sữa ít nhất là 3 lần /ngày. Giảm đau cho dê bằng cách chườm nước nóng khoảng 2 đến 3 lần /ngày. Quy trình điều trị khoảng 3 đến 4 ngày. Ðề phòng bệnh viêm vú: luôn luôn giữ sàn chuồng sạch sẽ ngay cả phía dưới sàn chuồng vì đây có thể là nguồn gây bệnh. Ðối với dê đang vắt sữa cần vệ sinh bầu vú cẩn thận trước khi vắt sữa. Rửa tay bằng xà phòng trước khi vắt. Rửa sạch các vùng chung quanh bầu vú của dê. Sau khi vắt sữa có thể nhúng núm vú dê vào các thuốc chống nhiễm trùng. Khi đi mua dê để tránh lầm là dê có bị viêm vú ở chu kỳ trước hay không chúng ta kiểm tra bầu vú thấy cứng thì không nên mua.
11. Chăm sóc dê cái hậu bị:
- Dê giống hậu bị được tuyển chọn sau khi cai sữa đến phối giống theo một số chỉ tiêu nhất định cha mẹ cho năng suất cao. Trong quá trình trên dê không bị bệnh. Có sự tăng trọng cao so với các dê cùng tuổi. Ngoại hình và màu sắc tương ứng với giống mà ta muốn chọn. Trong giai đoạn này cần phải cung cấp thức ăn đầy đủ cho dê. Giai đoạn này dê cần cung cấp 50 đến 80% thức ăn thô xanh còn lại là thức ăn tinh, phụ phẩm nông nghiệp. Cần bổ sung khoáng canxi và phospho. - Tránh cho dê quá mập. Lượng ăn từ 3 đến 7 kg cỏ xanh và 200gam đến 400gam thức ăn hỗn hơp/con/ngày. Cung cấp đầy đủ nước sạch. Cho vận động nếu dê nuôi nhốt hoàn toàn.
12. Chăm sóc nuôi dưỡng dê đực giống:
- Thành công của một trại chăn nuôi dê phụ thuộc rất lớn vào dê đực giống. Những chủ nuôi dê có quy mô nhỏ từ 5 – 6 con cái không cần nuôi dê đực mà có thể thuê mướn dê ở các chủ nuôi trong vùng. Nuôi dê đực với mục đích gây giống cần phải chăm sóc đầy đủ ngay từ đầu mới chọn được những dê đực tốt. Chọn lọc dê đực: năng suất của một cá thể là kết quả của sự tương tác giữa bản chất di truyền và ngoại cảnh mà nó nhận được. Con đực dùng để phối cho nhiều dê cái nên mức độ ảnh hưởng của con đực đến thế hệ sau rất lớn vì tầm quan trọng như vậy cho nên phải chọn lọc dê đực ngay từ đầu. Chọn những con đực từ những bố mẹ xuất sắc, có khả năng tăng trọng nhanh. Bên cạnh những chỉ tiêu trên cần chọn những con đực phải nhanh nhẹn, thanh nhã, phản xạ tính đực mau lẹ. Nên sử dụng dê đực khi nó được 1 năm tuổi.
13. Nuôi dưỡng và phối giống:
- Cần cung cấp cỏ xanh đầy đủ và quanh năm cho dê đực, số lượng cỏ phụ thuộc vào trọng lượng của dê đực, thông thường từ 2 – 5 kg/con/ngày, nếu có điều kiện nên cho dê ăn tự do.
- Bảo đảm lượng nhu cầu về vật chất khô cho dê đực trung bình từ 1,5- 2 kg/con/ngày với trọng lượng dê là 50 kg.
- Cung cấp 300 đến 500 gam thức ăn hỗn hợp trong ngày dê đực có làm việc.
- Cung cấp đầy đủ các loại khoáng và vitamin, dùng đá liếm hoặc ống muối treo ở trong chuồng.
- Những thức ăn giàu chất bột đường nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần của dê đực.
- Thông thường 1 dê đực có thể phối trực tiếp cho 20 đến 30 dê cái.
- Không nên cho dê đực đi theo đàn khi chăn thả vì sẽ không quản lý được sự phối giống.
- Nên thay đổi dê đực 1 năm 1 lần để tránh đồng huyết.
KỸ THUẬT NUÔI VỊT
Nuôi vịt là một nghề mang lại giá trị kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi vịt từ giai đoạn chọn giống đến giai đoạn thu hoạch:
1. Chọn giống
Giống vịt: Chọn giống vịt phù hợp với mục đích nuôi (nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt, hoặc nuôi cả hai).
Chọn con giống khỏe mạnh: Chọn những con vịt có ngoại hình khỏe mạnh, lông mượt, mắt sáng, chân khỏe, không bị dị tật.
2. Chuẩn bị chuồng trại
Vị trí: Chuồng trại nên xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
Kích thước: Mật độ nuôi phù hợp là 4-5 con/m² đối với vịt thịt và 6-8 con/m² đối với vịt đẻ.
Hệ thống chuồng: Chuồng phải có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Cần có máng ăn, máng uống đặt ở vị trí thuận tiện.
3. Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên như cám gạo, ngô, đậu tương. Có thể bổ sung thêm rau xanh, tảo biển.
Chế độ ăn: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt ở từng giai đoạn phát triển. Vịt con cần thức ăn giàu đạm, vịt trưởng thành cần thêm các loại khoáng chất và vitamin.
4. Chăm sóc và quản lý
Nuôi dưỡng: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Thay đổi nước uống hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vịt. Theo dõi sức khỏe đàn vịt thường xuyên, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh.
Nhiệt độ và ánh sáng: Đảm bảo nhiệt độ chuồng trại từ 25-30°C đối với vịt con, 20-25°C đối với vịt trưởng thà Cung cấp đủ ánh sáng cho vịt, đặc biệt là vịt đẻ.
5.Quản lý nước
Nguồn nước: Nước uống và nước tắm cho vịt phải sạch, không bị ô nhiễm.
Bể tắm: Xây dựng bể tắm cho vịt, đảm bảo nước trong bể luôn sạch và được thay đổi thường xuyên.
6. Phòng bệnh
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng các bệnh như cúm gia cầm, bệnh viêm gan vịt, bệnh dịch tả vịt,bệnh Tembusu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh E. coli.
Điều trị bệnh: Khi phát hiện vịt bị bệnh, cần cách ly và điều trị ngay lập tức. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
7. Thu hoạch
Vịt thịt: Vịt thịt có thể thu hoạch khi đạt trọng lượng 2.5-3kg, thường từ 45-60 ngày tuổi.
Vịt đẻ trứng: Vịt đẻ trứng bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi. Thu hoạch trứng hàng ngày, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
8. Kinh nghiệm và lưu ý
Kinh nghiệm: Thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi vịt thành công. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về chăn nuôi vịt.
Lưu ý: Luôn tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi, thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ bằng các sản phẩm như KLOTAB/ DESINFECT GLUTAR ACTIVE.
Kết luận: Bằng cách tuân thủ các kỹ thuật nuôi vịt hiện đại và thực hiện đúng các bước đã nêu, người chăn nuôi có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc chú trọng đến an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi vịt.
1 SỐ CÁCH QUẢN LÝ HEO CON SƠ SINH TRONG VÒNG 1 TUẦN ĐẦU SAU SINH
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng heo con giai đoạn theo mẹ có ảnh hưởng rất quan trọng đến năng suất của một trang trại: số heo cai sữa/nái/năm, và khả năng phát triển của heo con ở giai đoạn sau khi tách mẹ. Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ chết trung bình của heo con giai đoạn theo mẹ khoảng 9,4%, . Và hai nguyên nhân chính gây chết heo con ở giai đoạn này là chết đè (48.7%), và chết yếu (20,5%). Một số khảo sát khác lại cho rằng hơn 50% số heo chết thường xảy ra trong giai đoạn 3 ngày đầu sau khi sinh.
1/ Hỗ trợ nái đẻ:
Nhiều nghiên cứu cũng như thực tế chỉ ra rằng, việc hỗ trợ heo con sơ sinh trong thời gian nái đang đẻ giúp cho người chăn nuôi nhanh chóng phát hiện ra những heo con trong nhóm sơ sinh yếu, và nhanh chóng thực hiện những biện pháp hỗ trợ như: móc nhớt, đờm từ miệng, làm khô heo con bằng bột lăn, đèn úm, cho bú kịp thời để tăng khả năng sống sót của heo con.
2/ Ngăn ngừa việc heo con bị lạnh:
Chuồng nuôi heo trong giai đoạn sơ sinh cần có hai tiểu khí hậu chuồng nuôi riêng biệt: nhiệt độ mát (15,5 – 18,3 độ C) cho heo nái mẹ, và nhiệt độ ấm, nóng (35 – 24,4 độ C) trong vài ngày đầu và giảm xuống 26,6 – 21,1 độ C) cho heo con. Để đạt được yêu cầu này, trại nên duy trì nhiệt độ chuồng nuôi khoảng 18,3 – 21,1 độ C, và có khu vực úm để làm ấm cho heo con.
Thường xuyên theo dõi phản ứng của nái mẹ và heo con để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp với yêu cầu của nái mẹ và heo con. Nếu nhiệt độ úm vượt quá ngưỡng (nóng quá), heo con sẽ không nằm trong ổ úm mà sẽ di chuyển ra phía bên ngoài gần khu vực nái mẹ. Điều này không những làm lãng phí nguồn điện năng mà còn làm tăng tỷ lệ chết đè do nái mẹ gây ra.
Nếu nhiệt độ úm thấp dưới ngưỡng yêu cầu, heo con sẽ nằm tụm lại thành đống, hay nằm chồng lên nhau. Điều này rất nguy hiểm vì heo con nhiễm lạnh rất dễ bị tiêu chảy và suy nhược cơ thể. Heo con nằm ngủ trong tư thế thoải mái (nằm nghiêng và thường chạm nhẹ vào nhau) cho thấy nhiệt độ úm thích hợp với yêu cầu của heo con.
Viêc chuẩn bị ổ úm cho heo con nên chuẩn bị trước khi nái đẻ (24 giờ), và có thể trong khi nái đẻ chúng ta nên cho thêm một đèn úm nằm ở phía sau của nái. Điều này giúp cho heo con nhanh chóng tự làm khô cơ thể, và nhanh chóng tìm vú mẹ để bú được sữa đầu.
Quản lý heo con sơ sinh trong vòng 1 tuần đầu sau khi sinh
3/ Đảm bảo heo con bú đủ lượng sữa đầu cần thiết:
Sữa đầu là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho heo con do có chứa một lượng lớn kháng thể. Sữa đầu có chất lượng kháng thể cao nhất trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh và lượng kháng thể này giảm dần và mất hẳn lúc 24 giờ sau khi sinh. Những heo con khỏe mạnh sẽ tự bú được lượng sữa đầu cần thiết, nhưng nhóm heo con sơ sinh yếu rất khó khăn để thu được lượng sữa đầu theo yêu cầu của cơ thể. Sau đây là những cách để giúp cho nhóm heo con yếu có thể bú đủ sữa đầu:
Ngăn ngừa tình trạng heo con bị lạnh sau khi sinh bằng cách cho heo con nằm trên tấm giẻ hút ẩm (bao bố), rắc bột làm khô lên mình heo con, và cung cấp đèn úm cho heo con
Cho bú theo ca trong tình trạng số heo con trong cùng một ổ nái đẻ quá nhiều. Thực hiện trong 12 giờ đầu sau khi sinh. Để đạt được kết quả tốt, nên tách những heo con lớn trội trong bầy ra khỏi nái mẹ 1 – 2 giờ vào buổi sáng, và 1 – 2 giờ vào buổi chiều, và để nhóm heo con yếu ở lại với nái mẹ. Chích cho nái mẹ 1 – 1,5 ml Oxytocin mỗi lần tách nhóm heo con ra khỏi nái mẹ. Đảm bảo rằng những heo con lớn trội khi tách ra khỏi mẹ phải được ủ ấm cẩn thận. Thực hiện phương pháp này giúp heo con bú đủ sữa đầu trước khi thực hiện nuôi ghép bầy.
4/ Nuôi ghép bầy:
Tỷ lệ chết heo con giai đoạn theo mẹ thấp thường nằm trong nhóm heo con sơ sinh có trọng lượng lớn, khỏe mạnh, và có tính đồng đều giữa các cá thể trong bầy cao. Mục đích chính của việc nuôi ghép là làm tăng tính đồng đều giữa các cá thể trong cùng một ổ nái đẻ, và số heo con/ổ nái phải tương đồng với khả năng của nái mẹ (thể trạng, số vú có khả năng cho sữa). Để đảm bảo được chất lượng của việc nuôi ghép, chúng ta cần thực hiện theo các yêu cầu sau:
Đảm bảo tất cả heo con phải bú đủ sữa đầu từ nái mẹ của chúng trước khi tiến hành nuôi ghép. Nên nhớ rằng, cần giữ heo con ở với nái mẹ của chúng ít nhất từ 4 – 6 giờ sau khi sinh trước khi ghép bầy.
Ghép bầy heo con nên tiến hành trước khi heo con sinh ra được 24 – 48 giờ để tránh tình trạng heo con quen với vú của mẹ mình.
Chọn những heo nái mẹ có thể trạng nhỏ, lành tính (hiền), kích cỡ núm vú nhỏ để nuôi dưỡng nhóm heo sơ sinh yếu
Theo dõi tình hình bệnh tật trong khu vực nái đẻ trước khi tiến hành ghép bầy. Điều này rất quan trọng vì làm giảm khả năng phát tán mầm bệnh. Tránh ghép heo con khỏe mạnh sang những nái bệnh, và ngược lại
Nên lựa những heo đực con để thực hiện việc nuôi ghép bầy.
1 KHẨU PHẦN ĂN GIÀU ĐỒNG VÀ KẼM CÓ CÒN TỐT NHẤT CHO HEO CON KHÔNG
Từ lâu, vitamin và khoáng chất vi lượng được bổ sung vào khẩu phần ăn của heo để góp phần nâng cao sức khỏe và năng suất. Tùy theo pha hoặc giai đoạn sản xuất, heo cần lượng vitamin và khoáng vi lượng khác nhau.
1. Vai trò của Đồng và Kẽm
Đồng và Kẽm Đồng và Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý, hàm lượng Đồng trong khẩu phần từ 5-10 ppm và Kẽm là 50-125 ppm, nhìn chung là đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho heo trong các quá trình. Tuy nhiên, khi được cung cấp ở nồng độ cao (100-250 ppm với Đồng và 2.000-3.000 ppm với Kẽm), hai khoáng chất này được biết đến với tác dụng thúc đẩy tăng trưởng.
Đồng có hiệu quả ngay cả khi dùng chung với thuốc kháng sinh trong khẩu phần ăn. Điều này cho thấy phản ứng với Đồng có tính chất bổ sung cho phản ứng với thuốc kháng sinh. Phản ứng với hàm lượng Đồng cao trong chế độ ăn giảm dần theo độ tuổi và thời gian sử dụng dài hơn, nhưng một số thử nghiệm gần đây cho thấy, có thể có mối liên hệ với tình trạng oxy hóa của Đồng vì Đồng hóa trị một (Cu+)dường như có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng tốt hơn.
Kẽm được cho ăn ở khẩu phần ăn có hàm lượng cao (2.000-3.000 ppm) làm giảm tỷ lệ bị tiêu chảy và tăng cân ở heo mới cai sữa. Tuy nhiên, hàm lượng Kẽm cao trong khẩu phần ăn này chỉ có lợi cho heo trong giai đoạn đầu của thời kỳ con non. Vì vậy, thời gian cho ăn khẩu phần có hàm lượng Kẽm cao nên được hạn chế trong khoảng 2/3 tuần sau khi cai sữa.
Những tác dụng phụ thường không được quan sát thấy ở heo cai sữa khi bổ sung hàm lượng Đồng và Kẽm cao cùng nhau. Điều này có thể là do ảnh hưởng xấu giữa Đồng và Kẽm được sử dụng ở mức cao. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu cho thấy còn mâu thuân và vấn đề này còn cần được nghiên cứu hiểu thêm.
Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cho ăn hàm lượng Kẽm cao cho đến khi heo đạt 12 kg, sau đó cho ăn hàm lượng Đồng cao trong thời gian còn lại của heo con là chiến lược hiệu quả nhất về mặt chi phí. Nhưng phương thức hoạt động đằng sau chế độ ăn có hàm lượng Đồng và Kẽm cao là gì?
2.Những vấn đề tiềm ẩn khi bổ sung Đồng và Kẽm ở nồng độ cao là gì?
Bổ sung Đồng và Kẽm ở mức cao có thể dân đến nguy cơ ngộ độc Đồng cho heo. Nhiễm độc Đồng xảy ra khi lượng Đồng trong khẩu phần ăn vượt quá 250 ppm hoặc sử dụng chất bổ sung Đồng trong thời gian dài (trên 60 ngày). Dấu hiệu ngộ độc Đồng bao gồm vàng da và giảm hiệu suất do gan tích tụ quá nhiều Đồng.
Bảng 1: Mức Kẽm và Đồng khuyến nghị trong khẩu phần cho heo
Trọng lượng sống của heo con (kg)
Kẽm (ppm)
Đồng (ppm)
< 5kg
3000*
5†
5 đến 7 kg
3000*
5†
7 đến 11 kg
2000*
5†
11 đến 22 kg
50†
100-250‡
22 đến 55 kg
50†
50-100‡
> 55kg
50†
5†
* Mức tăng trưởng
† Dựa trên yêu cầu tối thiểu hàng ngày của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia
‡ Tăng trưởng -.
Ngộ độc Kẽm biểu hiện qua các triệu chứng như chán ăn, viêm khớp, viêm dạ dày và có thể dân đến tử vong. Nguy cơ ngộ độc Kẽm cao hơn khi sử dụng các nguồn Kẽm dễ hấp thu như Kẽm cacbonat với nồng độ cao (4.000 ppm) trong thời gian dài. Do đó, để đảm bảo an toàn, các nhà xây dựng công thức và chuyên gia dinh dưỡng chỉ sử dụng hàm lượng Đồng và Kẽm được khuyến nghị trong khẩu phần ăn cho heo. Thường chỉ dùng liều lượng khuyến nghị cho thúc đẩy tăng trưởng vào những giai đoạn phát triển cụ thể của heo (Bảng 1).
Bổ sung Đồng và Kẽm giúp heo lớn nhanh hơn, nhưng cũng khiến heo thải ra nhiều phân hơn. Phân heo chứa nhiều Đồng và Kẽm có thể làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Do đó, cần sử dụng Đồng và Kẽm một cách hợp lý để bảo vệ môi trường.
1 SỐ KỸ THUẬT NUÔI HEO THỊT HIỆU QUẢ
I. Chuồng trại
Chọn địa điểm cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời.
Nền chuồng làm bằng xi măng, có độ dốc khoảng 2- 3%, không tô láng (để tránh hiện tượng heo bị trượt). Có máng ăn, núm uống tự động riêng biệt đúng kích cỡ. Ngoài chuồng có rãnh thoát phân và hố phân cách xa chuồng.
II. Thức ăn và cách cho ăn
1. Thức ăn
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt, thức ăn tốt giúp heo mau lớn, lãi suất cao, nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau:
Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
Dùng thức ăn tự trộn.
Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc có uy tín.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm 1 số loại thức ăn bổ sung như: AMILYTE, UMBROTOP ORAL nhằm cung cấp các vitamin A, D, E, B1, B6, B12 cần thiết cho sự phát triển của lợn. Và ZYMEPRO giúp heo hấp thu và tiêu hoá thức ăn 1 cách triệt để, tăng cường sức đề kháng từ đó giúp heo tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.
2. Chế độ cho ăn
Khi heo mới bắt về cho ở chuồng riêng càng xa heo cũ càng tốt. Ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo ăn (nhất là heo con) ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ.
Căn cứ vào đặc điểm phát triển của heo và điều kiện chăn nuôi của từng hộ mà có 2 phương thức cho ăn:
- Phương thức cho ăn tự do: Cho heo ăn tự do theo nhu cầu từ cai sữa đến xuất chuồng. Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Heo mau lớn nên thời gian nuôi ngắn, quay vòng vốn nhanh.
+ Khuyết điểm: Không tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ mỡ cao.
- Phương thức cho ăn định lượng:
+ Heo dưới 60 kg: Ở giai đoạn này cho ăn tự do theo nhu cầu phát triển của heo (ở giai đoạn dưới 30 kg nên cho heo ăn nhiều bữa trong ngày).
+ Từ 61 kg đến lúc xuất bán: Ở giai đoạn này nếu cho ăn nhiều heo sẽ mập do tích lũy mỡ, nên cho ăn hạn chế khoảng 2,3 - 2,7 kg/con/ngày và sử dụng đúng loại thức ăn.
Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
+ Ưu điểm: Tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ nạc cao hơn phương thức cho ăn tự do.
+ Khuyết điểm: Thời gian nuôi kéo dài.
III. Nước uống
- Nước uống cho heo phải sạch sẽ và đủ lượng nước theo nhu cầu.Có thể sử dụng thêm sản phẩm PRODUCTIVE ACID SE giúp làm sạch đường ống, xử lý nguồn nước, cải thiện hệ thống lông nhung đường ruột, phân khô, chuồng thoáng...
IV. Quản lý và phòng ngừa dịch bệnh
1. Vệ sinh chuồng trại
- Ngăn cách khu vực chăn nuôi heo với các khu chăn nuôi khác như: Chó, mèo, gà, vịt…
- Rửa và phun thuốc sát trùng chuồng trại sạch sẽ ít nhất 3-7 ngày trước khi thả heo vào chuồng bằng việc sử dụng các sản phẩm sát trùng như KLOTAB, DESINFECT GLUTAR ACTIVE HOẶC NANO ĐỒNG
- Hàng ngày phải quét phân trong chuồng giữ cho chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Xử lý xác chết gia súc nghiêm ngặt: Chôn sâu, đốt…
- Nên có kế hoạch rửa chuồng, phun thuốc sát trùng và diệt ruồi, muỗi mỗi tháng một lần.
2. Tiêm phòng cho heo
Chích ngừa đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh như Suyễn, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Dịch tả, E.coli phù đầu, sau 2-3 tuần chích lại lần 2
3.Kiểm tra và bảo trì định kỳ:
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống thoát nước và sàn chuồng để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động hiệu quả và an toàn cho heo.
KỸ THUẬT NUÔI VỊT THỊT
Nuôi vịt là một nghề mang lại giá trị kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi vịt từ giai đoạn chọn giống đến giai đoạn thu hoạch:
1. Chọn giống
Giống vịt: Chọn giống vịt phù hợp với mục đích nuôi (nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt, hoặc nuôi cả hai).
Chọn con giống khỏe mạnh: Chọn những con vịt có ngoại hình khỏe mạnh, lông mượt, mắt sáng, chân khỏe, không bị dị tật.
2. Chuẩn bị chuồng trại
Vị trí: Chuồng trại nên xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
Kích thước: Mật độ nuôi phù hợp là 4-5 con/m² đối với vịt thịt và 6-8 con/m² đối với vịt đẻ.
Hệ thống chuồng: Chuồng phải có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Cần có máng ăn, máng uống đặt ở vị trí thuận tiện.
3. Thức ăn và dinh dưỡng
Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên như cám gạo, ngô, đậu tương. Có thể bổ sung thêm rau xanh, tảo biển.
Chế độ ăn: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt ở từng giai đoạn phát triển. Vịt con cần thức ăn giàu đạm, vịt trưởng thành cần thêm các loại khoáng chất và vitamin.
4. Chăm sóc và quản lý
Nuôi dưỡng: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Thay đổi nước uống hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vịt. Theo dõi sức khỏe đàn vịt thường xuyên, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh.
Nhiệt độ và ánh sáng: Đảm bảo nhiệt độ chuồng trại từ 25-30°C đối với vịt con, 20-25°C đối với vịt trưởng thà Cung cấp đủ ánh sáng cho vịt, đặc biệt là vịt đẻ.
5.Quản lý nước
Nguồn nước: Nước uống và nước tắm cho vịt phải sạch, không bị ô nhiễm.
Bể tắm: Xây dựng bể tắm cho vịt, đảm bảo nước trong bể luôn sạch và được thay đổi thường xuyên.
6. Phòng bệnh
Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng các bệnh như cúm gia cầm, bệnh viêm gan vịt, bệnh dịch tả vịt,bệnh Tembusu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh E. coli.
Điều trị bệnh: Khi phát hiện vịt bị bệnh, cần cách ly và điều trị ngay lập tức. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
7. Thu hoạch
Vịt thịt: Vịt thịt có thể thu hoạch khi đạt trọng lượng 2.5-3kg, thường từ 45-60 ngày tuổi.
Vịt đẻ trứng: Vịt đẻ trứng bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi. Thu hoạch trứng hàng ngày, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
8. Kinh nghiệm và lưu ý
Kinh nghiệm: Thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi vịt thành công. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về chăn nuôi vịt.
Lưu ý: Luôn tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi, thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ bằng các sản phẩm như KLOTAB/ DESINFECT GLUTAR ACTIVE.
Kết luận: Bằng cách tuân thủ các kỹ thuật nuôi vịt hiện đại và thực hiện đúng các bước đã nêu, người chăn nuôi có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc chú trọng đến an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi vịt.
BỐN NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI TRẠI HEO
4 NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI TRẠI HEO
Nguyên tắc 1 – Hạn chế tiếp xúc tối đa với heo
Bệnh được truyền từ tiếp xúc giữa heo với heo. Nếu tối thiểu việc tiếp xúc giữa heo với heo thì sẽ hạn chế được việc phát sinh dịch bệnh. Hãy nhớ rằng những thứ tiếp xúc với heo như kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, phân hoặc con người cũng có thể là vật trung gian lây bệnh. Vấn đề lây nhiễm dịch bệnh ở các chuồng trại hoặc nhóm heo thường xuyên bắt đầu từ một số con bị nhiễm bệnh.
Nguyên tắc 2 - Stress là thuốc độc
Động vật khi bị stress là lúc dễ bị mắc bệnh. Không chỉ là các nguyên nhân gây stress vật lý thông thường mà ta đã biết như nuôi mật độ cao, heo bị lạnh mà còn do hệ thống miễn dịch không bảo vệ được trước sự tấn công của vi khuẩn gây stress. Chúng ta luôn phải quan sát để tìm biện pháp sao cho heo giảm được các nguyên nhân gây stress.
Nguyên tắc 3 - Vệ sinh là vàng
Không có biện pháp thay thế nào tốt hơn việc vệ sinh và phòng dịch triệt để. Vệ sinh sát trùng các công cụ và dụng cụ, chuồng trại sẽ đem lại hiệu quả cao. Phải ngăn chặn việc lây nhiễm thông qua kim tiêm và các dụng cụ.
Nguyên tắc 4 - Tầm quan trọng của dinh dưỡng
Heo con mới sinh là đang trong giai đoạn phát triển của hệ miễn dịch nên cần được bú sữa đầu đầy đủ. Heo con sẽ được bảo vệ vì các kháng thể cần thiết đã được hấp thu. Để phát huy hết khả năng của hệ miễn dịch nhằm chống lại các loại bệnh cần bổ sung trong cám nguyên tố vi lượng, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa với liều lượng phù hợp.
CÁC TÍP VỖ BÉO CHO GÀ XUẤT CHUỒNG
Vỗ béo cho gà giúp người nông dân giảm chi phí cám, thuốc, nhân công trong giai đoạn cuối, rút ngắn thời gian xuất chuồng, từ đó giúp cho gà gia tăng trọng lượng, bà con gia tăng được lợi nhuận kinh tế.
Vậy làm như thế nào để giúp người chăn nuôi giảm chi phí hao tổn, đàn gà tăng cân hiệu quả, an toàn, đều,mào tích mã đẹp, chân vàng, trước khi xuất chuồng. Cùng Thú Y Toàn Cầu theo dõi tiếp để nắm được các type vỗ béo gà an toàn trước khi xuất bán:
1. Các chỉ tiêu đánh giá vỗ béo thành công:
- Lườn dày - thịt chắc
- Mào tích đỏ, dựng đứng, bắt mắt
- Mẫu mã đẹp - da vàng, chân vàng- lông bóng mượt
- Đạt trọng lượng theo yêu cầu- đồng đều toàn đàn
2. Thời gian và kĩ thuật vỗ béo:
Tuổi vỗ béo thường bắt trước khi xuất chuồng 20 ngày. Vỗ béo sớm sẽ ảnh hưởng khung xương của gà phát triển không kịp, vỗ béo muộn sẽ kéo dài thời gian cho ăn và tăng tiêu tốn thức ăn.
Kỹ thuật vỗ béo chủ yếu là: sử dụng thức ăn năng lượng cao, ánh sáng tối, hạn chế phạm vi vận động, bổ sung thức ăn hỗn hợp, cần đảm bảo gà đủ ngày và có độ béo nhất định thì chất lượng gà là tốt nhất của nó.
a. Cho ăn thức ăn vỗ béo
Trong giai đoạn vỗ béo, gà vẫn đang phát triển cơ bắp và cần tích mỡ trong thời gian ngắn. Do đó, thức ăn vỗ béo nên chứa năng lượng cao hơn. Nói chung, yêu cầu năng lượng trao đổi chất trên mỗi kg thức ăn phải trên 1276 kJ (3050 kcal); hàm lượng protein có thể được giảm một cách thích hợp xuống khoảng 14% -16%; bột cá, nhộng tằm, bột máu và các loại nguyên liệu động vật khác không nên cho thêm vào thức ăn vỗ béo để không ảnh hưởng đến hương vị của thịt gà.
Giảm lượng bột đậu tương, tăng tỷ lệ ngô và thêm 3% đến 5% dầu hạt cải, dầu đậu nành và các loại dầu khác. Nó không chỉ có thể giảm chi phí thức ăn, tăng năng lượng mà còn đảm bảo hiệu quả vỗ béo tốt. Việc cho ăn bổ sung ngô vàng đã nghiền và chín để kiểm soát tốt lượng nguyên liệu có lợi cho việc tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian vỗ béo.
Gà khi tăng trưởng cơ bắp cũng cần đảm bảo khung sườn của gà chắc chắn, tránh các trường hợp khung xương quá yếu khiến gà nằm 1 chỗ không được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống. Thường xuyên bổ sung thêm canxi cho gà từ khi nhỏ bằng CALPHO để khung xương chắc khỏe
b. Hạn chế phạm vi thả nuôi
Trong giai đoạn vỗ béo phải giảm bớt sự vận động của gà để tiết kiệm năng lượng tiêu hao của cơ thể gà, nâng cao hiệu quả vỗ béo. Bố trí thêm máng ăn máng uống cho gà trong chuồng và có thể sử dụng xi-lô tự động để gà ăn cùng 1 lúc là hiệu quả nhất
c. Tăng số lần cho ăn
Gà tiêu hóa và hấp thu thức ăn nhanh, thời gian đi qua đường tiêu hóa ngắn, trong giai đoạn vỗ béo nên tăng số lần cho ăn, ngoài ra có thể cho ăn 3 đến 4 lần ban ngày, cho ăn một lần vào ban đêm có thể cải thiện vỗ béo, hiệu quả là rút ngắn thời gian vỗ béo.
Theo đặc điểm sinh lý của gà thịt, nên bổ sung axit hữu cơ PRODUCTIVE ACID SE vào thức ăn cho gà thịt, axit hữu cơ tham gia vào chu trình acid tricarboxylic cung cấp năng lượng sản xuất và kích thích các enzyme trong đường tiêu hóa thúc đẩy sự hấp thụ năng lượng. Ngoài ra chúng còn ức chế sự phát triển của hệ vi sinh vật gây bệnh ở đường ruột nhưng không ức chế sự phát triển của vi khuẩn tạo acid lactic có lợi. Cải thiện hiệu suất sản xuất, cải thiện chất lượng thân thịt, tăng tỷ lệ thịt xẻ, giảm tỷ lệ thức ăn thành thịt từ 5% -10%, tỷ lệ moi ruột có thể tăng 0,8% -1,5% và giết mổ trước 2-3 ngày.
d. Thêm thức ăn xanh
Để tăng độ vàng của da và chân gà trên thị trường, bạn có thể bổ dung các loại vitamin như A, B,C,D,E, methionine, tryptophan, lutein (sắc tố vàng) và canthaxanthin (sắc tố đỏ, 3 ppm). Bằng cách này, thứ nhất, gà giảm bớt sự đánh nhau, thứ hai, nó có thể tiết kiệm thức ăn và tăng độ vàng của da và chân gà.
Chúng ta có thể tham khảo sản phẩm bổ sung PRODUCTIVE FORTE tăng độ vàng của da và chân gà
e. Chuyển sang thức ăn hỗn hợp ướt
Thức ăn hỗn hợp ướt tốt cho gà ăn và tiêu hóa, giảm lãng phí thức ăn, đồng thời giúp gà tăng trọng, nhất là trong thời tiết nắng nóng thì hiệu quả càng tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hỗn hợp ướt phải được ăn hết trong mỗi bữa ăn để đảm bảo độ tươi của thức ăn.
f. Ngăn chặn gà mổ lông nhau
Gà được đưa ra thị trường phải có bộ lông đầy đặn, sáng đẹp, mỏ không vẹo, cụt, nên ở giai đoạn này cần ngăn chặn gà mổ lông nhau, đánh nhau. Cố gắng không chiếu sáng vào ban đêm để gà được nghỉ ngơi yên tĩnh. Mật độ thả là yếu tố chính dẫn đến mổ nhau, và mật độ thả phải được điều chỉnh bất cứ lúc nào tùy theo sự xuất hiện của mổ nhau.
Ngoài ra cũng có thể do gà thiếu 1 số yếu tố dinh dưỡng vi lượng như vitamin, chất khoáng. Các bạn có thể tham khảo AMYLITE cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết với hàm lượng cao cho gà chống cắn mổ nhau
g. Giải độc gan thận cho đàn gà
Đối với gà thịt, khi vỗ béo, Gà được nạp rất nhiều năng lượng để tăng lườn, dày cơ. Lượng thức ăn đó vô tình có thể khiến gà của bạn phải sử dụng nhiều kháng sinh và thuốc để kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, gan thận của gà thịt rất dễ tổn thương do sự phát triển nhanh chóng của cơ thể. Do đó, cần bổ sung thường xuyên các chế phẩm giúp gà tăng cường chức năng gan thận: LIVERCIN với liều 1ml/1-2 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày.
10 BÍ QUYẾT CHO MỘT ĐÀN GÀ KHỎE MẠNH
Theo Hội đồng Gà Quốc gia Hoa Kỳ, năm 2018, hơn 9 tỷ con gà thịt đã được ấp nở, và hơn 20 triệu tấn thịt gà đã được sản xuất. Điều này cho thấy Mỹ là nhà sản xuất gà thịt lớn nhất thế giới.
Một trong những điều quan trọng nhất khi nuôi gà là cung cấp môi trường tự nhiên ổn định để chúng sinh sống và phát triển. Nếu bạn hiện đang nuôi hoặc đang cân nhắc đến việc nuôi gà, có một số điều bạn có thể làm để làm cho mô hình chăn nuôi của bạn thành công.
Cho dù để kinh doanh hay để lấy thịt cung cấp cho gia đình, chăn nuôi gà khỏe mạnh là một sự đầu tư đáng giá về thời gian và công sức. Bất kể bạn lựa chọn gà giống như thế nào, chế độ ăn uống và môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn gà.
Những bí quyết để chăm sóc đàn gà khỏe mạnh
Việc chăm sóc đàn gà mạnh khỏe phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Những con gà hạnh phúc sống trong môi trường “không có stress” sẽ đẻ những quả trứng to hơn, có chất lượng thịt cao hơn so với những con gà nuôi với mật độ quá dày.
Lựa đúng giống
Nghiên cứu kĩ là yếu tố tiên quyết ở điểm này. Bạn đang kiếm giống gà sản xuất nhiều trứng hay cho nhiều thịt, hay cả hai?
Nếu bạn kiếm giống gà đẻ sai, chúng tôi khuyến nghị hãy chọn giống gà Golden Comet. Chúng khá điềm tĩnh, có thể nuôi gần những vật nuôi khác, đẻ khoảng 250-300 trứng/năm.
Đối với gà thịt, chúng tôi thích giống gà Buckeye vì khả năng chống chịu. Chúng được thiết kế để chống lại thời tiết lạnh, nhưng cũng có thể phát triển tốt trong hầu hết các môi trường và chúng cũng có khả năng đề kháng với mầm bệnh. Chúng nặng khoảng 4,5 kg khi trưởng thành và chúng cũng có màu sắc đẹp.
Giống gà ưa thích của chúng tôi phục vụ cho 2 mục đích là giống Black Australorp. Gà trống thường nặng khoảng 4,25 đến 5 kg và gà mái nặng khoảng 3,25 đến 4 kg. Giống này cũng đẻ khoảng 250 trứng một năm, một con số khá ấn tượng. Mặc dù, chúng có thể hơi nhút nhát lúc ban đầu và thích ở trong chuồng, bạn nên cung cấp cho chúng thêm không gian để chúng có thể đào xới tìm thúc ăn.
Quản lý chuồng gà
Nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng bạn cần phải giữ cho nguồn nước sạch sẽ, mới và thay nước mỗi ngày. Xây dựng một nhà chuồng an toàn với đầy đủ ánh sáng. Tạo ra không gian an toàn bên trong là điều cần thiết với đàn gà và hãy cân nhắc về việc bổ sung một bóng úm dành khi sang đông.
Và cũng cần kiểm tra chuồng thường xuyên để phát hiện những dâu hiệu hàng rào bị hư hỏng hay không chắc chắn, điều này sẽ giúp bảo vệ đàn gà khỏi tầm ngắm của những tay săn mồi. Nuôi gà trong chuồng kín giúp bảo vệ gà khỏi các loài như sói đồng cỏ, chó hoang, cáo và những loài khác.
Bảo vệ đàn gà trước mầm bệnh
Cũng giống như đối với thú cưng, bạn cần chủng ngừa vắc-xin cho gà. Việc kiểm soát sâu bọ và kí sinh trùng phải đồng bộ với việc vệ sinh chuồng và chủng ngừa
Đầu tư vào thức ăn chất lượng tốt
Duy trì nguồn thực phẩm chất lượng tốt. Cân nhắc về việc bổ sung canxi và các phụ gia giàu khoáng chất như vỏ sò hay đá trầm tich và ngũ cốc. Điều này không chỉ làm phong phú chế độ ăn của gà, nó còn giúp bổ sung thêm canxi, hỗ trợ sản xuất ra các quả trứng khỏe mạnh
Những sai lầm phổ biến
Mặc dù nhiều người trong chúng ta đã có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gà, một số nhà chăn nuôi lại mới bắt đầu tham gia vào ngành này. Bên dưới là danh sách 5 điều mà chúng ta cần biết khi mới bắt đầu chăn nuôi
Tỉ lệ vàng
Tùy theo giống, tỉ lệ gà mái:gà trống sẽ khác nhau, nhưng chúng tôi khuyến nghị tỉ lệ 12 mái: 1 trống. Nếu bạn nuôi quá nhiều gà trống trong đàn, những con gà mái bị đạp mái quá nhiều khiến chúng bị rụng lông, còm lưng, và thậm chí là chấn thương.
Không kiểm tra số lượng gà
Khi bắt đầu nuôi gà, chúng ta thường để đàn gà tự kiếm ăn buổi sáng và quay về chuồng vào ban đêm. Tuy nhiên chúng ta không đếm chính xác bao nhiêu con. Điều này khiến cho đàn gà bị “mất quân” nhiều lần.
Không đọc kĩ luật
Cũng như với những vấn đề khác, luật chăn nuôi thay đổi theo từng địa phương và từng chi tiết. Việc quan trọng cần làm là đọc kĩ những quy định về chăn nuôi gà để tránh những khoản tiền phạt.
Quên kiểm soát khí hậu
Tùy khu vực, trang trại của bạn có thể ở xứ nóng hay những khu vực bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt. Cố gắng bổ sung bóng râm cho gà có chỗ tránh nóng và nếu bạn ở khu vực lạnh hơn, hãy cân nhắc lắp thêm một đèn sưởi cho gà giữ ấm vào mùa đông.
Quên xây chuồng gà cao lên
Đây là phương pháp chúng tôi khuyến nghị vì nhiều lí do. Đối với những người mới bắt đầu, nếu bạn xây chuồng trên nền đất, loài săn mồi như chó hoang hay cáo có thể đào lỗ bên dưới tường hay hàng rào của chuồng và sau đó đột nhập và tấn công đàn gà. Cách này cũng giúp bạn bảo vệ gà trước khí hậu. Sàn chuồng sẽ bền hơn, không bị mục nát bởi những yêú tố như nước mưa hay đất ẩm.
Tận hưởng gà ngoài sân hay trên bàn ăn
Bất kể bạn đang chăn nuôi gà vì nhu cầu thực phẩm cá nhân hay để kinh doanh, công việc chăm sóc gà là như nhau, dù bạn chăm 2 con hay hàng trăm con. Điều khác biệt duy nhất là lượng thời gian cần thiết để chăm sóc chúng.
Nguồn: channuoigiacam.com (Theo thepoultrysite)
BỆNH MỔ CẮN TRÊN GÀ
Gà mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi, hậu môn… gây chảy máu. Khi máu chảy tiếp tục là nhân tố kích thích càng mổ cắn nhau mạnh. Khởi đầu chỉ một vài con trong đàn mổ cắn, nhưng nếu không can thiệp sớm có thể bùng phát trong toàn đàn, gây thiệt hại rất nhiều về kinh tế.
CẮT MỎ VÀ LÀ MỎ GÀ
Con vật sốt cao 43 – 45oC, thở khó, uống nhiều nước, mệt mỏi, ủ rũ, lông xù, mất tính thèm ăn. Ho, hắt hơi, khò khè, chảy nước mắt, nước mũi. Đi loạng choạng, run rẩy, đầu lắc lư, quay cuồng khi bị xua đổi, mệt mỏi nằm lì, tụm đống lên nhau. Tiêu chảy, phân loãng trắng, xanh. Xuất huyết: ở mào, yếm (gà dưới 2 tháng tuổi mào, yếm, thâm tím lại; gà trên 2 tháng tuổi mào, yếm thâm tím và có xuất huyết hoại tử ở rìa mào, ở dưới da, da chân, kẽ ngon chân). Tỷ lệ bệnh và chết rất cao. Giảm sản lượng và chất lượng trứng đột ngột
NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG
Thông qua việc tạo và giải phóng thân nhiệt sẽ giúp gà duy trì thân nhiệt nằm ở mức 40,1 – 41,7OC. Nếu nhiệt lượng sản xuất ra nhiều hơn lượng nhiệt lượng giải phóng gà sẽ bị stress nhiệt. Lúc này gà sẽ tăng cường hô hấp, tăng lượng nước uống vào và giảm lượng cám ăn. Khi nhịp hô hấp tăng nhanh thì carbon dioxide từ máu sẽ được thải ra nhiều à độ pH trong máu tăng (tăng độ kiềm), phá vỡ sự cân bằng chất dinh dưỡng vô cơ và chất điện giải trong cơ thể. Gà có thể giảm tỷ lệ đẻ, chất lượng vỏ trứng bị ảnh hưởng. Gà thịt có thể chậm lớn, ảnh hưởng tới FCR, tăng tỷ lệ chết. Đặc biệt, là những trại nuôi với mật độ cao nếu không chú ý để nhiệt độ chuồng trại tăng thì đàn gà sẽ bị thiệt hại rất lớn.
Quản lý thức ăn: Vào mùa nóng gà sẽ giảm lượng cám ăn vào nên cần cung cấp cám có hàm lượng đạm cao. Tuy nhiên, những loại cám này thì thường giá cao. Hơn nữa, thức ăn có hàm lượng chất béo cao sẽ dễ hư. Có thể chuyển sang cho ăn vào lúc thời tiết mát (lúc sáng sớm hoặc chiều tối). Không nên cho gà ăn khi thời tiết nóng. Bổ sung thêm chất điện giải và vitamin vào trong cám. Về mặt sinh lý khi hô hấp tăng, lượng cám ăn vào giảm thì mức độ cân bằng của chất điện giải bị phá hủy à ảnh hưởng tới quá trình hình thành vỏ trứng, tỷ lệ vỏ trứng bị bể cao. Bổ sung Na4Cl và NaHCO3 sẽ giúp cải thiện độ pH. Vitamin A, C, E sẽ giúp nâng cao sức miễn dịch của các tế bào trong cơ thể. Vitamin D3 giúp tăng hiệu quả hấp thu canxi à giúp cải thiện chất lượng trứng.
Bổ sung đầy đủ nước uống, vệ sinh silô cám để chống nấm mốc. Ban ngày có thể mở nắp silô để thoát nhiệt ra bên ngoài và ban đêm có thể đóng lại. Bên ngoài silô có thể bọc cách nhiệt để tránh nhiệt độ lên quá cao.
Quản lý cấp nước: thông thường gà sẽ uống gấp đôi lượng cám ăn vào. Thời tiết nóng thì lượng nước gà uống sẽ gấp từ 4 – 8 lần lượng cám ăn vào. Nhiệt độ nước uống không được vượt quá 250C.
Có thể bỏ đá vào bồn chứa nước để hạ nhiệt độ nước uống. Nước sẽ giúp gà ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc gây hại à hạn chế dịch bệnh. Định kỳ cần kiểm tra chất lượng nước.
Quản lý đèn: Việc sử dụng đèn tròn sợi đốt có thể khiến nhiệt độ trong trại tăng cao. Nên sử dụng đèn có ánh sáng trắng không tỏa nhiệt.
Quản lý chuồng trại: để giảm nhiệt độ cảm nhận thì trong trại cần điều chỉnh thông thoáng khí thích hợp. Nếu tốc độ gió 0,25 m/s có thể giảm nhiệt độ cảm nhận khoảng 0,560C. Tốc độ gió 2,54 m/s có thể giảm nhiệt độ cảm nhận lên tới 5,560C.
Nếu lắp đặt hệ thống làm lạnh cooling pad có thể giúp giảm nhiệt độ chuồng xuống từ 3 – 5 0C và tăng độ ẩm lên từ 10 – 20%. Ẩm độ cũng sẽ ảnh hưởng tới stress nhiệt của gà. Nếu nhiệt độ là 200C nhưng độ ẩm lên tới 90% thì gà vẫn bị stress nhiệt. Mái chuồng trại nên lắp các vật liệu cách nhiệt hoặc hệ thống phun nước trên mái.
Nguồn: channuoigiacam.com
BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ
Không khí nóng gây thiệt hại rất lớn đến ngành chăn nuôi gà. Gà có đặc điểm là thân nhiệt ở mức cao trên 410C, bao quanh thân là lớp lông dày, không có tuyến mồ hôi. Gà chỉ có thể điều chỉnh thân nhiệt qua hô hấp và bài tiết. Nhưng may mắn là mạch máu ở mào và vùng cổ có thể giúp gà điều chỉnh được thân nhiệt.
Để duy trì được sự sống, sản xuất thịt và trứng gà phải sử dụng cám. Tuy nhiên, việc tiêu hóa thức ăn sẽ phát sinh rất nhiều nhiệt lượng. Gà phải hô hấp trong môi trường nóng ẩm sẽ rất dễ bị mệt, mất nước.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho gà là từ 10-20OC. Khi nhiệt độ đạt trên 30 OC thì lượng nước sẽ uống vào tăng nhưng lượng cám ăn vào sẽ giảm. Độ ẩm không khí trên 60% thì gà bắt đầu khó thở, miệng há rộng, chân và cánh dang ra. Trường hợp gà đẻ, trọng lượng và chất lượng trứng sẽ giảm. Một số trường hợp gà sẽ ngừng đẻ khiến tỷ lệ đẻ bị ảnh hưởng. Khi gà mệt mỏi kéo dài, nhiệt lượng tích tụ trong máu, khiến máu lưu thông không bình thường à máu bị axit hóa. Thông thường máu có tính kiềm nhẹ giúp hỗ trợ dinh dưỡng cho tế bào, hỗ trợ tiêu hóa, bài tiết carbon dioxide còn dư ra bên ngoài.Nếu môi trường xung quanh nóng ẩm, máu không thể thải carbon dioxide ra bên ngoài khiến máu có tính axit nhẹ.
Lượng axit lactic tích lũy trong cơ thể khiến cho gà dù chạm nhẹ cũng bị đau, phát ra tiếng kêu, gà không ngồi được. Lúc này não sẽ phát ra tín hiệu cho gà uống nước để duy trì tính kiềm trong máu. 70% trọng lượng cơ thể gà là nước. Ở gà con tỷ lệ này còn cao hơn. 75% trọng lượng trứng gà cũng là nước. Vì vậy để sản xuất trứng thì gà cần rất nhiều nước.
Khi thời tiết nóng gà sẽ uống một lượng nước gấp 3 lần lượng cám ăn vào (trên 500 ml). Nhiệm vụ của trại là phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà.
Hiện nay các trại mới xây có hệ thống đo lượng nước và pha thuốc hiện đại. Nhưng vẫn còn trại, cung cấp nước theo kiểu cũ là dùng ống nước dẫn tới từng chuồng. Khi sử dụng lâu ngày sẽ phát sinh các vấn đề nghẹt ống, thiếu nước. Ngoài ra, nước có thể nhiễm bẩn ngay từ trong bể nước. 90% máu chính là nước, nên nước là yếu tố dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe của gà. Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và tế bào miễn dịch đến các cơ quan. Nước còn giúp tiêu hóa và bài tiết các chất thải ra bên ngoài. Thời tiết nóng sẽ khiến vi sinh vật trong đường ruột tăng, tiết ra các độc tố gà bị tiêu chảy.
Chất điện giải chính là nước được pha với muối. Muối ở đây có thể là natri,kali, canxi và magiê. Những chất này sẽ hỗ trợ trao đổi chất, tăng cường sự thẩm thấu của các ion âm và dương bên trong và ngoài thành tế bào tăng cường sức đề kháng của tế bào.
Ở con người khi khô cổ, khát nước thì đó là tín hiệu của sự cân bằng chất điện giải bị phá vỡ. Còn gà khi liên tục bu quanh núm uống thì đó là dấu hiệu cần cung cấp bổ sung thêm chất điện giải. Gà khi bị stress do nhiệt độ cao, chúng sẽ tiết ra adrenaline khiến tốc độ tuần hoàn máu tăng nhanh. Cộng với việc tăng nhịp thở để nhận nhiều oxy khiến chất điện giải trong cơ thể gà bị sụt giảm. Trên thị trường hiện nay có bán nhiều chế phẩm chứa chất điện giải và có bổ sung thêm vitamin. Lưu ý nên lựa chọn các chế phẩm có chất lượng tốt, không đóng cặn gây nghẹt đường ống.
Nguồn: channuoigiacam.com