Bệnh theo hệ cơ quan
Khí NH3 được sinh ra từ chất thải của gà. Nếu chất thải tích tụ quá nhiều trong nền chuồng làm cho gà hít phải liên tục trong một thời gian dài sẽ gây trúng độc và chết, nhất là gà con. Gà lớn tuy ít chết hơn nhưng sức khoẻ giảm làm cho các bệnh khác kế phát như CRD, tụ huyết trùng........
1. Nguyên nhân
Do nền chuồng nuôi đất hoặc nuôi sàn để lượng phân chất đống nhiều không được thu dọn, nên lượng khí NH3 tích tụ vượt quá hàm lượng quy định.
Do chuồng nuôi che đậy quá kín, không có chỗ thoát khí nên lượng khí NH3 sản sinh ra không bay hơi được tích tụ lại trong chuồng cũng gây độc cho gà.
2. Triệu chứng và bệnh tích
Khí NH3 nhiễm qua đường hô hấp và qua niêm mạc mắt của gà làm cho cơ thể gà bị nhiễm độc mệt mỏi, gầy còm, mắt bị sưng phù, chảy nước mắt.
Khi vạch ra thấy kết mạc mắt bị viâm và giác mạc bị loét.
3. Phòng bệnh
Thiết kế chuồng phải thoáng khí, có độ thông giá thường xuyên.
Phân gà phải dọn định kỳ, không để tích nhiều trên nền chuồng dù nuôi sàn hay nuôi thả.
Chuồng nuôi sàn phải cao ráo, thoáng mát.
BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN
Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi tuỳ thuộc vào độc tố và thời gian(dài hay ngắn) mà gia cầm ăn phải thức ăn có độc tố. Sự nhiễm Aflatoxin được biểu hiện qua các triệu chứng:
Gia cầm non chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi khập khiễng, co giật và da tím tái.
Phân tiêu chảy đôi khi nhiễm máu( do nhiễm độc tố nặng làm xuất huyết ruột). Bệnh nhiễm độc kéo dài thấy phân xanh và thức ăn sống( còn nguyên tấm, ngô).
Gia cầm đẻ giảm tỷ lệ trứng và có nhiều điểm máu ở trong trứng. Xác gầy ốm.
Khả năng mẫn cảm với các bệnh khác tăng do sự suy giảm hệ thống miễn dịch và suy giảm khả năng hấp thu các vitamin.
BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON
1. Triệu chứng
Khi dùng Furazolidon phòng trị bệnh cầu trùng quá liều hay kéo dài làm cho gà trúng độc biểu hiện bằng những triệu chứng như:
Sức khoẻ giảm, xù lông, ăn giảm.
Biểu hiện thần kinh kêu to, co giật, chạy, bay lung tung. Sau đó mê man và chết trong vòng 2-3 ngày.
Nếu dùng phối hợp với Zoalene, thuốc trị cầu trùng thì độc tính Furazolidon càng tăng cao.
Ở gà đẻ nếu dùng kéo dài quá 5 ngày thấy tỷ lệ đẻ giảm, sau đó ngưng đẻ.
2. Bệnh tích
Ở gà con và gà thịt không thấy biểu hiện rõ ràng bệnh tích.
Ở gà đẻ thấy ống dẫn trứng và buồng trứng teo nhỏ.
3. Biện pháp giải quyết
Ngừng dùng Furazolidon và đổi thuốc khác có độc tính ít.
Bổ sung PRODUCTIVE AD3E vào thức ăn để cung cấp vitamin ADE khi dùng Furazolidon để phục hồi chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng và đường tiêu hoá không bị co teo lại.
BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID
1. Triệu chứng
Gà trúng độc Sulphonamid do dùng quá liều hay dùng thời gian kéo dài làm cho gà chậm phát triển, sử dụng thức ăn kém, lông xù, mào tím tái và máu chậm đông.
Ở gà đẻ trứng đẻ giảm, tỷ lệ trứng có vỏ xù xì tăng, vỏ mỏng và mềm, trên vỏ trứng có những điểm máu( do xuất huyêt nội tạng).
2. Bệnh tích
Da xuất huyết đỏ.
Trong cơ bắp đùi, ngực và cac tổ chức nội tạng cũng bị xuất huyết.
Gan nhợt nhạt và sưng.
Tuỷ xương chuyển màu đỏ sang vàng.
Trong ruột có máu đọng do xuất huyết.
Ở gan, lách, cơ tim, phổi và thận có những vùng hạt xám.
3. Biện pháp giải quyết
Ngừng dùng thuốc sulfamid ngay lập tức. Nếu còn đang dùng phòng hay trị bệnh thì phải đổi loại kháng sinh khác.
Không nên dùng cho gà con mới nở và gà đang đẻ kéo dài quá 7 ngày trong 1 liệu trình điều trị.
Không nên phối hợp với Chloramphenicol kéo dài quá 5 ngày, vì thuốc sẽ gây nguy cơ gây tai biến mạch máu.
Cho gà uống nhiều nước và đưa một số chất làm kiềm hoá như Natrihydrocacbonat pha nước uống hoặc trộn thức ăn.
Không nên dùng đồng thời giữa Methionin với sulfamid.