Bệnh Huơu

    HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHUỒNG NUÔI HUƠU SAO

    Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây: Có độ bền vững, chắc chắn để hươu không chui ra khỏi chuồng trại. Phải phù hợp với đặc tính sinh lý của hươu. Phải tiết kiệm, không cầu kỳ mà vẫn đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về khí hậu và vật nuôi. Xây dựng chuồng trại phải quan tâm từ vị trí, nền, mặt bằng, diện tích, vật liệu xây dựng, hướng chuồng… không nên bỏ qua một chi tiết nào. 1. Vị trí chuồng nuôi hươu Mặc dù đã được con người nuôi dưỡng từ lâu nhưng hươu sao vẫn rất ít quen người. Trong đó, hệ thần kinh vẫn còn nguyên vẹn các phản xạ tự nhiên của con vật hoang dại yếu hèn, luôn chạy trốn trước những biến động đột ngột. Vì thế, vị trí chuồng phải đảm bảo các yếu tố sau đây: –    Chuồng nuôi phải cách nhà ở một khoảng hợp lý, tránh ô nhiễm, tiếng ỗn. –    Phải đảm bảo kín về mùa đông, mát về mùa hè. Không nằm ở ngay nút giao lưu qua lại của người và các động vật khác thường gây ra tiếng động, mùi vị. –    Phải cao ráo, không có các loại cây thường xuyên rụng lá, rụng cành gây tiếng động tự nhiên (nếu đã có cây cối thỉ phải chặt ngay). –    Cần phải tạo ra một khoảng cách thích hợp giữa chỗ đi lại của con người, gia súc và chuồng, để không làm cho con vật sợ hãi khi có người hoặc vật nuôi xuất hiện… Tóm lại, tuỳ vào sự bố trí vườn nhà cụ thể mà mỗi gia đình có thể chọn cho mình một vị trí thích hợp theo kinh nghiệm vừa kín vừa hở như nói ở trên. 2. Hướng chuồngchuồng nuôi hươu Việt Nam do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ta chọn hướng chuồng là hướng Nam hoặc Đông Nam để mát về mùa hè, ấm về mùa đông và ánh sáng được điều hòa suốt trong ngày, không gây ra chênh lệch cường độ ánh sáng lớn. 3. Nền chuồngchuồng nuôi hươu Phải có độ dốc từ 1 – 20 để thoát nước bẩn. Phải cao hơn vùng đất xung quanh. –    Nền đất nện: Đây là loại nền thông dụng có ưu điểm là chi phí ít. Nhưng trong một sộ trường hợp, hươu có thể đào bới, gây ra sự lỗi lõm và tích nước tiểu, phân… làm ô nhiễm chuồng. Khi chưa có điều kiện làm nền gạch, nền đất nện chặt vẫn là loại nền thích hợp. –    Nền gạch: Đây là loại nền tốt nhất, việc đi lại sinh hoạt của hươu rất dễ dàng, không gây tích nước, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Trong điều kiện thiếu khoáng thì nền gạch cũng có thể bổ sung một phần, con vật liếm gạch để tăng khoáng cho cơ thể. Cách làm: Dùng gạch đất dung (quá lửa) hay gạch lành tốt xây nằm hay xây nghiêng với vữa xi măng có miết mạch cân thận. –    Nền xi măng: Trước đây có nhiều người nghĩ rằng đây là loại nền tốt nhất. Nhưng trong thực tế, nền xi măng có nhược điểm lớn, lạnh về mùa đông, ẩm ướt về mùa hè, trong thi công nếu làm bóng mặt nền để dễ dọn chuồng thì thường làm cho hươu bị trượt chân, ngã… Hướng phát triển là làm nền xi măng không nhẵn mặt, trong trường hợp có điều kiện thì làm thành từng tấm bê tông, ghép lại tạo điều kiện chống ẩm tốt hơn. –    Nền gỗ: ở những nơi có điều kiện thì có thế làm nền bằng gỗ với loại gỗ dai không thấm nước bằng cách ghép các tấm gỗ lại với nhau. Nền đất phía dưới cần được nện kỹ, chống chuột làm tổ. 4. Diện tích chuồng nuôi hươu –    Với hươu đực ít nhất cũng phải được 6m2/con (theo kích thược 3m x 2m hay 2,5m x 2,5m) và có điều kiện thì nên làm rộng hơn. Những con đực đã được chọn làm đực giống để phối cho các con cái của nhiều gia đình thì chuồng phải đủ rộng để chúng giao phối trong chuồng tốt. –    Với hươu cái: khoảng 5 – 6m2 /con là vừa, ít nhất phải được 4m2/con. 5. Vật liệu xây dựng chuồng nuôi hươu –    Gỗ: là vật liệu chủ yếu trong, xây dựng chuồng trại cho hươu. Ngoài việc dùng để làm các ô chuông, cột và róng, các kết cấu còn lại như cột, xà (kết cấu chịu lực mái) đều làm bằng gỗ là tốt nhất. Gỗ từ nhóm 4 trở xuống dùng để làm cột và róng chuồng. Kích thước cột khoảng từ 120 – 150 mm: 120 x 120 hoặc 150 x 150 (mm), róng có kích thước tiết diện khoảng từ 100 x 50 (mm) hoặc 100 x 60 (mm). Liên kết giữa róng và cột tốt nhất là đục lỗ hoặc dùng đinh. Sự liên kết giữa cột và róng phải thật chắc chắn. Cột và róng nên bào trơn, mặt trong chuồng cân được vát cạnh để phòng gây xây xát cho hươu. Chuồng nên làm cao 2m và chia làm 2 phần: 1m phía dưới: róng sẽ đóng dầy khoảng từ 50 – 60 (mm) để đề phòng hươu chui ra, nhất là hươu mới sinh, 1m phía trên đóng thưa hơn khoảng 100mm. Tất cả các róng nên đóng ngang (kinh nghiệm cho thấy: đóng róng dọc hươu rất dễ cho đầu ra ngoài, nếu không ra được do mông to hơn đầu thì hươusẽ đập đầu vào chuồng mà chết (kể cả hươu con và mẹ). Cửa chuồng cũng không nên làm róng dọc. Khi làm cần chú ý: róng dưới cùng chuồng được thay bằng một thanh giằng to hơn róng (gọi là thanh đà). Khoảng cách từ mặt nền đến mép dưới thanh giằng không vượt quá 50 mm nhằm không cho hươu thò chân ra ngoài khi nằm và hươu sơ sinh chui ra khỏi chuồng. – Phần đỡ mái: Có thể làm bằng gỗ hoặc bằng tre. Tấm lợp có thể dùng ngói các loại, tôn hoặc fibrô xi măng (không nên dùng tấm lớp dễ cháy). – Lưới thép: Trong điều kiện có kinh tế thì nên làm chuồng bằng lưới thép B40. Đây là loại chuồng thật sự an toàn. Cách làm là: vẫn dùng cột gỗ, chung quanh bọc bằng lưỡi thép. Dùng thép này làm hàng rào cũng rất an toàn và tiện lợi.  

    ĐẶC ĐIỂM HỆ TIÊU HOÁ HƯƠU SAO

    1. Đặc điểm hệ tiêu hoá Hiểu biết đặc điểm cấu trúc và hoạt động hệ thống tiêu hóa của hươu giúp người nuôi có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tốt. Hệ thống tiêu hóa gồm xoang miệng có răng, lưỡi, các tuyến tiêu hóa để lấy và đưa thức ăn vào hệ thống tiêu hóa. Thực quản là ống nối giữa xoang miệng và dạ dày dê hướng và vận chuyển thức ăn từ xoang miệng xuống dạ dày. Dạ dày túi (4 túi) là nơi thức ăn được lên men và tiêu hóa cơ học, vi sinh vật và hóa học. Hệ thống ruột gồm ruột non, ruột già làm nhiệm vụ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống trực tràng để bài tiết ra ngoài. Các tuyến tiêu hóa như: gan, mật, tuy… tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn bằng các dịch vị. Hươu saocũng như nhiều động vật ăn cỏ có hàm răng cửa khá phát triển với chức năng cắt, xé và nghiền thức ăn, không có răng hàm (Hươu có 32 răng). 2. Dạ dày hươu sao có cấu tạo phức tạp với 4 túi Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Trong 4 túi, dại cỏ có dung tích lớn nhất từ 6 – 10 lít, là nơi chứa đựng lượng thức ăn ban đầu trong quá trình tiêu hó Nhờ sự nhu động nhẹ nhàng qua thành dạ cỏ, thức ăn được xáo trộn và nhào luyện thêm với nước để tiếp tục di chuyển xuống dạ tổ ong. Trong giai đoạn ở dạ cỏ, nhờ hệ vi sinh vật và hệ men tiêu hóa, các chất xơ bước đầu phân giải thành đường đơn và chất béo. Trong giai đoạn nhai lại, các mảnh xơ tiếp tục được nghiền, xé và trộn lẫn với vi sinh vật, men tiêu hóa ở dạ cỏ. Ở dạ tổ ong những thức ăn còn thô lại đượchươu sao ợ lên miệng để nhai lạ Trong lần nhai lại này, thức ăn được nhào luyện với nước bọt lần nữa rồi đi xuống dạ lá sách. Qua dạ lá sách, thức ăn được chuyển xuống múi khế. Khác với dạ cỏ, dạ tổ ong và lá sách không có các tế bào tiết dịch tiêu hóa, ở dạ múi khế có các tế bào tuyến tiết dịch vị phân giải các chất dinh dưỡng. Dạ múi khế có vai trò tương tự như dạ dày đơn của các loài động vật ăn thịt… Hệ vi sinh vật dạ cỏ có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa và phân giải thức ăn. Các vi sinh vật dạ cỏ còn có khả năng tự tổng hợp được các loại vitamin nhóm B và nhóm K. Khi qua dạ múi khế, toàn bộ hệ vi sinh vật trộn trong thức ăn đều bị dịch vị tiêu hóa ở đây diệt sạch, chuyển thành nguồn đạm chính cung cấp chohươ Đây là đặc điểm rất quan trọng, trong thực tếhươu không cần phải ăn nhiều thức ăn giàu đạm mà vẫn có đủ đạm để nuôi cơ thể mì Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Vì vậy, hươu sao có ruột non khá dài và mỏng như ruột thỏ. Bên trong thành ruột có hệ thống lông nhung để tăng khả năng hấp thụ lên nhiều lần. Ruột non dài trung bình từ 18 – 25m gấp 10 -15 lần chiều dài thân. Những chất không hấp thụ được hoặc còn rất ít chất dinh dưỡng tiếp tục chuyển xuống ruột già. Ruột già với chức năng chủ yếu hấp thụ nước và những chất dinh dưỡng còn sót. Vì vậy. các chất xơ thải về nuôi ruột già trở nên khô dần và cô thành viên phân đặc, sau đó được thải ra ngoài. Vì năng lượng và vật chất tích lũy được ở cây xanh thấp, để đảm bảo cho sự duy trì và phát triển của mình,hươu sao phải ăn nhiều và thải các chất cặn bà thường xuyê Trung bình từ 30 phút đến 1 giờ chúng bài tiết một lần, mỗi lần khoảng 40 – 50 viên, có khi hàng trăm viên. Đặc điểm của quá trình tiêu hóa còn cho thấy, nếu nguồn thức ăn ăn vào tăng lên thì thời gian lưu giữ thức ăn trong hệ thống tiêu hóa cũng như khả năng tiêu hóa bị giảm xuống. Nghiên cứu về các vấn đề nêu trên không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn có ý nghĩa trong nuôihươu sao với hình thức cho ăn từng ít một và nhiều lần trong ngày sẽ làm tăng khả năng tiêu hóa, tiết kiệm thức ăn và năng lượng hao phí trong quá trình dinh dưỡ

    BỆNH THƯỜNG GẶP Ở HUƠU CON( DƯỚI 1 TUỔI)

    1.1. Bệnh viêm rốn sau khi sinh a) Nguyên nhân: - Sau khi sinh bị nhiễm trùng do chuồng bẩn, ruồi nhặng đậu bâu vào gây ra. - Do đỡ đẻ thiếu kinh nghiệm, vô trùng không tốt. b) Triệu chứng: - Hươu con ủ rủ, kém đi lại, thường nằm một chỗ, úp bụng xuống không cho ruồi bâu vào rốn và hươu mẹ liếm, không thích hoặc ít bú mẹ hơn, thân nhiệt cao hơn bình thường. Vết thương ở rốn có mủ vàng, có nước chảy ra, bóp nhẹ con vật tỏ ra đau đớn. c) Điều trị: + Dùng kháng sinh: NASHER AMX tiêm trong vòng 2 đến 3 ngày. + Cho uống thêm kháng sinh: - Tretracycline(ACTIVE OFAT): Liều pha nước uống 1g/ 20 kg TT, liệu trình 5 – 7 ngày. - Amoxcilin(MOXCOLIS, SOLAMOX): Liều pha nước uống 1g/ 20 kg TT, liệu trình 5 – 7 ngày - Bổ sung them vitamin, điện giải: VITROLYTE, SUPER C,T.C.K.C, Liều 1g/2-3 lít nước. - Khi không uống được thì vắt sữa mẹ cho uống, ngày 5- 6 lần, mỗi lần 20 - 30 ml, tuỳ theo khả năng của từng con, nếu sữa mẹ bị tắc hoặc khó lấy thì cho uống sữa dê, sữa bò. d) Phòng bệnh: - Khi hươu chuẩn bị đẻ, cần làm vệ sinh chuồng trại, chỗ đẻ dùng những loại rơm khô, mềm và sạch để lót ổ đẻ. Dùng dụng cụ sạch để đỡ đẻ, tay phải vô trùng, phải chuẩn bị, dụng cụ cắt rốn, thắt rốn, sát trùng một cách đầy đủ. 1.2. Bệnh ỉa chảy a) Nguyên nhân: - Do hươu mẹ ăn nhiều thức ăn kém phẩm chất như bị mốc, bị ôi thiu, không sạch hoặc các chất béo như khô dầu lạc, đậu hoặc các loại thức ăn chứa nhiều nước: cỏ quá non, lá, đây lang, dây lạc còn quá tươi… - Do thời tiết thay đổi đột ngột: đang nắng to thì bị mưa rào, hươu bị cảm lạnh. - Do chuồng trại bẩn: lầy lội đầy phân, ẩm ướt. b) Triệu chứng: - Phân có mùi thối khẳm, loãng có khi như nước, có thể lẩn máu tươi - Hươu con gầy yếu, lông xù kém mượt. - Phân dính ở kheo, đít, lông đuôi nhiều. - Nếu quan sát kỹ thì thấy hươu mẹ hay liếm chỗ con nằm, do thường con thải phân ra chỗ đó, hươu mẹ thường liếm đít con. c) Điều trị: - Cần theo dõi để phát hiện sớm bệnh này và điều trị dứt điểm. - Cần khống chế không cho mẹ liếm đít con ( có thể lách riêng con ở một chuồng khác). - Cho uống: + Amoxcilin(MOXCOLIS, SOLAMOX): Liều pha nước uống 1g/ 20 kg TT, liệu trình 5 – 7 ngày ngày. + YENLISTIN( Colistin): 1g/80-100kg TT, liều dùng 3-5 ngày. Truyền tĩnh mạch: Glucoza 30%, Natriclorua 0,09%, từ 250- 300ml/ngày mỗi thứ. + Tiêm trợ sức: B1: 0,25%, C: 0,25% từ 1 -2 ống/ngày. + Cho uống Oresol, SUPER C, T.C.K.C hoặc sữa mẹ để phòng mất nước. d) Phòng bệnh: - Sau khi đẻ, cho mẹ ăn thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm, chất béo vừa đủ. Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều nước như dây lang, dây lạc, khô dầu, củ lạc, đậu và củ khoai lang, và thức ăn tinh kém phẩm chất, như thối, mốc, đã kém phẩm chất. - Không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột. Thức ăn mới nên cho ăn từ từ, có thăm dò.Vì thế cần phải chuẩn bị một lượng thức ăn cần thiết trước đó lượng thức ăn cần thiết sau khi đẻ (kể cả thức ăn xanh và tinh) - Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, ấm, tránh gió lùa. 1.3. Bệnh viêm phổi Đây là một bệnh thường hay gặp nhất ở hươu con, thường tập trung vào những lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh. Lúc bấy giờ thì vi trùng đường hô hấp phát triển nhất. a) Nguyên nhân: Hươu con còn nằm trong bụng mẹ thì mọi thứ đều phụ thuộc vào cơ thể mẹ, khi ra ngoài hươu con phải tiếp xúc với điều kiện bên ngoài có nhiều thay đổi bất lợi: nhiệt độ bên ngoài không ổn định do mưa, gió lạnh, nóng nắng, độ ẩm chuồng trại bẩn . . . và con tự tìm kiếm để lấy thức ăn. b) Triệu chứng: - Thở gấp hai mũi phập phồng, có khi phải thở cả bụng, mũi khô. - Bỏ bú ủ rũ, nằm một chỗ, lông dựng. - Nhiệt độ cơ thể: sốt cao từ 40- 410C. - Phân loãng (ỉa chảy): thường phải có kinh nghiệm để phân biệt với bệnh ỉa chảy, trong bệnh ỉa chảy phân có mùi thối khẳm. Trong bệnh viêm phổi, ỉa chảy là bệnh thứ phát nên phân sống, không thối khẳm, để khám chắc chắn, nên rửa sạch tay bằng xà phòng, cho một ngón vào hậu môn rồi ngửi để xác định bệnh. Không thối khẳm là viêm phổi, thối khẳm là ỉa chảy. c) Điều trị: - Tiêm SUMAZINMYCINE 1ml/10kg TT. - Tiêm TIACYCLINE: 1ml/10-15 kg TT - Tiêm trợ sức ACITIVITON  1-2ml/25kg TT. Vắt sữa cho uống ngày 5-6 lần mỗi lần 20-30 ml. Trước khi cho uống cần phải làm nóng sữa.

    BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU TRÊN HƯƠU SAO

    1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh ký sinh trùng đường máu trên hươu sao chủ yếu do ký sinh trùng Trypanosoma evansi gây ra. Ký sinh trùng này được truyền qua đường máu thông qua các loại côn trùng hút máu như ruồi trâu (Tabanidae), muỗi, và ve. 2. Cơ chế lây truyền Trypanosoma evansi lây nhiễm qua vết cắn của côn trùng hút máu đã nhiễm bệnh. Khi côn trùng này hút máu của một con vật khỏe mạnh, ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền qua việc sử dụng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ thú y chưa được khử trùng đúng cách. 3. Triệu Chứng Lâm Sàng Bệnh ký sinh trùng đường máu ở hươu sao có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh: a. Triệu chứng cấp tính: Sốt cao: Hươu sao thường xuất hiện sốt cao đột ngột và có thể kéo dài, nhiệt độ cơ thể thường dao động từ 39°C đến 42° Mệt mỏi và lờ đờ: Hươu có dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt, giảm hoạt động, thường đứng hoặc nằm lỳ một chỗ. Chán ăn: Hươu sao có thể mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến giảm lượng thức ăn tiêu thụ. Thiếu máu: Niêm mạc mắt, miệng và lưỡi có màu nhợt nhạt hơn bình thường do thiếu máu. Giảm trọng lượng: Giảm cân nhanh chóng do mất nước và dinh dưỡng, cơ thể hươu trở nên gầy gò. Sưng hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết ở vùng cổ, nách, và bẹn có thể bị sưng. Phù nề: Đặc biệt là vùng bụng, chân, và cổ có thể bị phù nề do rối loạn tuần hoàn. Chảy máu: Xuất hiện các đốm xuất huyết nhỏ dưới da, niêm mạc hoặc trên các cơ quan nội tạng. b. Triệu chứng mãn tính: Giảm cân kéo dài: Hươu tiếp tục giảm cân mặc dù đã giảm triệu chứng sốt. Suy nhược toàn thân: Hươu yếu ớt, lông xù, không còn bóng mượt, và có thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh suy kiệt. Rối loạn thần kinh: Một số hươu có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh như run rẩy, liệt hoặc đi không vững. Vàng da và niêm mạc: Xuất hiện triệu chứng vàng da do gan bị tổn thương và phá hủy hồng cầu. 4. Bệnh Tích Bệnh tích của bệnh ký sinh trùng đường máu trên hươu sao thường được quan sát rõ khi thực hiện khám nghiệm động vật mắc bệnh hoặc đã chết: a. Bệnh tích trên hệ tuần hoàn: Thiếu máu: Mô và cơ quan bên trong có màu nhợt nhạt, đặc biệt là gan, lá lách, và thận. Xuất huyết: Có thể thấy các đốm xuất huyết nhỏ (điểm xuất huyết) trên màng nhầy của niêm mạc miệng, mắt, và các cơ quan nội tạng. b. Bệnh tích trên các cơ quan nội tạng: Gan: Gan thường sưng to, có màu vàng hoặc xám, và xuất hiện các đốm xuất huyết nhỏ. Lá lách: Lá lách sưng to hơn bình thường, màu đỏ sẫm do ứ máu. Thận: Thận có thể bị phù nề và xuất huyết, màu sắc thay đổi do thiếu máu và các tổn thương viêm nhiễm. c. Bệnh tích trên hệ thần kinh: Viêm não: Một số trường hợp nhiễm trùng nặng có thể gây viêm não, làm tổn thương mô não và dẫn đến rối loạn thần kinh. d. Bệnh tích trên các cơ quan khác: Phổi: Phổi có thể bị viêm và xuất hiện dịch trong phế quản do thiếu máu và suy giảm miễn dịch. Tim: Mô cơ tim có thể bị viêm và suy yếu, dẫn đến suy tim trong những trường hợp nặng. 5. Chẩn đoán Phương pháp trực tiếp: Quan sát ký sinh trùng trong mẫu máu dưới kính hiển vi. Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất để xác định bệnh. Phương pháp gián tiếp: Sử dụng các xét nghiệm huyết thanh học như ELISA hoặc PCR để phát hiện kháng thể hoặc DNA của ký sinh trùng trong máu. 6. Điều trị Điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu trên hươu sao thường sử dụng các loại thuốc chống trypanosome như- SULTRIM 1000, Liều 1g/30-50kg TT/ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày. Dùng thuốc trợ sức, trợ lực như: SUPER C 1000, AMILYTE… Để đạt hiệu quả tối ưu, việc điều trị cần được thực hiện kịp thời và kết hợp với các biện pháp chăm sóc hỗ trợ, như cung cấp dinh dưỡng tốt, duy trì sức khỏe tổng quát, và quản lý căng thẳng cho hươu. 7. Phòng ngừa Kiểm soát và tiêu diệt côn trùng hút máu là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất. Sử dụng thuốc diệt côn trùng, lưới chống muỗi, và duy trì vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Thường xuyên phun sát trùng chuồng trại bằng KLOTAB 1 viên cho 10 lít nước, DESINFET 0, DESINFET GULTAR ACTIVE Thực hiện quản lý an toàn sinh học, bao gồm việc sử dụng kim tiêm và dụng cụ thú y riêng biệt cho từng con vật, và thực hiện cách ly những con vật mới nhập vào đàn trước khi nhập chung với các con vật khỏe mạnh. Tiêm phòng: Mặc dù hiện chưa có vắc-xin đặc hiệu cho Trypanosoma evansi, nhưng việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa khác có thể giảm nguy cơ bùng phát dịch. 8. Ảnh hưởng của bệnh Bệnh ký sinh trùng đường máu gây ra tổn thất lớn cho người chăn nuôi hươu sao do giảm năng suất, chi phí điều trị cao, và tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ hươu như sừng hươu và thịt hươu, làm giảm giá trị kinh tế của người chăn nuôi.  

    Môi trường chăn nuôi