KỸ THUẬT CHĂN NUÔI

1 SỐ GIỐNG DÊ NGOẠI NUÔI PHỔ BIẾN Ở NƯỚC TA

1. Giống dê JamnapariĐây là giống dê cao và có tầm vóc lớn ở Ấn Độ. Chúng có sắc lông không đồng nhất nhưng chủ yếu là màu đen hay nâu. Tai dài và cụp có thể dài đến 25 – 31 cm, sống mũi nhô cao. Giống dê này thích hợp cho hướng chăn thả hơn là nuôi giam. Jamnapari là giống dê kiêm dụng sữa thịt nhưng đang có xu hướng phát triển thành hướng chuyên sữa. Bầu vú và núm vú phát triển.Một số đặc điểm về năng suất Sản lượng sữa bình quân 1 – 3 kg/ngày, khả năng mỗi con cho sữa 1,4-1,6 lít /ngày Chu kỳ tiết sữa 180-185 ngày nhưng với tỉ lệ béo cao đến 5,2%. Cao vai từ 70 đến 100 cm với trọng lượng trưởng thành 65 – 75 kg. Dê phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức.2. Dê BoerĐây là giống dê có nguồn gốc ở Nam Phi với đặc điểm nổi bật là lớn rất nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các loại dê thông thường hiện nay và trong thịt có chứa nhiều chất béo. Giống dê này có hai sắc lông đen trắng trên mình, có màu lông nâu, có vòng trắng quanh cổ. Lông đen phủ hết trọn phần cổ, lưng, hai bên hông và phần trên đuôi. Một số đặc điểm về năng suất Trọng lượng trưởng thành (kg)+ Dê đực trưởng thành nặng 90 – 110kg.+ Dê cái trưởng thành nặng 70 – 80kg.Cao vai (cm)+ Dê đực 100 – 120cm.+ Dê cái 80 – 100cm.Năng suất sữa rất ít (chưa được thống kê cụ thể). Thời gian cho sữa chu kỳ ngắn. Là giống dê chuyên thịt, năng suất cao, chất lượng thịt được người tiêu dùng ưa chuộng.3. Dê SaanenDê có màu lông trắng, lông màu trắng hay kem nhạt, nhưng sắc lông trắng được ưa chuộng hơn, tai vểnh nhơ. Bộ lông có thể ngắn hay dài. Tai thẳng đứng hướng về phía sau, có thể có hay không có sừng. Giống dê này có tầm vóc lớn, cân đối, thành thục sớm và cho sản lượng sữa cao. 1 số đặc điểm về năng suất: Trọng lượng trưởng thành con đực là 84 kg, cao vai 89 cm và dê cái là 62 kg, cao vai 76 cm. Con đực khi 2 tuổi nặng 60 kg, 3-5 tuổi nặng 70 kg, có con còn nặng tới 100 kg. Dê cái thì nhỏ hơn, chỉ khoảng 50 – 60 kg. Đây là Giống dê có tầm vóc lớn nhất của Thụy Sĩ có thể sản xuất đến 5,7–8 kg sữa/ngày vào lúc cao điểm. Chu kỳ tiết sữa của nó kéo dài 8 – 10 tháng và cho sản lượng sữa từ 800 – 1.000 lít, năng suất sữa từ 1.000-1.200 lít/chu kỳ 290-300 ngày. Chúng là giống ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao sinh sản nhanh. Bên cạnh đặc tính dễ dãi trong ăn uống và thuận lợi trong dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, thì chúng còn là con vật dễ nhân đàn. Chúng là con vật dễ nuôi, chuồng trại đơn giản nên mô hình này phù hợp với những hộ ít vốn.

NHẬN BIẾT HEO NÁI SẮP ĐẺ VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Nhận biết và chăm sóc heo nái đẻ là công việc vô cùng quan trọng. Nắm vững kỹ thuật chăm sóc giúp nâng cao phẩm chất đàn heo, tránh khỏi các rủi ro, góp phần đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi. 1. Nhận biếtPhát hiện heo nái đẻ: Căn cứ vào lịch phối giống để tính ngày đẻ cho heo hoặc căn cứ vào trạng thái cơ thể của heo. Bộ phận sinh dục: Trước ngày đẻ 1 – 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài có những thay đổi rõ rệt. Âm môn phù to, nhão ra và xung huyết nhẹ, đầu núm vú căng to, tĩnh mạch vú nổi rõ ràng. Có thể nhận biết thông qua các hành vi của heo nái như sau:+  Heo ăn ít hoặc không ăn do cơ thể mệt mỏi, có những cơn đau, cũng có thể do heo mẹ lo lắng, bồn chồn gây ảnh hưởng tới thần kinh.+ Heo kêu tiếng khác biệt so với thường ngày.+ Trước khi đẻ heo mẹ thường có thói quen cắn ổ, tha rơm rạ để làm ổ đẻ.+  Khi heo nái sắp đẻ cơ quan sinh dục sẽ thay đổi rõ rệt, âm môn phù, nhão có thể xung huyết.+ Vú căng tròn, mạch vú nổi rõ ràng, khoảng 3 ngày trước khi đẻ vú tiết ra nước trong, trước một ngày đẻ có thể vắt được sữa.+ Nếu vú trước vắt được sữa thì hôm sau heo sẽ đẻ.+ Nếu vú sau vắt được sữa thì heo sẽ đẻ trong khoảng vài giờ sau đó.+  Một số trường hợp heo chậm đẻ hoặc đẻ khó có thể cân nhắc đến việc tiêm PGF2α để hỗ trợ quá trình heo đẻ. Hoocmon Prostaglandin có nhiều loại, nhưng loại có hoạt tính mạnh nhất là PGF2a, có tác dụng như sau:+ Phá vỡ màng noãn bao để gây rụng trứng.+ Phá hủy thể vàng, nang nước trên buồng trứng, gây động dục.+  Gây hưng phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung. 2. Quá trình đẻ Thông thường, quá trình sinh con của heo nái sẽ được chia ra thành 3 giai đoạn chính.Giai đoạn chuẩn bị đẻ (2 – 12 giờ): Lúc này heo có những biểu hiện như sau: Bộ phận sinh dục co rút đều đặn, nhịp nhàng, có chu kỳ. Cổ tử cung mở rộng để cổ tử cung và âm đạo thông suốt với nhau. Xuất hiện dịch ối chảy ra để bôi trơn cho quá trình sinh nở của heo. Giai đoạn đẩy thai (1 – 4 giờ): Ở giai đoạn này màng ống căng phồng để đẩy thai qua cổ tử cung. Xuất hiện lực co bóp của bộ phận sinh dục, cơ thành bụng, cơ hoành cộng hưởng tạo thành lực mạnh và kéo dài. Bào thai được đẩy ra ngoài. Giai đoạn cuống nhau ra ngoài: Khi toàn bộ bào thai được đẩy ra ngoài, sau khoảng 15 phút màng nhau sẽ được đẩy qua âm đạo nhờ sự tác động của các cơ rút dạ con.Lưu ý: Quá trình sổ nhau gặp khó khăn, chậm trễ có thể dẫn đến hiện tượng viêm tử cung do ở những nơi có màng nhau các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến nhiều, quá trình ôxy hóa tạo ra các chất độc gây ra viêm, nguy hiểm hơn dẫn đến hoại tử niêm mạc tử cung. 3. Đỡ đẻ cho heoTrước ngày đẻ dự kiến mà heo vẫn không có biểu hiện gì thì nên tiêm kích dục tố PGF2α (thuốc hẹn giờ đẻ), thông thường sau đó 12 giờ thuốc sẽ có tác dụng. Chuẩn bị xong các dụng cụ hỗ trợ đẻ trước thời gian heo đẻ.+ Bước 1: Khi heo con được đẻ ra thì dùng vải lau khô người và vùng miệng. Điều này giúp heo sạch sẽ và lưu thông máu cho heo, tránh để mất nhiệt, lau dịch nhầy trong mũi, miệng để heo con thở được.+ Bước 2: Cắt rốn cho heo: dùng dây buộc rốn ở vị trí cách bụng 3 – 5 cm, dùng kéo cắt phần dưới chỗ buộc 1 cm và sát trùng vị trí cắt.+ Bước 3: Cắt đuôi heo: dùng kìm bấm bấm chặt vào phần đuôi cách hậu môn 3 – 4 cm, để một lúc đến khi máu không còn qua chỗ bị bấm nữa sau đó dùng kéo cắt phần đuôi bị bấm và nhanh chóng sát trùng vị trí bấm.Sau khi hoàn thành các thao tác thì đưa heo vào ô úm một lúc cho heo ấm hơn, sau đó cho heo bú sữa đầu. Đối với heo nái: Theo dõi thường xuyên các biểu hiện của heo nái trong quá trình đẻ để xử lý kịp thời trong các trường hợp xấu.4. Chăm sóc heo nái sắp sinh và sau sinhGiai đoạn trước sinh: Cần vệ sinh sát trùng chuồng trại trước khoảng 2 tuần khi heo sinh để đảm bảo không lây ghẻ, bệnh cho heo con khi chào đời. Ngoài ra, phải khử trùng toàn bộ nền chuồng, sàn chuồng tối thiểu 7 ngày khi chuyển nái vào.Có thể sử dụng các sản phẩm như: KLOTAB 1 viên cho 10 lít nước, hoặc DESINFECT GLUTAR ACITIVE/ DESINFECT O. Tắm rửa cho heo nái sạch sẽ rồi chuyển vào chuồng sinh. Trong ngày heo sinh, có thể không cho ăn để giảm thiểu hiện tượng heo bị sốt, tuy nhiên luôn phải đảm bảo nước uống đầy đủ cho heo. Lau sạch vú và âm hộ để đảm bảo khi heo con sinh ra được tốt nhất. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ y tế, Vitamin C, thuốc cầm máu, thuốc hồi sức cho heo. Giai đoạn trong khi sinh: Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với heo mẹ, do đó cần túc trực thường xuyên để hỗ trợ cho heo được tốt nhất. Khi vú heo mẹ căng cứng, heo nằm, không đi lại lung tung, âm hộ ra phân và có dịch hồng tức là heo sắp đẻ. Nếu heo không cần can thiệp cứ để heo tự nhiên sinh nở. Nếu như sau cơn rặn heo mẹ co chân lên nghĩa là heo con được đẩy ra ngoài. Thông thường khoảng cách đẻ là 15 – 20 phú Toàn bộ quá trình sinh nở của heo kéo dài khoảng 2 – 5 tiếng. Khi kết thúc đẻ quá trình ra nhau khoảng 3 – 5 giờ sau. Chăm sóc heo nái sau sinh: Sau khi heo sinh xong thì tiêm 1 mũi oxytocine để đẩy hết nhau thai ra ngoài, tránh hiện tượng sót nhau, rất nguy hiểm. Tránh để heo mẹ ăn nhau dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tiêm cho heo mẹ 3 mũi kháng sinh chống viêm tác dụng kéo dài. Một mũi sau khi sinh khoảng 6 – 8 giờ và 2 mũi cách mũi 1 cách đó 24 giờ và mũi 3 cách mũi 2 là 24 giờ (có thể sử dụng MOXCOLIS (Amoxicilin), GENTAMICIN (Gentamycine, amoxcycline), độ an toàn cao cho heo mẹ). Vệ sinh cơ quan sinh dục bằng nước sinh lý hoặc thuốc tím. Đặc biệt là vùng bầu vú và vùng mông để phòng mầm bệnh. Chú ý: cung cấp đủ nước, thức ăn, dinh dưỡng cho heo mẹ. Khẩu phần ăn tăng dần sau khi sinh. Thời gian nuôi con cho heo mẹ ăn tự do theo nhu cầu. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ. Đảm bảo môi trường sống hợp lý: Nhiệt độ 27 – 30oC; độ ẩm < 90 độ C; vận tốc không khí 0,5 – 15 m/giây 

1 SỐ KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG DÊ LẤY SỮA

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám… tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Thiếu thức ăn thô xanh, nhất là thức ăn thô xanh non ngon thì chất lượng sữa sẽ kém. Thừa thức ăn tinh hỗn hợp thì không chỉ chất lượng sữa giảm, chi phí thức ăn tăng mà còn có thể gây nên nhiều bệnh tật, nhất là các bệnh sản khoa trước, trong và sau khi sinh.Chế độ nuôi dưỡng dê sữa phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng. Nhu cầu vật chất khô của dê mẹ vào cuối kỳ có chửa giảm còn trung bình 2 kg/100 kg thể trọng. Sau đó, nhu cầu vật chất khô tăng và đạt mức cao nhất vào tuần lễ thứ 14-15 (trung bình 4,5 kg/100 kg thể trọng), rồi lại giảm dần. Nói chung, nhu cầu vật chất khô của dê sữa khoảng 5-6% thể trọng là thích hợp.1. Dựa vào nhu cầu chất dinh dưỡng của dê sữa, ta có thể tính được tiêu chuẩn cho ăn như sau:Trong thời kỳ cạn sữa, cần đảm bảo tiêu chuẩn ăn cho thai phát triển tốt làm cơ sở để giai đoạn sau đạt năng suất sữa cao. Trong thời kỳ cho sữa, tiêu chuẩn cho ăn thay đổi tùy theo năng suất và phẩm chất sữa. Nếu tỷ lệ mỡ sữa là 4-4,5%, năng suất 1 kg/ngày thì dê sữa cần thêm 0,4 đơn vị thức ăn và 50 gram Protein dễ tiêu. Đối với dê cái non, mới giao phối lần đầu, chưa thành thục tăng thêm 10% đơn vị thức ăn và lượng Protein dễ tiêu. Đối với dê cái mới đẻ tăng thêm 15 gam Protein dễ tiêu. Đối với dê cái sức yếu, mỗi ngày thêm 0,15 kg thức ăn và 20 gam Protein dễ tiêu. Đối với dê đang cho sữa, mỗi ngày thêm 0,2-0,3 kg thức ăn và 25-30 gam Protein dễ tiêu. Ngoài thức ăn thô xanh phong phú chất lượng tốt, cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, muối, khoáng, sinh tố… vào khẩu phần thức ăn hằng ngày cho dê. Nếu đã cho ăn thêm thức ăn như vậy trong vòng 2 tuần mà năng suất sữa không tăng thì không nên cho ăn thêm nữa.2. Khi phối hợp khẩu phần ăn hằng ngày cho dê cần theo nguyên các tắc sau:Căn cứ vào thể trọng của dê mẹ và năng suất sữa hằng ngày. Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm giá thành nhưng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và đúng tỷ lệ năng lượng, Protein trong khẩu phần. Để kích thích tối đa khẩu vị của dê cần dùng nhiều loại thức ăn bổ sung cho nhau. Theo kinh nghiệm nuôi dê sữa ở một số địa phương cho thấy: Đối với loại dê có thể trọng trung bình 40 kg, mỗi ngày cho 2 kg sữa và được chăn thả từ 5-6 giờ trên đồng cỏ tự nhiên, khi về chuồng cần cho ăn thêm mỗi con 1,5 kg cây keo dậu tươi hoặc cỏ họ đậu và 0,5 kg thức ăn hỗn hợp. Nếu cho dê sữa ăn urê thì không được vượt mức 1% trọng lượng khẩu phần (tính theo vật chất khô) và không nhiều hơn 1/3 tổng số Protein. Nên cho dê ăn gỉ đường theo mức 5% trọng lượng thức ăn phối hợp. Nếu cho dê ăn cỏ khô họ đậu, thì bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có 14% Protein và photpho dạng mononatri photphat. Nếu cho dê ăn cỏ khô họ Hòa Thảo, thì bổ sung thêm thức ăn hỗn hợp có 16-18% Protein. Nhất thiết phải cho dê sữa ăn thêm Canxi, photpho, muối ăn và iốt…Bằng việc bổ sung các sản phẩm có chứa Canxi, photpho như: CANXIPRO/UMBROCAL/CALPHO với liều 1ml/1-2 lít nước hoặc 1ml/10kg TT

KỸ THUẬT NUÔI CỪU

Giống cừu Phan Rang là một giống cừu được hình thành hơn 100 năm nay. Trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận, là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuổi trưởng thành bình quân con cái nặng 39kg, con đực 43kg. Khoảng cách lứa đẻ 8 tháng (3 lứa trong 2 năm). 1. Những đặc điểm của cừu cái tốt: + Đầu rộng hơi dài mình nở rộng, ngực sâu và dài, vẻ linh hoạt.+ Lưng thẳng bụng to vừa phải, hong rộng, lông mịn.+ Bộ phận sinh dục nở nang.+ Chân trước và sau cứng cáp thẳng đứng, các khớp gọn thanh.+ Bầu vú phát triển, vú thuộc loại vú da (bóp thấy bên trong mềm nhão nhưng khi căng sữa tiết ra nhiều). Gân sữa (tĩnh mạch) nổi rõ càng nhiều càng tốt. 2. Cừu con: + Hai tuần tuổi đầu thức ăn chủ yếu là sữa mẹ.+ Từ tuần tuổi thứ 2 cừu con bắt đầu bứt ngọn cỏ để ăn lúc này dạ cỏ mới phát triển và phát triển mạnh từ tuần tuổi thứ 5.Sau thời gian này phải có cỏ tươi cho cừu con ăn để kích thích bộ máy tiêu hoá phát triển (đặc biệt là dạ cỏ), cừu con sẽ chuyển nhanh sang giai đoạn tự dưỡng nhờ nguồn thức ăn bên ngoài, đồng thời bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt do sữa mẹ cung cấp không đầy đủ.+ Con vật có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tích lũy cao đầu tư thức ăn thời kỳ này sẽ mang lại hiệu quả cao. 3. Thức ăn: Tổ chức cho ăn và nuôi dưỡng cừu đúng cách là điều kiện quan trọng nhất cải tiến phẩm chất giống và nâng cao năng suất của đàn cừu.+ Cừu có thể ăn được nhiều loại thức ăn như: các loại cỏ tươi và khô, rơm, các loại dưa, bí, cà rốt, củ cải và ngô ủ tươi… mỗi ngày cừu có thể ăn một lượng thức ăn tinh 0,1-0,3kg/ngày.+ Nhu cầu về khoáng và Vitamin:Trong các loại thức ăn tốt thường có đủ các chất trên. Tuy nhiên vào mùa khô hàng năm thức ăn bị hiếm làm cho cơ thể cừu thiếu đi một số chất nhất là Canxi và một số Vitamin như: A,D,…ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức sống: đẻ con yếu, sau khi đẻ ít sữa đẻ non, niêm mạc mắt khô, mờ mắt.Đối với cừu yêu cầu lượng Canxi hàng ngày trung bình 5,5 – 9,0g và 2,9 – 5,0g phốt pho, khoảng 3500-11000 UI Vitamin D… Hiện nay có tảng liếm để bổ sung khoáng có bán trên thị trường. Hoặc bổ sung sản phẩm CANXIPRO/UMBROCAL của công ty Thú Y Toàn Cầu+ Cần phải có đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không nên cho cừu uống nước tù đọng để tránh cừu bị nhiễm giun sán. 

LÀM GIÀU TỪ NUÔI CHIM BỒ CÂU PHÁP

Nuôi chim bồ câu thương phẩm không phải là mô hình mới nhưng trong bối cảnh chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng mạnh thì đây lại là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro. Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Hoàng ở Cần Thơ.Anh Nguyễn Văn Hoàng là một trong những nông dân nuôi chim bồ câu thành công nhất tại Việt Nam. Dưới đây là một tóm tắt về câu chuyện thành công của ông: 1. Khởi đầu và phát triển:Bắt đầu nuôi chim: Ông Nguyễn Văn Hoàng bắt đầu nuôi chim bồ câu vào năm 2005, khi ông nhận thấy tiềm năng kinh tế từ việc nuôi chim này. Quy mô ban đầu: Ban đầu, ông chỉ nuôi thử nghiệm vài cặp chim bồ câu để học hỏi kinh nghiệm và thử nghiệm các kỹ thuật chăm sóc.2. Quá trình phát triển:Mở rộng quy mô: Nhờ sự chăm chỉ và kiên trì, chỉ trong vài năm, ông Hoàng đã mở rộng quy mô trang trại của mình lên hàng trăm cặp chim bồ câu. Kỹ thuật nuôi hiện đại: Ông áp dụng các kỹ thuật nuôi hiện đại và tiên tiến, như sử dụng thức ăn chất lượng cao và thiết bị nuôi chuyên dụng, giúp tăng năng suất và chất lượng đàn chim. Hợp tác và học hỏi: Ông cũng không ngừng học hỏi từ các chuyên gia và hợp tác với các trung tâm nghiên cứu để cải thiện kỹ thuật nuôi chim.3. Thành tựu và kết quả:Thành công về kinh tế: Đến năm 2015, trang trại của ông Nguyễn Văn Hoàng đã trở thành một trong những trang trại nuôi chim bồ câu lớn nhất và thành công nhất trong khu vực, mang lại nguồn thu nhập ổn định và cao cho gia đình. Đóng góp cho cộng đồng: Ông Hoàng không chỉ thành công trong kinh doanh, mà còn chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhiều nông dân khác trong khu vực phát triển mô hình nuôi chim bồ câu, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tiếp tục phát triển: Hiện nay, ông Nguyễn Văn Hoàng vẫn tiếp tục mở rộng quy mô trang trại và không ngừng cải tiến kỹ thuật nuôi chim, giữ vững vị thế của mình trong ngành nuôi chim bồ câu tại Việt Nam.Kết luận: Câu chuyện thành công của ông Nguyễn Văn Hoàng là một ví dụ điển hình về sự kiên trì, nỗ lực và sáng tạo trong nông nghiệp, và đã truyền cảm hứng cho nhiều nông dân khác trong việc phát triển các mô hình kinh tế nông thôn bền vững.

1 SỐ KỸ THUẬT NUÔI CHIM BỒ CÂU PHÁP

Để kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp cho năng suất cao ngoài yếu tố con giống thì việc xây dựng chuồng nuôi, hệ thống máng ăn hay lựa chọn thức ăn phù hợp cũng chính là những yếu tố tiên quyết để bạn có được những chú chim bồ câu Pháp thực sự khỏe mạnh, béo tốt. 1. Lựa chọn con giống chim bồ câu PhápTrong các mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%. Tuy nhiên để nuôi chim bồ câu Pháp thực sự hiệu quả thì ngay đầu tiên phải biết lựa chọn con giống. Bởi con giống luôn giữ vai trò quan trọng và là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình chăn nuôi. Do đó, khi lựa chọn nhất định phải là những con hoàn toàn khỏe mạnh, lông mượt và hoạt động nhanh nhẹn, không có bệnh tật, dị tật. Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Thời điểm chọn mua tốt nhất là khi chim được 4 tháng đến 6 tháng tuổi.2. Chuồng nuôiKhông giống như nhiều con vật khác, chuồng trại chỉ cần đơn giản, thoáng mát là đủ nhưng với chim bồ câu Pháp nhất định phải lưu ý tới ánh sáng phải đủ, khô ráo và sạch sẽ. Xây chuồng cao vừa phải, quây kín, tránh gió lùa, mưa tạt… Nên lựa chọn loại chuồng nuôi có các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.3. Kỹ thuật nuôi chim bồ câu PhápTrong các bước kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp làm sao cho năng suất cao, trước hết cần phải chú ý tới việc thiết kế làm nơi ổ đẻ để chim bồ câu sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Đặc biệt, do đặc thù của loài động vật này là đẻ trứng trong quá trình nuôi con nên bạn cần phải thiết kế hai ổ khác nhau. Thông thường, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều cần phải sạch sẽ, được lót rơm cho êm và có kích thước với đường kính khoảng 20 cm – 25cm, chiều cao từ 7cm – 8cm. Việc thiết kế máng cám cũng vô cùng quan trọng vì chim bồ câu là một trong những loài khá kén chọn thức ăn. Do đó kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15cm; Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 5cm x 10 cm. Máng uống có thể vỏ dùng đồ hộp, cốc nhựa…với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm. Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).4. Dinh dưỡng và cách cho chim bồ câu Pháp ănVề cơ bản, chim bồ câu Pháp nên ăn các loại thức ăn như gạo, ngô, các loại đậu. Trong đó, gạo chiếm khoảng 70-75%, còn lại là đậu hoặc ngô. Bạn nên cho chim ăn 2 lần 1 ngày vào lúc 6-7h, 14-15 h. Thường chim được ăn đúng giờ sẽ tốt nhấ Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo 75-75%. Bạn có thể cho chim bồ câu Pháp ăn 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày. Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể. Muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ.5. Phòng bệnh Nuôi Chim bồ câu không khó, bởi chúng rất ít bị bệnh lại dễ tính, chỉ cần làm cho chim bồ câu chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng là được. Nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Do đó phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho Chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng. Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.6. Cách giữ chim Bồ câu Pháp không bay điĐể giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác cần tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn” gần gũi với chủ hơn. 7. Kỹ thuật để cho chim bồ câu Pháp sinh sản nhiềuVề khả năng sinh sản, muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡ Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.Kết luận:Trên đây là một số kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp cơ bản. Nếu thực hiện đúng các quy trình, chim sẽ phát triển nhanh, cho năng suất cao cũng như sinh sản tốt.

CHẨN ĐOÁN THIẾU HỤT KHOÁNG CHẤT Ở ĐỘNG VẬT

Mặc dù đánh giá toàn diện tình trạng dinh dưỡng là tốt nhất, nhưng có một số xét nghiệm đơn giản có thể giúp phát hiện thiếu hụt khoáng chất phổ biến. Bài viết này cung cấp tổng quan về các phương pháp chẩn đoán này. 1. KIỂM TRA LÔNG Kiểm tra lông có thể cho biết thông tin về tình trạng khoáng chất. Một số thay đổi cụ thể ở lông cho thấy thiếu hụt một số khoáng chất:Thiếu đồng: cừu có thể có lông xung quanh mắt, mũi và miệng bị tẩy trắng hoặc xám. Ngựa cũng có thể mất màu lông. Thiếu kẽm: xuất hiện các mảng lông nhạt màu ở gia súc, cừu, dê, chó. Thiếu selen: ngựa có bộ lông khô và màu nhạt. Lông bờm và đuôi dễ gãy, rụng. Thiếu lưu huỳnh: cừu có lông dễ gãy. Chất lượng lông và móng kém.2. XÉT NGHIỆM MÁUXét nghiệm máu trực tiếp đo nồng độ khoáng chất trong cơ thể. Bác sĩ thú y có thể yêu cầu xét nghiệm nếu thấy dấu hiệu thiếu hụt ở động vật. Xét nghiệm máu kiểm tra mức độ: Khoáng chất đa lượng: canxi, phốt pho, magie, natri, clorua. Mất cân bằng có thể ảnh hưởng đến xương, gây sốt sữa. Khoáng chất vi lượng: sắt, kẽm, đồng, selen, iốt, mangan. Thiếu hụt có thể làm giảm miễn dịch, tăng trưởng và sinh sản. Chất điện giải như kali đối với động vật mất nước hoặc suy giảm cơ bắp.3. XÉT NGHIỆM PHÂNPhân tích phân cho biết khả năng hấp thụ và lưu giữ khoáng chất. Mức độ cao được bài tiết cho thấy thiếu hụt. Bác sĩ thú y có thể yêu cầu xét nghiệm khi xem xét thay đổi chế độ ăn. Phân tích phân cần lấy mẫu phân tươi trong vòng 12-24 giờ. Thường kiểm tra các khoáng chất: canxi, phốt pho, magie, kali, đồng, kẽm, coban. Kết quả được so sánh với phạm vi tham chiếu của từng loài, độ tuổi và tình trạng sản xuất.LƯU Ý:Cần kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá toàn diện. Cần lặp lại xét nghiệm theo thời gian để theo dõi tình trạng. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Tăng bổ sung khoáng chất từ từ để tránh thừa.Kết luận: Nhìn chung, hầu hết trường hợp thiếu hụt đều có thể khắc phục được bằng cách kiểm tra và bổ sung khoáng chất hợp lý. Điều này hỗ trợ sức khỏe, tăng trưởng và năng suất tối ưu cho động vật. Có thể bổ sung kháng chất từ 1 số sản phẩm từ công ty Thú Y Toàn Cầu: CANXIPRO/ PRODUCTIVE E-SE-ZN/UMBROCAL. 

CÁCH XỬ LÝ VẬT NUÔI KHI BỊ SỐC NHIỆT

1. Nguyên nhân gây bệnhBệnh sốc nhiệt thường xảy ra vào những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao. Bệnh tác động, ảnh hưởng đến quá trình thải nhiệt của gia súc, làm cho thân nhiệt gia súc tăng lên đột ngột, dễ gây ra một số bệnh liên quan đến shock nhiệt như: cảm nắng, cảm nóng. Nguyên nhân gây bệnh+ Gia súc làm việc, chăn thả, vận chuyển dưới trời nắng gắt và ít gió, ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, vùng cổ gây ra bệnh cảm nắng. Cột hoặc nhốt gia súc ngoài trời nắng nóng. Gia súc sau khi ăn no bắt làm việc ngay dưới trời nắng nóng sẽ dễ xảy ra bệnh cảm nắng.+ Chuồng nuôi nhốt hoặc phương tiện vận chuyển chật chội, vận chuyển trong điều kiện thời tiết oi bức, không khí nóng ẩm, ít gió, gió không lưu thông sẽ làm cản trở quá trình thải nhiệt cơ thể của gia súc gây ra bệnh cảm nóng. Gia súc mang thai hoặc có bộ lông quá dày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh cảm nóng.Phân biệt về triệu chứng, bệnh tíchGiai đoạn Cảm nóng Cảm nắngGiai đoạn đầu   – Con vật thở nhanh, toàn thân vã mồ hôi, đồng tử mắt dãn rộng.– Kiểm tra thấy tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, niêm mạc mắt sung huyết, đỏ ửng, các mạch quản nổi rõ.  – Con vật choáng váng, đi đứng xiêu vẹo; kiểm tra niêm mạc mắt thấy tím bầm, da khô, gia súc có biểu hiện khó nuốt.– Con vật sốt cao 40-41,50C.– Kiểm tra thấy gia súc thở khó, tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng, sau đó thu hẹp rồi mất phản xạ. Giai đoạn sau  – Gia súc rất khó thở, hóp bụng để thở.– Gia súc có hiện tượng co giật cơ môi, cơ nhai, nôn mửa.– Gia súc có dấu hiệu thần kinh không ổn định, hôn mê, co giật rồi chết.– Gia súc chết sùi bọt mép, có khi lẫn máu. Kiểm tra thấy máu khó đông, màng não, phổi bị sung huyết và phù.  Gia súc có biểu hiện co giật, điên cuồng, sợ hãi; mắt đỏ ngầu, lồi ra ngoài; mạch nhanh và yếu.– Gia súc ngày càng khó thở, thở giật cục; sau cùng đổ ngã tự nhiên, hôn mê, co giật mất phản xạ rồi chết.– Gia súc chết với các bệnh tích sung huyết não, màng não, các cơ quan nội tạng sung huyết, xuất huyết.   2. Cách phòng và điều trị bệnh Phòng bệnhMật độ nuôi vừa phải, thông thoáng và mát mẻ. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác phải đúng kỹ thuật. Chế độ làm việc, vệ sinh trong những ngày nắng nóng phải phù hợp. Kịp thời xử trí khi phát hiện gia súc có biểu hiện bệnh. Sử dụng thường xuyên một trong những sản phẩm sau để bổ sung thêm vào khẩu phần thức ăn hàng ngày của trâu, bò, lợn, gà như: VITROLYTE hoặc SUPER C 100 hoặc T.C.K.C (Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thú y Toàn Cầu).Trị bệnhĐưa ngay gia súc vào nơi thoáng mát. Có thể dùng quạt để tạo gió mát liu riu từ phía trước của gia súc, tốc độ quạt nhẹ vừa phải sẽ giúp cho gia súc hạ nhiệt từ từ, tránh làm gia súc choáng, sốc nhiệt. Đối với những gia súc bị nặng có thể dùng khăn sạch chườm nước đá tại vùng ngực, vùng thân, vùng mặt, sau cùng là vùng đầu khoảng tầm 1 giờ. Ngay sau đó có thể tắm toàn thân cho gia súc (Không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu của gia súc, làm vậy sẽ dễ gây ra hiện tượng sốc, choáng và có thể làm chết gia súc). Có thể tiêm atropin (chống co giật), cafein (hỗ trợ hô hấp). Sử dụng các sản phẩm sau đây để điều trị kịp thời, hiệu quả đối với bệnh này(Liều lượng sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của Công ty TNHH Thuốc Thú y Á Châu).Hạ sốt, giảm đau; Tăng cường sức đề kháng, dùng NASHER TOL 1ml/20kg TT S

KỸ THUẬT NUÔI VỊT

Nuôi vịt là một nghề mang lại giá trị kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi vịt từ giai đoạn chọn giống đến giai đoạn thu hoạch: 1. Chọn giốngGiống vịt: Chọn giống vịt phù hợp với mục đích nuôi (nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt, hoặc nuôi cả hai). Chọn con giống khỏe mạnh: Chọn những con vịt có ngoại hình khỏe mạnh, lông mượt, mắt sáng, chân khỏe, không bị dị tật.2. Chuẩn bị chuồng trạiVị trí: Chuồng trại nên xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước. Kích thước: Mật độ nuôi phù hợp là 4-5 con/m² đối với vịt thịt và 6-8 con/m² đối với vịt đẻ. Hệ thống chuồng: Chuồng phải có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Cần có máng ăn, máng uống đặt ở vị trí thuận tiện.3. Thức ăn và dinh dưỡngThức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên như cám gạo, ngô, đậu tương. Có thể bổ sung thêm rau xanh, tảo biển. Chế độ ăn: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt ở từng giai đoạn phát triển. Vịt con cần thức ăn giàu đạm, vịt trưởng thành cần thêm các loại khoáng chất và vitamin.4. Chăm sóc và quản lýNuôi dưỡng: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Thay đổi nước uống hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vịt. Theo dõi sức khỏe đàn vịt thường xuyên, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh. Nhiệt độ và ánh sáng: Đảm bảo nhiệt độ chuồng trại từ 25-30°C đối với vịt con, 20-25°C đối với vịt trưởng thà Cung cấp đủ ánh sáng cho vịt, đặc biệt là vịt đẻ.5.Quản lý nướcNguồn nước: Nước uống và nước tắm cho vịt phải sạch, không bị ô nhiễm. Bể tắm: Xây dựng bể tắm cho vịt, đảm bảo nước trong bể luôn sạch và được thay đổi thường xuyên.6. Phòng bệnhPhòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng các bệnh như cúm gia cầm, bệnh viêm gan vịt, bệnh dịch tả vịt,bệnh Tembusu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh E. coli. Điều trị bệnh: Khi phát hiện vịt bị bệnh, cần cách ly và điều trị ngay lập tức. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.7. Thu hoạchVịt thịt: Vịt thịt có thể thu hoạch khi đạt trọng lượng 2.5-3kg, thường từ 45-60 ngày tuổi. Vịt đẻ trứng: Vịt đẻ trứng bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi. Thu hoạch trứng hàng ngày, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.8. Kinh nghiệm và lưu ýKinh nghiệm: Thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi vịt thành công. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về chăn nuôi vịt. Lưu ý: Luôn tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi, thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ bằng các sản phẩm như KLOTAB/ DESINFECT GLUTAR ACTIVE.Kết luận: Bằng cách tuân thủ các kỹ thuật nuôi vịt hiện đại và thực hiện đúng các bước đã nêu, người chăn nuôi có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc chú trọng đến an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi vịt.

KỸ THUẬT NUÔI VỊT THỊT

Nuôi vịt là một nghề mang lại giá trị kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật nuôi vịt từ giai đoạn chọn giống đến giai đoạn thu hoạch: 1. Chọn giốngGiống vịt: Chọn giống vịt phù hợp với mục đích nuôi (nuôi lấy trứng, nuôi lấy thịt, hoặc nuôi cả hai). Chọn con giống khỏe mạnh: Chọn những con vịt có ngoại hình khỏe mạnh, lông mượt, mắt sáng, chân khỏe, không bị dị tật.2. Chuẩn bị chuồng trạiVị trí: Chuồng trại nên xây dựng ở nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước. Kích thước: Mật độ nuôi phù hợp là 4-5 con/m² đối với vịt thịt và 6-8 con/m² đối với vịt đẻ. Hệ thống chuồng: Chuồng phải có hệ thống thông gió tốt, đảm bảo đủ ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Cần có máng ăn, máng uống đặt ở vị trí thuận tiện.3. Thức ăn và dinh dưỡngThức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên như cám gạo, ngô, đậu tương. Có thể bổ sung thêm rau xanh, tảo biển. Chế độ ăn: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho vịt ở từng giai đoạn phát triển. Vịt con cần thức ăn giàu đạm, vịt trưởng thành cần thêm các loại khoáng chất và vitamin.4. Chăm sóc và quản lýNuôi dưỡng: Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Thay đổi nước uống hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Phòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vịt. Theo dõi sức khỏe đàn vịt thường xuyên, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh. Nhiệt độ và ánh sáng: Đảm bảo nhiệt độ chuồng trại từ 25-30°C đối với vịt con, 20-25°C đối với vịt trưởng thà Cung cấp đủ ánh sáng cho vịt, đặc biệt là vịt đẻ.5.Quản lý nướcNguồn nước: Nước uống và nước tắm cho vịt phải sạch, không bị ô nhiễm. Bể tắm: Xây dựng bể tắm cho vịt, đảm bảo nước trong bể luôn sạch và được thay đổi thường xuyên.6. Phòng bệnhPhòng bệnh: Thực hiện tiêm phòng các bệnh như cúm gia cầm, bệnh viêm gan vịt, bệnh dịch tả vịt,bệnh Tembusu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh E. coli. Điều trị bệnh: Khi phát hiện vịt bị bệnh, cần cách ly và điều trị ngay lập tức. Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.7. Thu hoạchVịt thịt: Vịt thịt có thể thu hoạch khi đạt trọng lượng 2.5-3kg, thường từ 45-60 ngày tuổi. Vịt đẻ trứng: Vịt đẻ trứng bắt đầu từ 5-6 tháng tuổi. Thu hoạch trứng hàng ngày, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.8. Kinh nghiệm và lưu ýKinh nghiệm: Thường xuyên cập nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi vịt thành công. Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về chăn nuôi vịt. Lưu ý: Luôn tuân thủ các quy định về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi, thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ bằng các sản phẩm như KLOTAB/ DESINFECT GLUTAR ACTIVE.Kết luận: Bằng cách tuân thủ các kỹ thuật nuôi vịt hiện đại và thực hiện đúng các bước đã nêu, người chăn nuôi có thể tối ưu hóa hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc chú trọng đến an toàn sinh học và bảo vệ môi trường sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi vịt.

CÁCH PHÒNG CHỐNG NẮNG NÓNG HIỆU QUẢ CHO ĐÀN VẬT NUÔI

  Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024, nắng nóng đến sớm và có xu hướng gay gắt hơn những năm trước. Số ngày nắng nóng năm nay có thể xuất hiện nhiều hơn so với năm 2023, nhiều khả năng còn xuất hiện nhiệt độ cao nhất, vượt kỷ lục cũ đã từng được quan trắc. Về thời gian nắng nóng ở miền Bắc tập trung từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm là tháng 5 đến tháng 7. Cùng với nắng nóng có thể xuất hiện mưa giông đột ngột. Các yếu tố môi trường thay đổi khó lường gây bất lợi cho sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.Để chủ động ứng phó với các hiện tượng bất thường của thời tiết và hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đối với đàn vật nuôi, Thú Y Toàn Cầu sẽ đưa ra một vài biện pháp sau: 1.Về chuồng trại chăn nuôi  – Phải bảo đảm sự thông thoáng và cân bằng dưỡng khí trong chuồng nuôi; thực hiện kiểm tra, làm mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống làm mát chuồng nuôi gia súc, gia cầm.– Đối với chuồng nuôi khép kín cần thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống làm mát, quạt thông gió; chuẩn bị lưới đen che dàn mát, cửa sổ các chuồng khi có nắng chiếu vào, đặc biệt lưu ý khu nuôi gia súc mang thai, gia súc đẻ, gia cầm sinh sản.– Chuẩn bị phương án phun xoay nước trên mái chuồng (đặc biệt cho các chuồng nuôi đã cũ, mái lợp bằng fibro xi măng), lắp hệ thống phun sương trong chuồng.– Kiểm tra hệ thống phát điện bảo đảm hoạt động tốt, có phương án dự phòng khi có sự cố mất điện 2.Về chăm sóc nuôi dưỡng để phòng chống nắng nóng – Thường xuyên kiểm tra hệ thống cung cấp nước uống, luôn bảo đảm đủ lượng nước uống sạch, mát cho vật nuôi theo nhu cầu, không được để vật nuôi khát, nhất là gia súc tiết sữa, gia súc mang thai, gia cầm đẻ, con non.– Thực hiện nuôi đúng mật độ:+ Đối với chăn nuôi gia cầm: Nuôi úm: 50 – 60 con/m2; gia cầm có khối lượng từ 0,5 – 1 kg/con: 8 – 12 con/m2; gia cầm có khối lượng từ 2 – 3 kg/con: 3 – 5 con/m2. Nên thả gia cầm ra vườn, khu vực có nhiều cây bóng râm.+ Đối với chăn nuôi lợn: Lợn đực giống 4 – 5 m2/con; lợn nái 2 m2/con, lợn nái hậu bị: 1,5 m2/con và lợn thịt là 0,7 – 1,2 m2/con.+ Đối với chăn nuôi trâu, bò: Diện tích chuồng nuôi cá thể từ 4 – 5 m2/con, nếu chuồng nhốt chung thì diện tích tối thiểu cần đáp ứng là 2 m2/con trâu, bò trưởng thành; trâu, bò tơ là 1,5 m2/con; bê, nghé là 1 m2/con (không tính máng ăn, máng uống). Ngoài ra, diện tích sân chơi cho trâu, bò cái là 6 – 8 m2/con; bò tơ là 4 – 5 m2/con; bê, nghé là 3 – 4 m2/con. Không chăn thả và tắm cho gia súc vào các thời điểm nắng nóng trong ngày, dễ làm gia súc say nắng, thời gian chăn thả thích hợp vào buổi sáng (6 – 9 giờ) và chiều muộn (16 – 18 giờ).– Bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt cho vật nuôi, trong đó chú trọng điều chỉnh tăng chất béo và giảm tinh bột trong khẩu phần ăn để hạn chế quá trình sinh nhiệt của vật nuôi; cho ăn thức ăn tinh vào sáng sớm và chiều tối; tăng cường bổ sung vitamin C, điện giải vào nước uống và thường xuyên thay nước mới cho vật nuôi.Lưu ý: Đối với trâu, bò bảo đảm đủ lượng thức ăn thô xanh 15 – 35 kg/con/ngày và bổ sung thức ăn tinh (1 – 2,5 kg/con/ngày). Chăn nuôi gà đẻ tránh nuôi quá béo, trong ngày nóng giảm bớt lượng thức ăn tinh bột trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh, cám chất lượng tốt 3.Tiêm vaccine phòng bệnh Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vaccine cho đàn gia súc, gia cầm đến tuổi tiêm phòng theo quy định. Thời gian tiêm phòng vào sáng sớm hoặc chiều tối; không nên tiêm quá nhiều loại vaccine cho một vật nuôi trong cùng một lần tiêm. Chủ động phát hiện, báo cáo cơ quan chuyên môn để kịp thời xử lý sớm các trường hợp dịch bệnh nguy hiểm phát sinh theo quy định 4.Giữ vệ sinh Thường xuyên thu dọn, vệ sinh chuồng trại hàng ngày; thực hiện tiêu độc khử trùng trong và bên ngoài chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh thoát nước, phát quang bụi rậm xung quanh khu chăn nuôi, xử lý nơi khu trú, sinh sản của muỗi, côn trùng đốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa nguy cơ phát sinh dịch bệnh…Để mua sản phẩm sát trùng của công tại trang webhttps://thuytoancau.vn/danh-muc-san-pham/bo-loc-san-pham-2/sat-trung-bo-loc-san-pham-2/ 

BỔ SUNG SẮT CHO VẬT NUÔI

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho tất cả các vật nuôi, đặc biệt là với heo con bị thiếu máu. Mặc dù sắt là một thành phần yêu cầu bắt buộc tiêm cho heo con ngay sau khi sinh, nhưng tình trạng thiếu máu vẫn xảy ra và trở thành một vấn đề. Lựa chọn chương trình bổ sung sắt phù hợp tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi, cũng như đảm bảo sự an toàn của các sản phẩm thịt heo và người tiêu dùng. 1.Một số vấn đề về sắt bổ sung cho heo con Heo con được sinh ra có lượng sắt trong cơ thể thấp khoảng 50mg. Sự bất lợi này cộng thêm với thực tế sữa heo mẹ có hàm lượng sắt thấp, nên tùy thuộc vào sự tăng trọng, heo con cần ít nhất từ 7 đến 16mg sắt mỗi ngày, thế nhưng việc bú mẹ chỉ cung cấp cho chúng 1 mg mỗi ngày thì chưa đủ cho heo con. Đối với heo rừng, nó sẽ nhận được một lượng sắt nhỏ từ đất nhờ tập tính cào bới đất. Đối với heo con có kiểu gen hiện nay, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh – trong 60 ngày đầu tiên, chúng có thể tăng khối lượng cơ thể lên gấp 10 lần, điều này có nghĩa là nó cần có hàm lượng sắt bổ sung ở mức cao. 2.Nhu cầu sắt của vật nuôi Sắt rất cần thiết cho sức khỏe và sự tăng trưởng tối ưu của heo. Cung cấp đủ lượng sắt cần thiết giúp cơ thể sản xuất huyết sắc tố và myoglobin – protein để các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể cũng góp phần vào việc sản xuất protein và các enzyme thiết yếu. Trong suốt quá trình lớn lên, phần lớn nhu cầu sắt của heo sẽ được đáp ứng thông qua nguyên liệu thô và phụ gia thức ăn, tuy nhiên, trong những tuần đầu tiên của heo con, khi lượng ăn vào rất thấp thì chúng cần một nguồn cung cấp khác để dễ dàng bổ sung sắt vào cơ thể.Để có thể mua sản phẩm Sắt của Công ty hãy truy cập trang web https://thuytoancau.vn/san-pham/kich-thich-tao-mau-cho-heo-ferrax-forte/Heo con ở khắp các quốc gia thường được bổ sung sắt qua đường tiêm với liều 200mg ngay sau khi sinh. Số lượng này là đủ để kích thích tăng 4kg khối lượng cơ thể. Do tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng nên lượng sắt trong cơ thể heo con nhanh chóng bị cạn kiệt. Do đó, người ta sẽ tiêm một liều thứ hai vào 7 đến 14 ngày sau đó, trước khi heo cai sữa. Các thử nghiệm đã cho thấy chiến lược này đã cải thiện 17-20g thể trọng của heo con mỗi ngày, trong ba tuần đầu sau cai sữa. 3. Thiếu sắt và thiếu máuThiếu sắt Thiếu máuXảy ra khi thú không được nhận đủ lượng sắt cần thiết Xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) thấp hơn mức cần thiết cho chức năng trao đổi chất bình thườngLượng sắt trong cơ thể khi sinh ra thấp không đáp ứng nhu cầu cho tăng trưởng bình thường - Không đủ lượng sắt để sản xuất đủ Hb cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu- Heo con có da nhợt nhạt, không phát triển bình thườngThể trọng giảm so với mong đợi và bị thiếu máu - Heo con bị thiếu máu khi cai sữa, sẽ tăng trưởng kém, có khối lượng nhẹ hơn 0,82kg sau 3 tuần cai sữa so với những con bình thường- Heo con sẽ khó thở và bị tiêu chảy mãn tính do hệ thống miễn dịch bị tổn thươngNếu không điều trị thiếu máu có thể dẫn đến chết 4. Những phát hiện khoa học mớiMột phòng thí nghiệm độc lập được FDA chứng nhận (Lap2) và Phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh động vật của Đại học bang Iowa (ISU) đã phân tích 16 sản phẩm bổ sung sắt theo đường tiêm (Bảng 1). Họ đã tiến hành kiểm tra hàm lượng asen, cadmium, crom, coban, chì và thủy ngân. Tất cả các sản phẩm đều được cho phép sử dụng trên heo, và được bán tại các quốc gia.Bảng 1: Một phòng thí nghiệm độc lập được FDA chứng nhận (Lap 2) và Phòng thí nghiệm chẩn đoán của Đại học bang Iowa (ISU) đã phân tích 16 sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm.Tên nhãn sản phẩm Nhà sản xuất Quốc gia Phân tửFerrohipra 200 Hipra Bỉ GlepGleptosil Sogeval UK GlepUniferon 200 Pharmacosmos USA IDUrsoferran Serumwerk Đức GlepViloferron Iron4u Đan Mạch GlepGleptoForte Ceva Mỹ Glep Hàm lượng kim loại nặng tìm thấy được điều chỉnh theo khối lượng để so sánh với liều dùng cho heo con. Trong 15 sản phẩm, hàm lượng asen, crom và chì đã vượt quá giới hạn phơi nhiễm hàng ngày (PDE) cho phép đối với thuốc cho người. Cadmium, coban và thủy ngân ở mức không phát hiện được hoặc ở mức thấp hơn giới hạn PDE, trong tất cả các sản phẩm được thử nghiệm.Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe và Chăn nuôi Heo (JSHAP), đã kết luận rằng các kim loại nặng asen, crom và chì có thể xuất hiện trong các sản phẩm sắt bổ sung cho heo. Chỉ có một sản phẩm, Uniferon (Pharmacosmos Inc, Watchung, New Jersey) là có hàm lượng crom, chì và asen dưới giới hạn PDE. Tuy nhiên, hơn một nửa các sản phẩm khác được phát hiện có chứa hàm lượng crom, asen và chì vượt quá giới hạn PDE hơn 25% 5. Cần lựa chọn một sản phẩm phù hợp Như nghiên cứu mới này cho thấy, sắt bổ sung không chỉ chứa duy nhất sắt. Độ tinh khiết của sản phẩm tiêm phụ thuộc vào các công đoạn tạo sản phẩm để tránh và loại bỏ tạp chất được đưa vào trong quá trình sản xuất. Việc một sản phẩm sắt tiêm đạt tiêu chuẩn dược phẩm cho người chứng minh mục tiêu này là có thể đạt được và củng cố nhu cầu về giới hạn PDE được đặt ra cho các sản phẩm thú y.Bổ sung sắt cho heo là điều phải thực hiện. Để duy trì sức khỏe và lợi nhuận của đàn, ngành chăn nuôi cần sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm. Các nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y cần lưu ý rằng kim loại nặng không nên có trong các sản phẩm này. Sản phẩm chỉ nên cung cấp đúng lượng sắt, không nên chứa các tạp chất khác. Các sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm có thể chứa một lượng lớn kim nặng là một mối quan tâm lớn đối với sức khỏe heo con. Để hiệu quả chăn nuôi không bị tổn thất, các nhà chăn nuôi heo giờ đây có thể thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa thiếu sắt và thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.

CHU KỲ VÀ THỜI GIAN ĐỘNG DỤC CỦA CỪU

Chu kỳ động dục của cừu có liên quan đến giống, điều kiện sinh trưởng của từng cá thể, điều kiện cho ăn và quản lý và các yếu tố khác, nhưng vẫn có những quy tắc cần tuân theo. Tiếp theo, chúng ta hãy hiểu khi nào là chu kỳ động dục và thời gian của cừu, và biểu hiện của cừu trong động dục là gì .Chu kỳ động dục của cừu kéo dài bao lâuChu kỳ động dục của cừu nói chung là 16~20 ngày, chu kỳ động dục của dê trung bình là 21 ngày (18~24 ngày) , thời gian động dục sau sinh trung bình là 30 ngày (20~40 ngày). Thời gian động dục: 24 đến 48 giờ đối với dê cái.Khi nào là thời gian động dục của cừu Thời gian động dục lần đầu của cừu cái thường từ 4 - 8 tháng tuổi , cừu đực có thể phối giống khi được 6 - 10 tháng tuổi, còn cơ thể trưởng thành phải từ 12 - 15 tháng tuổi thậm chí hơn. Điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như giống, khí hậu và dinh dưỡng.Về thời gian động dục của cừu cái thì giống sinh trưởng và phát triển nhanh thì sớm hơn giống sinh trưởng và phát triển chậm; cừu ở vùng ấm phía nam sớm hơn cừu ở vùng lạnh phía bắc; cừu có điều kiện chăn nuôi và quản lý tốt thì sớm hơn cừu có điều kiện nuôi dưỡng và quản lý kém.Vì vậy, thời gian cừu non tham gia lần giao phối đầu tiên cũng khác nhau, thông thường khi thể trọng đạt hơn 65% so với thể trọng trưởng thành thì có thể phối giống. Điều đó có nghĩa là: cừu đực trên 12 tháng tuổi và cừu cái thích hợp hơn để giao phối lần đầu khi chúng được 8 đến 12 tháng tuổi .Cừu ở động dục có những biểu hiện gì?Khi động dục, cừu cái có biểu hiện chán ăn, quấy hót, bộ phận sinh dục sưng đỏ, có tiết dịch, thích lại gần cừu đực, chạy theo cừu đực và trèo lên cừu cái khác, cừu đực đứng yên khi đến gần, hai chân sau tách ra và chấp nhận giao phối.Tuy nhiên, một số cừu cái (như cừu cái, cừu cái) triệu chứng động dục ít rõ ràng hơn, trại cừu nên bố trí người chuyên trách quan sát động dục, tiến hành quan sát và xác định động dục ít nhất mỗi ngày một lần vào buổi sáng và buổi chiều. để tránh bỏ sót và nhầm lẫn.Biện pháp điều khiển động dục và tăng tỷ lệ sinh sản(1) Kiểm soát động dụcBằng cách kiểm soát động dục, thời kỳ động dục của đàn về cơ bản là nhất quán và những con cừu cái có thể được phối giống và sinh sản trong một thời gian định trước theo nhu cầu của chúng.Cơ chế điều khiển động dục là sử dụng hoóc-môn hoặc thuốc giống như hoóc-môn để can thiệp vào quá trình sinh lý sinh sản của cừu cái, làm thay đổi tính chu kỳ động dục tự nhiên của chúng, làm cho tất cả những con cừu cái đã được xử lý thuốc tập trung động dục và động dục cùng một lúc. thời gian trong thời gian quy định.rụng trứng.(2) Gây động dụcTrong thời kỳ động dục theo mùa của cừu cái, hormone ngoại sinh được sử dụng để gây động dục bình thường ở cừu cái. Điều này rút ngắn chu kỳ sinh sản. Có thể cừu 2 lần trong một năm, hoặc 3 lần trong 2 năm.(3) Kích hoạt chức năng tình dục của cừu đựcKhi một số cừu đực đến tuổi trưởng thành về mặt sinh dục, ngay cả khi cơ thể đã trưởng thành, chức năng sinh dục vẫn không bình thường.Để kích hoạt chức năng sinh dục của những con cừu đực này, cần thực hiện chăn thả và cho cừu ăn hợp lý, nhất là khẩu phần thức ăn phù hợp với tiêu chuẩn dinh dưỡng, thực hiện vận động hợp lý.Sử dụng liệu pháp hormone ngoại sinh để tăng nồng độ testosterone trong máu cũng có thể đóng vai trò kích hoạt chức năng tình dục.

Môi trường chăn nuôi

TIÊU DIỆT KÍ SINH TRÙNG TRÊN HEO

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Thiệt hại của kí sinh trùng gây...

Tiềm năng, lợi thế chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Thủ đô

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Là Thủ đô song Hà Nội vẫn...

DINH DƯỠNG CHO NÁI HẬU BỊ THỜI KÌ MANG THAI

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Sự phát triển của heo con ở...

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRƯỚC VÀ SAU CAI SỮA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ CÁM

25 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Vấn đề của những nước chăn nuôi...

NHU CẦU VITAMIN CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

NHU CẦU KHOÁNG CỦA GÀ

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Để nuôi gia cầm thành công, người...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SULPHONAMID

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Gà trúng độc Sulphonamid...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FURAZOLIDON

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
1. Triệu chứng Khi dùng Furazolidon phòng...

BỆNH NGỘ ĐỘC THỨC ĂN DO ĐỘC TỐ AFLATOXIN

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO MUỐI

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Muối là một trong những thành phần...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO SELENIUM (Se)

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Selen là một trong những nguyên tố...

BỆNH DO TRÚNG ĐỘC KHÍ NH3

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Khí NH3  được sinh ra từ chất...

BỆNH TRÚNG ĐỘC KHÍ CO

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Lượng khí CO được sinh ra do...

BỆNH TRÚNG ĐỘC DO FORMALDEHYDE

30 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Formaldehyde hay còn gọi là formon. Dung...

BỆNH SƯNG GAN THẬN TRÊN GÀ

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh sưng gan và thận thường xảy...

BỆNH HỘI CHỨNG XUẤT HUYẾT VÀ PHÌ GAN

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh FLHS là biểu hiện một quá...

BỆNH DO SUY DINH DƯỠNG TRÊN GIA CẦM

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu hụt dinh dưỡng gây rối...

BỆNH THIẾU VITAMIN A

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh thiếu vitamin A...

BỆNH THIẾU VITAMIN D

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin D trong đàn gà...

BỆNH THIẾU VITAMIN E

31 Tháng Một, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp...

BỆNH THIẾU VITAMIN K

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin K ở gà có...

BỆNH THIẾU VITAMIN B1

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B1 ở gà thể...

BỆNH THIẾU VITAMIN B2

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu vitamin B2 có đặc điểm...

BỆNH THIẾU VITAMIN B5

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU AXIT NICOTINIC – VITAMIN B3

2 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu axit Pantothenic ở gia cầm...

BỆNH THIẾU PYRIDOXIN (VITAMIN B6)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đặc điểm của bệnh này là giảm...

BỆNH THIẾU BIOTIN (VITAMIN H)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà mắc bệnh thiếu Biotin có đặc...

BỆNH THIẾU AXIT FOLIC

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Axit folic hay còn gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU CHOLINE

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Chất Choline còn được gọi là vitamin...

BỆNH THIẾU VITAMIN B12

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Vitamin B12 cần thiết cho sự phát...

BỆNH THIẾU SELENIUM

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thiếu Selenium ở gà có đặc...

BỆNH THIẾU CANXI VÀ PHOTPHO (Ca, P)

3 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Canxi và photpho là 2 nguyên liệu...

BỆNH THIẾU MANGAN (Mn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mangan được hấp thu qua đường tiêu...

BỆNH THIẾU MUỐI (NaCl)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
NaCl là một loại muối bao gồm...

BỆNH THIẾU KẼM (Zn)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng...

BỆNH THIẾU (Mg)

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Mg trong cơ thể động vật chiếm...

BỆNH DO ĐÓI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh đói ở gà thường thể hiện...

BỆNH DO MẤT NƯỚC TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị thiếu nước hay mất nước...

BỆNH DO LẠNH TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Gà bị lạnh với biểu hiện đứng...

BỆNH DO NÓNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nhiệt độ quá nóng trong chuồng nuôi...

BỆNH DO TỔN THƯƠNG TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là một bệnh nội ngoại khoa...

BỆNH THIẾU KALI TRÊN GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Kali trong cơ thể có tác dụng...

BỆNH VIÊM THẬN SỚM Ở GÀ

6 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh chỉ thấy xuất hiện ở gà...

BỆNH MỆT MỎI CỦA GÀ ĐẺ CÔNG NGHIỆP

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh CLF thường xảy ra ở gà...

BỆNH CÒI XƯƠNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Đây là bệnh thường phổ biến ở...

BỆNH MỀM ĐỐT SỐNG

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh thường thấy ở gà thịt giai...

BỆNH SỤN HOÁ XƯƠNG BÀN CHÂN

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh sụn hoá xương chày, xương bàn...

BỆNH GOUT

7 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Bệnh gout trên gà chia làm hai...

Kỹ thuật phòng và chữa bệnh cho vịt

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Sở hữu tổng đàn gia súc, gia...

LỰA CHỌN HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO ĐÀN GÀ

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ai cũng biết nước là nguồn dinh...

7 CÁCH GIÚP TĂNG LƯỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO Ở HEO CAI SỮA

12 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Nếu lượng thức ăn ăn vào tăng...

ĐỘC TỐ NẤM MỐC: CÁNH CỬA CHO CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Ảnh hưởng trực tiếp của độc tố...

BỔ SUNG CHẤT ĐIỆN GIẢI CHO GÀ

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Không khí nóng gây thiệt hại rất...

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỤ TINH NHÂN TẠO THÀNH CÔNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu...

QUẢN LÝ NÁI CAO SẢN

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Lý do khiến các trại tuy đã...

NUÔI DƯỠNG GÀ VÀO MÙA NÓNG

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Thông qua việc tạo và giải phóng...

VITAMIN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO

25 Tháng Hai, 2022

Xem thêm
Một trong những yếu tố quan trọng...

BỆNH TGE TRÊN HEO – TRANSMISSBLE GASTROENTERITIS OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG – FOOT AND MOUTH DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRÊN HEO – SWINE VESICULAR DISEASE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH MỤN NƯỚC TRONG MIỆNG HEO – SWINE VESICULAR STOMATITIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PED TRÊN HEO – PORCINE EPIDEMIC DIARRHAE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH ĐẬU HEO – SWINE POX

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO – SWINE JAPANESE B ENCEPHALOMYETIS

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH VIÊM NÃO DO VIRUS NIPAH TRÊN HEO – NIPAH ENCEPHALITIS IN PIG

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC TRÊN HEO – POST WEANING MULTI SYSTEMIC WASTING SYNDROM

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SẢY THAI DO PARVOVIRUS TRÊN HEO – PARVOVIRUS DISEASE OF SWINE

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH PPRS TRÊN HEO – PORCINE REPRODUCTIVE AND RESPYRATORY SYNDROME

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH GIẢ DẠI TRÊN HEO – AUJESZKY

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM HEO – HOG FLU

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI – AFRICA SWINE FIVER

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH DỊCH TẢ HEO – HOG CHOLERA

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU TRÊN GÀ – AVIAN PNEUMOVIRUS (APV)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

HỘI CHỨNG CÒI CỌC DO REOVIRUS – REO

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH CÚM GIA CẦM – AVIAN INFLUENZA (AI)

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH KHẸC TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH E. COLI TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm

BỆNH THƯƠNG HÀN TRÊN VỊT – NGAN

7 Tháng Tư, 2022

Xem thêm