GIỐNG VỊT
1. Vịt cỏ
- Nguồn gốc: Vịt cỏ thường gọi là vịt đàn, miền Nam gọi là vịt Tàu nuôi ở khắp các vùng, nhưng nuôi tập trung chủ yếu ở đồng bằng trung du, ven sông, ven biển. Vịt Cỏ chiếm gần 80% tổng đàn vịt, có nơi trên 90%.
- Đặc điểm ngoại hình: Vịt cỏ màu lông cánh sẻ chiếm 53-55%; cánh sẻ nhạt pha lông trắng 18-19%, trắng 16-17%, xám đá, xám hồng, đen tuyền (tài ô) 11-12%. Đầu thanh tú, mắt sáng, lanh lợi, mỏ dẹt màu vàng, mình thon, ngực lép, nhiều con trống có mỏ xanh nhạt, lông cổ xanh biếc, có con có vòng lông trắng.
- Khả năng sản xuất: Thân hình nhỏ, vịt trống 1,4-1,6kg, vịt mái 1,3-1,5kg lúc vào đẻ, nuôi thịt 70-75 ngày đạt 0,9-1,2kg, tỷ lệ thịt dưới 50%, xương đến 15-16%, ít mỡ, thực quản nhỏ và mỏng nên không nhồi vỗ béo được.
Vịt có khả năng đẻ cao, 200-250 trứng/năm, trung bình 170-180 quả, khối lượng trứng 60-70g, tỷ lệ phôi cao.
- Mọc lông tương đối sớm, sau 20-25 ngày tuổi đã mọc lông mới, lông vừa nhú ra được gọi là vịt “bật rạch”, 40 ngày tuổi mọc lông cánh, 65-70 ngày tuổi là chéo cánh “chấm khẩu” là lúc mổ thịt tốt lúc này để nhổ lông, vịt béo ngon.
- Vịt cỏ có khả năng kiếm mồi rất giỏi, thích ứng rất cao với khí hậu nhiệt đới, cần chọn lọc nhân thuần nâng cao phẩm chất giống làm cơ sở cho lai tạo cải tiến giống và lai kinh tế đại trà nâng cao năng suất trứng, thịt.
2. Vịt Bầu Bến và vịt Bầu Quỳ
- Nguồn gốc: Giống vịt Bầu Bến có nguồn gốc ở vùng chợ Bến (Hoà Bình). Còn giống vịt Bầu Quỳ nguồn ở vùng Phủ Quỳ (Nghệ An). Ở miền Nam nhiều nơi gọi hai loại vịt này là vịt ta.
- Đặc điểm ngoại hình: Cả hai loại vịt này đều có thân hình vững chắc, hình chữ nhật, đầu to hơi dài, cổ dài vừa phải, ngực rộng, sâu, chân thấp, đa số mỏ và chân là màu da cam (trên 80%), còn lại là một số màu khác.
- Màu lông vịt lúc mới nở thường là màu đen khoang vàng, trên 85%, vàng rơm 15%, lúc trưởng thành màu cánh sẻ nhạt, ngoài ra một số con còn có màu trắng tuyền, trắng khoang đen và xám đá. Vịt Bầu Bến còn có màu lông thuần khiết hơn, đó là màu cánh sẻ sẫm.
- Vịt 3 tuần tuổi mới bắt đầu mọc lông thân và cánh, đến 8 tuần tuổi mới phủ kín thân, con mái mọc lông nhanh hơn con trống.
- Khả năng sản xuất: Giống vịt này có tỷ lệ nuôi sống cao, 93-97% ở các giai đoạn vịt con, vịt hậu bị, vịt đẻ.
- Khối lượng cơ thể lúc giao phối: Vịt trống đạt 2,4-2,8kg, vịt mái lúc vào đẻ 2-2,4kg. Thể trọng giữa hai giống Bầu Bến và Bầu Quỳ không có sự khác nhau. Lúc 10 tuần tuổi, con trống nặng khoảng 1,8kg, con mái nặng khoảng 1,58kg, ở vịt Bầu Bến và 1,78kg, 1,54kg tương ứng ở vịt Bầu Quỳ nuôi bán công nghiệp. Vịt chăn thả 7 ngày tuổi đạt 1,7-1,9kg.
- Các giống vịt này đẻ muộn hơn các giống vịt nội khác, 154 đến 180 ngày tuổi, vào đẻ trứng đầu, sản lượng trứng 90-100 quả/mái/năm, trứng to 75-80/quả, vỏ trắng mờ, có quả xanh nhạt là màu cà cuống.
3. Vịt Kỳ Lừa
- Nguồn gốc: Vịt Kỳ Lừa có nguồn gốc ở vùng Kỳ Lừa (Lạng Sơn), nuôi phổ biến ở các tỉnh miền núi Việt Bắc, trung du và một số là nuôi ở vùng đồng bằng.
- Đặc điểm ngoại hình: Vịt có đầu to, mỏ vàng hoặc xám, con trống mỏ xanh nhạt hoặc xám đen. Thân rộng, dài vừa phải, ngực và bụng sâu. Thân mình hơi dốc so với mặt đất. Màu lông đa phần nâu sẫm hoặc xám nhạt, một số đen hoặc loang trắng đen. Vịt chịu lạnh rất tốt nên dù có nuôi ở vùng núi rét, nhiệt độ thấp vẫn dễ nuôi. Vịt có khả năng kiếm mồi giỏi, thay lông nhanh, tính hợp đàn cao.
- Khả năng sản xuất: Vịt vào đẻ thường là lúc 150-180 ngày tuổi, năng suất trứng 110-120 quả/mái/năm, trứng to 70-75g/quả. Khối lượng vịt trống lúc giao phối được là 1,8-2lg, vịt mái lúc đẻ là 1,7-1,9kg.
- Vịt nông nghiệp 1 và 2
Nguồn gốc: Đây là nhóm vịt lai giữa vịt Tiệp Khắc dòng 1822 với vịt Anh Đào, hoặc vịt Bắc Kinh.
- Khả năng sản xuất: Vịt 7 tuần tuổi đạt 2,2-2,3kg, tiêu tốn thức ăn 2,8-2,9kg/kg tăng trọng. Năng suất vịt đẻ 150-180 quả/mái/năm. Vịt lai đang được cung cấp giống chăn nuôi rộng rãi ở các tỉnh phía Nam.
NUÔI GÀ LAI CHỌI AN TOÀN SINH HỌC
Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông đã triển khai thành công Chương trình chăn nuôi gà lai chọi thương phẩm an toàn sinh học (ATSH) tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình đã giúp bà con tiếp cận với khoa học kỹ thuật, chăn nuôi gà hiệu quả, cải thiện thu nhập.
Năm 2021, gia đình chị H’hà, ở xã Đắk P’lao (Đắk Glong), được tham gia mô hình nuôi gà lai chọi ATSH do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai. Mô hình nuôi gà với thời gian ngắn, thu hồi vốn nhanh, giúp chị có nguồn thu nhập tốt.
Quan trọng hơn, tham gia mô hình đã giúp chị biết cách áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi gà. Chị cũng từ bỏ cách chăn nuôi gà truyền thống kém hiệu quả.
Chị H’hà cho biết: “Nuôi gà ATSH mang lại nhiều lợi ích. Tỷ lệ gà sống đạt 100%, gà ít mắc bệnh, nhanh lớn. Chuồng trại nuôi gà sạch sẽ, tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng”.
Mô hình chăn nuôi gà lai chọi ATSH tại gia đình anh Ma Seo Vàng, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), đạt hiệu quả cao
Năm 2022, gia đình anh Ma Seo Vàng, ở bản Sín Chải, xã Đắk Ngo (Tuy Đức), cũng được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100 con gà giống lai chọi để phát triển mô hình chăn nuôi ATSH.
Sau khoảng 3 tháng, trọng lượng trung bình mỗi con gà đạt 1,7 kg. Theo anh Vàng, với giá bán 70.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư, mỗi con gà sẽ cho lãi khoảng 35.000 đồng. Với mức lãi này, nếu mở rộng quy mô chăn nuôi và gối vụ, anh sẽ có nguồn thu nhập lớn.
Anh Vàng cho hay: “Nuôi gà địa phương phải đến 6 tháng mới đạt được 2 kg. Nuôi gà lai chọi ATSH chỉ khoảng 3 tháng đã đạt trọng lượng tương đương. Gà lai chọi ATSH khỏe mạnh, ít dịch bệnh, đầu ra tốt”.
Những năm qua, việc chăn nuôi gia cầm của người dân tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân do bà con chăn nuôi theo kiểu tự cung, tự cấp, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Việc triển khai mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm ATSH là một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông thôn. Tại một số địa bàn như: Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk Glong… đã có những trang trại nuôi gà ATSH lên đến hàng ngàn con.
Các mô hình chăn nuôi gà ATSH đều được người dân đánh giá cao, mang lại hiệu quả thiết thực. Với thời gian nuôi trung bình 3 tháng, trọng lượng mỗi con gà đạt 1,88 kg; tỷ lệ sống trên 90%, lợi nhuận bình quân 35.700 đồng/con.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, từ 2016 đến nay, với nguồn kinh phí trên 1,5 tỷ đồng, đơn vị đã cấp 18.500 con gà giống lai chọi cho 190 hộ gia đình tham gia chăn nuôi ATSH.
Theo ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, việc xây dựng mô hình nuôi gà lai chọi ATSH trước hết là tạo sinh kế cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, mô hình cũng giúp người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi. Sau khi mô hình được triển khai thành công, Trung tâm sẽ tiến hành liên kết chuỗi chăn nuôi gà lai chọi ATSH theo hướng hàng hóa, góp phần bảo đảm đầu ra ổn định cho bà con.
Hiện ngành chức năng đang tập trung kết nối, tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra ổn định cho bà con nuôi gà. Từ đó, giúp mô hình chăn nuôi gà ATSH phát triển ổn định, hiệu quả hơn.
LỢN MÓNG CÁI
1. Khái quát chung
Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Malnlllaha), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái. Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây, Móng Cái và Ỉ là hai 30 giống lợn nội chính đươc nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 - 70 trở đi, lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp Đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn Ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau năm 1975, giống lợn này đươc lan nhanh ra các tỉnh miền Trung, kể cả phía Nam.
2. Ngoại hình
Đặc điểm của lợn Móng Cái có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân.
Lưng và mông có mảng đen kéo dài đen khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là mảng đen bình thường có đường biên không cố định.
Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng.
Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi.
Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xòe.
Theo điều tra từ năm 1962, lợn Móng Cái chia ra hai dòng khác nhau: Dòng xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và dòng xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nòi này là:
- Nòi xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, móng chẽ nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140 - 170 kg, có con tới 200 kg, xuất hiện động dục chậm hơn, có thể từ 7 - 8 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa.
- Nòi xương nhỏ: Mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn, thẳng, lai nhỏ dõng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85 kg là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, số con đẻ trung bình 8 - 9 con/lứa.
3. Khả năng thích nghi và đề kháng
Giống lợn Móng Cái có ưu điểm đẻ sai, dễ nuôi, có khả năng chịu đựng kham khổ cũng như sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt; thích hợp với điều kiện nhiều vùng sinh thái chăn nuôi.
4. Năng suất
Khả năng sinh trưởng: Do quá trình chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa số nòi lợn xương nhỏ đã được cải tạo với đực nòi xương to và trong nhân dân hiện nuôi đa số là nòi xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải tạo, vì vậy tầm vóc đàn lợn hiện nay gần với nòi xương nhỡ.
Khả năng sinh sản: Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80 - 100 ml. Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7 - 8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng 40 - 50 kg hoặc lớn hơn.
5. Nhu cầu dinh dưỡng
Tiêu chuẩn ăn của lợn hậu bị: Năng lượng trao đổi: 2.800 Kcal/kg thức ăn, lượng Protein tiêu hoá đạt 13-13,5%. Lợn hậu bị béo sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
- Khẩu phần ăn:
+ Giai đoạn có trọng lượng 10-35 kg: lượng thức ăn tinh từ 0,3-0,7 kg, thức ăn xanh 0,5 kg.
+ Giai đoạn có trọng lượng 36-70 kg: lượng thức ăn tinh từ 0,8-1,2 kg, thức ăn xanh 1 kg.
- Loại thức ăn: Thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp, thức ăn đậm đặc phối chế với các loại nguyên liệu địa phương. Song đảm bảo tiêu chuẩn về năng lượng trao đổi và Protein tiêu hoá.
7. Cơ sở sản xuất
Công ty NLN Quảng Ninh hiện là một trong những doanh nghiệp thuộc tốp đầu tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung trong việc lưu giữ, chăn nuôi và cung cấp con giống lợn Móng Cái thuần chủng với quy mô 500 lợn ông bà, bố mẹ, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng nghìn con giống lợn Móng Cái chuẩn và chất lượng. Bên cạnh đó, các sản phẩm chế biến từ thịt lợn Móng Cái của NLN Quảng Ninh hiện cũng là mặt hàng OCOP được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
8. Thông tin liên hệ
Hỗ trợ về con giống xin vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0934 555 238
Email: Thuytoancau.vn@gmail.com
VỊT CỎ
Vịt cỏ (hay còn gọi là vịt đàn, vịt Tàu, vịt đồng, vịt chạy đồng) là giống vịt nhà có nguồn gốc ở Việt Nam, đây là một trong những giống vịt được nuôi phổ biến rộng rãi ở vùng nông thônViệt Nam. Chúng có nguồn gốc từ vịt trời, qua quá trình thuần hóa tự nhiên tạo thành giống vịt cỏ thích nghi với đời sống chăn thả. Do không có tác động chọn lọc, nên giống vịt này đang bị pha tạp nhiều. Vịt cỏ có tập tính theo đàn, di chuyển khá nhanh, tìm kiếm mồi giỏi, chịu đựng kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt, thuận lợi cho việc chăn thả trên đồng bãi. Chúng cũng là một trong những biểu tượng của làng quê Việt, nhất là một loài vật quen thuộc ở những vùng sông nước.
1. Đặc điểm
Vịt có lông màu vàng, có con màu xanh, màu cà cuống có chấm đen, có con đen nhạt. Vì bị pha tạp nhiều nên có nhiều màu lông khác nhau. Vịt có đầu thanh, mắt sáng, lanh lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ thường có màu vàng, có con mỏ màu xanh cà cuống lấm chấm đen, có con màu tro. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép. Chân hơi dài so với thân, chân thường màu vàng, có con màu nâu, một số con màu đen (những con này toàn thân có màu da xám). Những con màu lông khác thì có da trắng hơi vàng. Dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao.
Khối lượng mới nở 42g/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 1,6 kg, con mái nặng 1,5 kg/con. Vịt Cỏ có khối lượng thấp, tỉ lệ thân thịt khoảng 50%, tỉ lệ xương 15-16% ở vịt đã chéo cánh. Trọng lượng giết thịt lúc 75 ngày tuổi chỉ đạt 950 – 1100 gr/con. Trọng lượng vịt bỏ nội tạng đầu, chân chiếm 70% so với trọng lượng sống, trọng lượng thịt đùi là 15,2% và trọng lượng thịt ức là 8,8%. Con vịt cỏ nặng chỉ chừng 1,2 - 1,4 kg, thịt có thơm ngon.
Thịt vịt cỏ (hay còn gọi là Vịt Tàu), thịt ít mỡ,khi chín thịt có màu hồng nhạt, thịt thơm và béo ăn với nước mắm gừng chua chua ngọt ngọt mang lại cảm giác ngon miệng, kích thích vị giác và ngon miệng. Vịt cỏ là món đặc sản, nhất là vịt cỏ Vân Đình, hiện nay dòng vịt Vân Đình đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vịt Cỏ không có khả năng tích luỹ mỡ nhiều, khó béo nên Người ta không vỗ béo, ngoài ra, do vịt nhút nhát, hiếu động, thực quản mỏng khi nhồi béo dễ vỡ, vì thế không nhồi béo và vỗ béo vịt cỏ.
2. Màu lông
Vịt Cỏ có màu lông không thuần nhất, một số lớn vịt có màu nâu xen lẫn màu nhạt gọi vịt "cà cuống". Một số lông màu trắng đục hoặc trắng pha đen, xám. Do màu lông không thuần nhất nên ở miền nam vịt Cỏ được người nuôi chia làm nhiều loại khác nhau:
Loại có màu lông trắng tuyền được gọi là vịt Tầu Cò (Cỏ) (miền Nam)
Lông trắng pha màu đen hay xám gọi là vịt Tầu Nổ (hay vịt Huế)
Vịt có lông xám có vằn như cà cuống gọi là vịt Tầu Rằn
Lông xám có khoang trắng gọi là vịt Tầu (tàu) Phèn, màu đen (tàu ô), có loại màu lông đen khoang cổ trắng, ngực trắng (vịt tàu khoang)
3. Sinh sản
Mỗi năm có thể đẻ từ 150 - 250 quả, tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng. Khối lượng trứng 65 g/quả, 70-80 ngày tuổi có thể giết thịt. Vịt có tốc độ mọc lông nhanh, nuôi theo phương thức chăn thả thì 65 – 75 ngày tuổi đã mọc đủ lông. Trứng vịt Cỏ tương đối tốt, khối lượng trung bình 61,7 g, có vỏ màu trắng đục, đôi khi có màu xanh nhạt gọi là trứng "cà cuống"; vịt Cỏ đẻ từ 130 -160 trứng, ở những vùng có điều kiện đồng bãi tốt, vịt đẻ tới 170-190 quả/năm (8–12 kg trứng/năm). Vịt cỏ bắt đầu rớt hột lúc 135 – 140 ngày tuổi, thể trọng lúc bắt đầu để là 1,2 – 1,4 kg/con; Tuổi bắt đầu giao phối của vịt đực 125 – 130 ngày và thể trọng là 1,3 – 1,5 kg/con. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 94,3%, tỷ lệ trứng nở / phôi đạt 81,2%.
4. Phân bố
Vịt cỏ thích nghi với đời sống chăn thả hiện nay. Do con người không có tác động chọn lọc, nên giống vịt này đang bị pha tạp nhiều. Vịt cỏ phân bố phổ biến khắp mọi miền đất nước, chiếm 85% trong tổng đàn, tập trung nhiều ở các vùng lúa nước. Trong vòng 10 năm trở lại đây, vịt có xu hướng chủ yếu phân bố ở Đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung, ở các tỉnh phía Nam có số lượng vịt giảm dần và được thay thế bằng vịt Anh Đào.
Ở vùng sông nước miền Tây, người ta hay ấn tượng về các món ăn được chế biến từ con vịt thả đồng. Trong các món thì có hương thơm ngạt ngào của món vịt nấu chao. Người dân thường thả lang đàn vịt chạy khắp đồng, con nào con nấy say mồi mập ú. Gần như mọi nhà đều có nuôi đàn vịt, nhiều thì để bán trứng, bán thịt; ít thì để dùng trong các bữa tiệc, liên hoan.
5. Giống lai
Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã cho ra vịt TC. Đây là con lai giữa vịt cỏ và vịt Triết Giang. Chúng có màu lông đồng nhất, màu cánh sẻ nhạt hơn vịt cỏ nhưng đậm hơn vịt Triết Giang. Tỷ lệ nuôi sống ở vịt TC cao. Tới 17-18 tuần nuôi thì chúng bắt đầu đẻ. Chúng là giống đẻ tốt: 280-290 quả/mái/năm. Năng suất khoảng 250 quả trứng/con/năm. Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống trên 95%. Tỷ lệ ấp nở từ 85-90%. Tỷ lệ vịt bố mẹ chết/loại thải/tháng khoảng 1-1.5%. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ 1.5-1.7 kg. Trọng lượng vịt mẹ khi đẻ bói khoảng 1.7 kg, khi đẻ rộ khoảng 1.3-1.4 kg. Trọng lượng trứng: 70-75gr.
Người ta có thể nuôi vịt TC theo các phương thức chăn nuôi vị -ngan an toàn sinh học như: Nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng; nuôi nhốt trong chuồng nhưng có sân chơi hoặc nuôi nhốt trong chuồng nhưng có vườn cây hoặc có ao cá kề bên. Cũng có thể tiến hành nuôi chúng kết hợp với trồng lúa hoặc nuôi chạy đồng. Nuôi ở nhiều quy mô. nếu nuôi 1000 vịt siêu (hoặc TC) đến lúc đẻ bói sẽ tiêu tốn mất khoảng 160 triệu đồng tiền giống, thức ăn, thuốc thú y và tiếp theo để sản xuất ra 01 quả trứng mất khoảng 1.800-2.000đ/quả.