GIỐNG CHIM
Để kỹ thuật nuôi Chim bồ câu Pháp cho năng suất cao ngoài yếu tố con giống thì việc xây dựng chuồng nuôi, hệ thống máng ăn hay lựa chọn thức ăn phù hợp cũng chính là những yếu tố tiên quyết để bạn có được những chú chim bồ câu Pháp thực sự khỏe mạnh, béo tốt.
1. Lựa chọn con giống chim bồ câu Pháp
Trong các mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn nhiều nhất bởi đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, trọng lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.
Tuy nhiên để nuôi chim bồ câu Pháp thực sự hiệu quả thì ngay đầu tiên phải biết lựa chọn con giống. Bởi con giống luôn giữ vai trò quan trọng và là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình chăn nuôi. Do đó, khi lựa chọn nhất định phải là những con hoàn toàn khỏe mạnh, lông mượt và hoạt động nhanh nhẹn, không có bệnh tật, dị tật. Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Thời điểm chọn mua tốt nhất là khi chim được 4 tháng đến 6 tháng tuổi.
2. Chuồng nuôi
Không giống như nhiều con vật khác, chuồng trại chỉ cần đơn giản, thoáng mát là đủ nhưng với chim bồ câu Pháp nhất định phải lưu ý tới ánh sáng phải đủ, khô ráo và sạch sẽ. Xây chuồng cao vừa phải, quây kín, tránh gió lùa, mưa tạt…
Nên lựa chọn loại chuồng nuôi có các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh.
3. Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp
Trong các bước kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp làm sao cho năng suất cao, trước hết cần phải chú ý tới việc thiết kế làm nơi ổ đẻ để chim bồ câu sinh sản, ấp trứng và nuôi con. Đặc biệt, do đặc thù của loài động vật này là đẻ trứng trong quá trình nuôi con nên bạn cần phải thiết kế hai ổ khác nhau. Thông thường, ổ đặt trứng sẽ nằm ở tầng trên và ổ nôi con nằm ở tầng dưới. Cả hai ổ đều cần phải sạch sẽ, được lót rơm cho êm và có kích thước với đường kính khoảng 20 cm – 25cm, chiều cao từ 7cm – 8cm.
Việc thiết kế máng cám cũng vô cùng quan trọng vì chim bồ câu là một trong những loài khá kén chọn thức ăn. Do đó kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: Chiều dài: 15cm; Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 5cm x 10 cm.
Máng uống có thể vỏ dùng đồ hộp, cốc nhựa…với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6 cm; chiều cao: 8 -10 cm.
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ, lúc này nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
4. Dinh dưỡng và cách cho chim bồ câu Pháp ăn
Về cơ bản, chim bồ câu Pháp nên ăn các loại thức ăn như gạo, ngô, các loại đậu. Trong đó, gạo chiếm khoảng 70-75%, còn lại là đậu hoặc ngô. Bạn nên cho chim ăn 2 lần 1 ngày vào lúc 6-7h, 14-15 h. Thường chim được ăn đúng giờ sẽ tốt nhấ
Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ sung hỗ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo 75-75%.
Bạn có thể cho chim bồ câu Pháp ăn 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày. Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể.
Muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ.
5. Phòng bệnh
Nuôi Chim bồ câu không khó, bởi chúng rất ít bị bệnh lại dễ tính, chỉ cần làm cho chim bồ câu chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng là được. Nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Do đó phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho Chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng. Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
6. Cách giữ chim Bồ câu Pháp không bay đi
Để giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác cần tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn” gần gũi với chủ hơn.
7. Kỹ thuật để cho chim bồ câu Pháp sinh sản nhiều
Về khả năng sinh sản, muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡ Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Kết luận:Trên đây là một số kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp cơ bản. Nếu thực hiện đúng các quy trình, chim sẽ phát triển nhanh, cho năng suất cao cũng như sinh sản tốt.
CHIM CÚT GAMBEL
Một loại giống khác mà bạn có thể nuôi là Cút Gambel, chúng có đặc điểm nổi bật là mặt cỏ trên trán của chúng. Chúng có nguồn gốc từ Colorado, Arizona, New Mexico và Texas. Vì chúng là loài chim bản địa của Hoa Kỳ, bạn sẽ cần giấy phép để nuôi chúng.
Đặc điểm chim cút của Gambel
Giống như hầu hết các loài chim cút khác, chim cút Gambel là loài chim tròn trịa, có kích thước bằng quả bóng chuyền. Chúng có mỏ nhỏ, cổ ngắn và đuôi hình vuông.
Đôi cánh của chúng ngắn nhưng rộng, và cả con đực và con cái đều có những chùm lông ở đỉnh đầu hình dấu phẩy trên đầu nhỏ của chúng. Các nút trên của lông ở con đực đầy hơn ở con cái.
Chim cút Gambel có bộ lông màu xám xanh trên phần lớn cơ thể của chúng. Con đực có lông màu đồng trên đỉnh đầu, mặt đen và sọc trắng phía trên mắt.
Chim cút Gambel nói chung có thể bị nhầm lẫn với chim cút California, chủ yếu là do bộ lông của nó giống nhau. Những loài chim này thường có thể được phân biệt theo phạm vi.
Nhưng chim cút California có vẻ ngoài có vảy hơn và phần lưng ở ức dưới của chim cút Gambel đực không có ở chim cút California.
Chiều dài trung bình của chim cút Gambel là khoảng 28 cm, với sải cánh dài từ 36 đến 41 cm. Trọng lượng cơ thể sống trung bình của những con chim này là từ 160 đến 200 gram.
Đặc tính sinh sản
Cút Gambel thích giao phối theo cặp đơn lẻ. Vào mùa xuân, chim cút Gambel bắt cặp để giao phối và trở nên rất hung dữ đối với các cặp khác. Con cái thường đẻ 10-12 trứng, và thời gian ấp kéo dài từ 21 đến 23 ngày.
Chim con có bản tính ưu việt, rời tổ với bố mẹ trong vòng vài giờ sau khi nở
Chúng là loài chim bay lượn dễ trốn vào tự nhiên vì chúng chưa được thuần hóa hoàn toàn. Chúng khá khó nuôi, đòi hỏi nhiều sự chăm sóc và chú ý. Những con chim này học cách ăn với tốc độ nhanh nhẹn, và chúng nuôi con non lâu hơn so với các loài cút khác.
Gambel Quails cũng hung dữ như các đồng loại Bobwhite của chúng và cần khoảng sáu tháng để trưởng thành. Nhiều người nuôi chúng chủ yếu vì chúng là loài chim xinh đẹp, với các màu sắc khác nhau như xám, kem và hạt dẻ.
CHIM CÚT CALIFORNIA
Chúng có thể được tìm thấy ở khu vực bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ Chim. Chim cút California được nuôi làm thú cưng và được ưa chuộng như một loài chim săn mồi. Nhờ đó, chim cút California đã được giới thiệu thành công đến các vùng khác của Hoa Kỳ như Bắc Nevada, New Mexico, Hawaii và Utah. Nó cũng đã được giới thiệu ở Chile, New Zealand và British Columbia
Đặc điểm chim cút California
Chim cút California thích sống ở những khu rừng thưa, chân đồi rậm rạp, thung lũng có suối và vùng ngoại ô. Chúng cũng có thể sống ở vùng đất bụi rậm và đất nông nghiệp
Trọng lượng trung bình của chim cút California là từ 150,6 g đến 189,5 g (5 - 7 oz.). Con đực nặng hơn một chút. Một con chim cút California trưởng thành có chiều dài 25 cm (9,8 in). Chúng có hoa văn đen trắng đặc biệt trên mặt và bụng có các đầu lông màu đen và nâu khiến chim cút California trông giống như có vảy ở phần dưới. Màu tổng thể là xanh xám và nâu.. Chim cút California có mỏ màu đen và chân màu xám. Chim cút California có thể được nhận dạng nhờ chùm lông hình giọt nước nổi bật hoặc chùm kép trên trán.
Đặc tính sinh sản
Khi những ngày mùa đông bắt đầu dài ra, tuyến yên của chim cút California bắt đầu tiết ra các hormone hướng sinh dục. Dòng máu sau đó mang các kích thích tố này đến tuyến sinh dục, bắt đầu sự tăng trưởng và phát triển của buồng trứng và tinh hoàn. Thời gian trứng thụ tinh điển hình nhất là vào tháng Năm, tháng Sáu và tháng Bảy. Ba tháng này là khi tinh trùng khả thi tập trung cao nhất ở con đực. Con cái đẻ trứng giữa tháng Năm và tháng Sáu. Nếu chim cút California không làm tổ thành công trong lần thử đầu tiên, thì chúng sẽ thực hiện lần làm tổ thứ hai vào cuối mùa hè. Tổ của chúng được làm trong các hố nông trên mặt đất có cỏ. Chúng có thể đẻ từ 6 đến 28 quả trứng, trung bình từ 13 đến 17 quả trứng. Trứng có hình bầu dục nhọn, kích thước trung bình là 31,6 x 24,1 mm (1,24 x 0,95 in)
Khoảng thòi gian sinh sản: 1 lần/ năm
Thời gian trứng nở: 22-23 ngày
Con cái ấp trứng với con đực ở gần để chăm sóc nó. Trong trường hợp con cái chết, con đực có thể đảm nhận nhiệm vụ ấp trứng. Cút con nở đồng bộ và bắt đầu chạy trong vòng một giờ sau khi nở
LỢN MÓNG CÁI
1. Khái quát chung
Lợn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Malnlllaha), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống Móng Cái. Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trước đây, Móng Cái và Ỉ là hai 30 giống lợn nội chính đươc nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nước ta. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà), Tiên Yên (Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những năm 60 - 70 trở đi, lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp Đồng bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn Ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau năm 1975, giống lợn này đươc lan nhanh ra các tỉnh miền Trung, kể cả phía Nam.
2. Ngoại hình
Đặc điểm của lợn Móng Cái có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân.
Lưng và mông có mảng đen kéo dài đen khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng có khi cũng chỉ là mảng đen bình thường có đường biên không cố định.
Đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng.
Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi.
Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xòe.
Theo điều tra từ năm 1962, lợn Móng Cái chia ra hai dòng khác nhau: Dòng xương nhỡ (nhân dân quen gọi là xương to) và dòng xương nhỏ. Đặc điểm chính của hai nòi này là:
- Nòi xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, móng chẽ nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140 - 170 kg, có con tới 200 kg, xuất hiện động dục chậm hơn, có thể từ 7 - 8 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít 12 vú, số con đẻ trung bình 10 - 12 con/lứa.
- Nòi xương nhỏ: Mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn, thẳng, lai nhỏ dõng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85 kg là tối đa, lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, số con đẻ trung bình 8 - 9 con/lứa.
3. Khả năng thích nghi và đề kháng
Giống lợn Móng Cái có ưu điểm đẻ sai, dễ nuôi, có khả năng chịu đựng kham khổ cũng như sức đề kháng cao, chống chịu bệnh tật tốt; thích hợp với điều kiện nhiều vùng sinh thái chăn nuôi.
4. Năng suất
Khả năng sinh trưởng: Do quá trình chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa số nòi lợn xương nhỏ đã được cải tạo với đực nòi xương to và trong nhân dân hiện nuôi đa số là nòi xương nhỡ hoặc xương nhỏ đã được cải tạo, vì vậy tầm vóc đàn lợn hiện nay gần với nòi xương nhỡ.
Khả năng sinh sản: Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80 - 100 ml. Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì lợn cái đến khoảng 7 - 8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng 40 - 50 kg hoặc lớn hơn.
5. Nhu cầu dinh dưỡng
Tiêu chuẩn ăn của lợn hậu bị: Năng lượng trao đổi: 2.800 Kcal/kg thức ăn, lượng Protein tiêu hoá đạt 13-13,5%. Lợn hậu bị béo sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
- Khẩu phần ăn:
+ Giai đoạn có trọng lượng 10-35 kg: lượng thức ăn tinh từ 0,3-0,7 kg, thức ăn xanh 0,5 kg.
+ Giai đoạn có trọng lượng 36-70 kg: lượng thức ăn tinh từ 0,8-1,2 kg, thức ăn xanh 1 kg.
- Loại thức ăn: Thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp, thức ăn đậm đặc phối chế với các loại nguyên liệu địa phương. Song đảm bảo tiêu chuẩn về năng lượng trao đổi và Protein tiêu hoá.
7. Cơ sở sản xuất
Công ty NLN Quảng Ninh hiện là một trong những doanh nghiệp thuộc tốp đầu tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung trong việc lưu giữ, chăn nuôi và cung cấp con giống lợn Móng Cái thuần chủng với quy mô 500 lợn ông bà, bố mẹ, mỗi năm cung ứng ra thị trường hàng nghìn con giống lợn Móng Cái chuẩn và chất lượng. Bên cạnh đó, các sản phẩm chế biến từ thịt lợn Móng Cái của NLN Quảng Ninh hiện cũng là mặt hàng OCOP được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.
8. Thông tin liên hệ
Hỗ trợ về con giống xin vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0934 555 238
Email: Thuytoancau.vn@gmail.com