Nội dung
Phòng bệnh cho gà là một phần quan trọng của quản lý vật nuôi để đảm bảo sức khoẻ và hiệu suất sản xuất của đàn gà. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh quan trọng cho vật nuôi
1. Tiêm phòng định kỳ:
Tiêm phòng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm cho gà như Newcastle, cúm gia cầm, Gumboro, E.coli….Để đảm bảo sức khoẻ vật nuôi cần tiêm phòng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bà con có thể tham khảo quy trình dưới đây:
Ngày tuổi | Loại vaccine | Đường cấp |
1 | Vaccine Mareck | Tiêm |
1 – 3 | Vaccine Cầu trùng | Nhỏ mắt, mũi miệng |
5-7 | Vaccine IB, Lasota | Nhỏ mắt, mũi miệng |
8-10 | Là mỏ hoặc cắt mỏ | Là hoặc cắt |
10-12 | Vaccine Gum, vaccine Đậu | Nhỏ mắt, mũi miệng, chủng màng cánh |
15 | Vaccine sưng phù đầu SHS | Cho uống hoặc Nhỏ mắt, mũi miệng |
18 | Vaccine Cúm lần 1 | Tiêm dưới da |
20 | Vaccine Newcatxon lần 2 | Cho uống |
25 | Vaccine gumboro lần 2 | Cho uống |
30 | Vaccine ILT quản truy |
Cho uống hoặc nhỏ mắt, mũi, miệng |
35 | Vaccine Newcatxon | Tiêm |
40 | Vaccine cúm lần 2 | Tiêm |
45 | Vaccine Newcatxon | Cho uống |
75 | Vaccine Newcatxon | Cho uống |
2.Vệ sinh chuồng trại
-
- Thường xuyên phun thuốc sát trùng định kỳ, dùng KLOTAB 1 viên cho 10 l nước, hoặc Nano Đồng để sử lý trấu trước và trong khi nuôi để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn…
- Vệ sinh chuồng trại, đặc biệt phải có lớp chất độn chuồng hút ẩm, khô ráo, bằng cách rắc COMFORT DRY/NANO DRY lên nền chuồng để giảm ammoniac, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại
3.Kiểm soát côn trùng và ký sinh trùng:
Côn trùng như ve, bọ chét, và kí sinh trùng như giun, sán có thể gây ra nhiều bệnh cho gà. Sử dụng các biện pháp kiểm soát côn trùng an toàn và hiệu quả để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm
4.Chăm sóc dinh dưỡng:
Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất từ các sản phẩm bên ngoài như VITROLIEF, PRODUCTIVE ACID SE, ZYMEPRO, LIVERCIN, CALPHO ORAL . Đảm bảo gà có đủ nước sạch và thức ăn chất lượng
5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ:
Thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho đàn gà để phát hiện kịp thời các bất thường hay dấu hiệu của bệnh để xử lý kịp thời
6. Giám sát và theo dõi:
Thường xuyên dám sát sức khoẻ của đàn gà và ghi những biểu hiện bất thường
7. Sử dụng thuốc điều trị:
Khi phát hiện gà mắc bệnh, thực hiện điều trị bằng thuốc phù hợp với sự hướng dẫn của bác sỹ thú y. Đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Ví dụ gà bị đi ỉa phân xanh, phân trắng thì sử dụng sản phẩm NANO BERBERIN , SOLAMOX
8. Quản lý môi trường nu
Kiểm soát môi trường nuôi bằng cách điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và thông gió để giảm stress và nguy cơ lây nhiễm bệnh
9. Phòng chống lây nhiễm:
Tách biệt gà mắc bệnh để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh. Đảm bảo quy trình vệ sinh và tiêm phòng đúng cách bằng cách thường xuyên phun các loại thuốc sát trùng định kỳ như KLOTAB 1 viên cho 10l nước, hoặc NANO ĐỒNG để xử lý nấm, mốc…