Nội dung
- 1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
- 2. Dịch tễ của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
- 3. Phương thức truyền lây viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
- 4. Triệu chứng viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
- 5. Bệnh tích viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
- 6. Chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
- 7. Kiểm soát bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
- 8. Xử lý bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) gây ra do virus thuộc nhóm Coronavirus có một số Serotype thuộc nhóm này có chung kháng nguyên. Vì vậy nếu con vật bị nhiễm 1 Serotype cũng có thể thu được miễn dịch chống lại sự nhiễm của các Serotype khác. Tất cả các Serotype này đều không gây bệnh tích trong tế bào.
2. Dịch tễ của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Mặc dù có nhiều thể bệnh khác nhau, nhưng viêm đường hô hấp là thể chính của bệnh này. Mức độ trầm trọng của bệnh tuỳ thuộc vào lứa tuổi gà mắc bệnh và tình trạng nhiễm khuẩn kế phát, ví dụ: với Mycoplasma gallisepticum.
Gà nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn gà lớn và có thể bị chết sau từ 6 đến 7 ngày do nhiễm khuẩn kế phát và kiệt sức, tỷ lệ chết có thể đến 15%. Gà đẻ trứng có biểu hiện giảm đẻ khoảng từ 10 % đến 30 % trong từ 3 tuần đến 4 tuần sau khi nhiễm bệnh.
3. Phương thức truyền lây viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Bệnh lây nhiễm qua hô hấp do con vật hít phải không khí trong chuồng nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
Lây qua thức ăn, nước uống do những con bệnh thải mầm bệnh vào thức ăn, nước uống từ dịch nước miếng và thanh dịch ở mũi.
Lây qua những dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
Bình thường virus không truyền qua trứng nhưng một số báo cáo gần đây ở một số nước cho biết virus có khả năng truyền lây qua trứng
4. Triệu chứng viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Ở những gà bố mẹ đã bị nhiễm bệnh hoặc đã được tiêm phòng vaccine IB thì gà con nhận được miễm dịch từ mẹ truyền qua, chống được bệnh ở 2 tuần tuổi. Do vậy từ tuần tuổi thứ 3 trở đi mới thấy phát bệnh với các triệu chứng điển hình như:
Gà hắt hơi, kêu toóc toóc, thở khò khè, vươn cổ lên thở.
Gà ăn kém, chậm lơnư, xù lông.
Bệnh nếu ghép với Mycoplasma sẽ nặng và kéo dài. Nếu virus xâm nhập vào thận làm cho thận viêm, ure huyết, phân trắng, màu xanh tím, uống nhiều nước, sau đó lại nhả nước ra nền chuồng rất nhiều, làm ướt nền chuồng. Chất urat chiếm hầu hết trong phân. Thường sau 6-7 ngày gà kiệt sức và chết. Tỷ lệ tới 15%.
Một số đàn có thể nhiễm kế phát cả thương hàn, E.coli nên phân tiêu chảy trắng xanh và loãng.
Gà đẻ tỷ lệ trứng giảm 10-30% trong 3-4 tuần. Vỏ trứng mềm và nhăn nheo( do ống dẫn trứng bị virus tác động kéo dài gây viêm).
5. Bệnh tích viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Sau 4-5 ngày bệnh khi mổ khám thấy:
- Da màu đỏ sậm, khô da( do mất nước).
- Thận sưng to, có khi gấp 3 lần bình thường. Trong những ống nhỏ dẫn ra hậu môn thấy xuất hiện chất urat trắng tích đầy.
- Trong ống khí quản và phế quản có dịch viêm nhầy. Nếu bệnh kéo dài có chất bã đậu trắng đóng thành cục dài trong phế quản.
- Trên niêm mạc đường khí và phế quản viêm đỏ.
- Có một số trường hợp thấy trên màng bao tim, xoang phúc mạc và dưới da có chứa chất axit uric màu trắng.
-
6. Chẩn đoán bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
- Căn cứ trên triệu chứng lâm sang và bệnh tích cùng với dịch tễ học để xác định bệnh
- Kiểm tra độ ure huyết.
- Lấy huyễn dịch từ phế quản, phổi và thận cấy vào xoang niệu mô của phôi gà 8-9 ngày tuổi. Sau 2-3 ngày thấy phôi teo lại và thấy urat trong thận của phôi, sau 3-4 ngày phôi chết. Phương pháp chẩn đoán này có nhược điểm đối với những đàn gà có tiêm vaccine IB, virus sẽ gây bệnh tích phôi giống chủng độc tự nhiên.
- Phản ứng trung hoà: Phương pháp này để đo hàm lượng kháng kthể của gà sau khi bị nhiễm bệnh. Mức độ cao của hiệu giá chuẩn độ cho biết bệnh đang lưu hành.
- Phản ứng kháng thể huỳnh quang: Phương pháp này chẩn đoán nhanh nhưng không phân biệt được các Serotype gây bệnh khác nhau.
- Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch: Phương pháp này cũng chẩn đoán nhanh phân biệt được gà có bệnh hay không có bệnh. Phản ứng này không phân biệt được các Serotype gây bệnh mà chỉ cho biết những con mới nhiễm bệnh.
- Dùng kính hiển vi điện tử để xác định virus sau khi phân lập được virus.
- Dùng kháng sinh điều trị phân biệt bệnh kdo CRD hay IB( dung Tiamulin tiêm hoặc cho uống liên tục 3-5 ngày. Nếu bệnh giảm là do CRD còn không giảm là do IB).
7. Kiểm soát bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Chủng vaccine
Sử dụng vaccin là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.
Chủng vaccine IB theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
AMILYTE: Kích thích tăng trọng, bung lông bật cựa đỏ tích kích mào, nhanh đẻ, pha 1g/2lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
8. Xử lý bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách tốt nhất là dùng các loại thuốc bổ trợ để trợ sức, trợ lực và tăng sức đề kháng để chống đỡ bênh bằng:
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý nguyên nhân
Kích thích tăng Interferon bằng AURASHIELD L pha 2ml/lít, cho uống 6-8 giờ/ngày, sử dụng 5-6 ngày.
Khuyến cáo: Khi đàn gà phục hồi hoặc khỏe mạnh trở lại cần chủng vaccine IB theo lịch trình.
Bước 4: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt, giảm đau, thông khí quản và kích thích miễn dịch: Bằng AROLIEF pha 1ml/10 lít nước uống, dùng liên tục đến khi hết triệu chứng.
Giải độc gan – thận cấp: Bằng PRODUCTIVE HEPATO pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
Bước 5: Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn: Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
Bước 6: Kiểm soát kế phát
Dùng GIUSE OS 200 liều 1ml/15kg TT/ngày. Hoặc PULMUSOL liều: 1g/35kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.