Nội dung
Bệnh tụ huyết trùng là căn bệnh khá phổ biến thường xảy ra trên gà. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất chăn nuôi. Để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh tụ huyết trùng trên gà hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trên gà
– Bệnh tụ huyết trùng trên gà hay còn gọi là bệnh gà toi do trực khuẩn Pasteurella aviseptica gây ra ở mọi lứa tuổi của gà. Bệnh thường xảy ra đột ngột và có diễn biến nhanh chóng, gây tỉ lệ chết cao.
– Bệnh tụ huyết trùng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương ngoài da hoặc khi gà khỏe tiếp xúc với gà bệnh,… Vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong không khí, thức ăn, nước uống khi điều kiện chuồng nuôi không đảm bảo, bị ô nhiễm…
– Thời điểm giao mùa là khoảng thời gian nhạy cảm khiến gà dễ bị mắc bệnh tụ huyết trùng nhất, thường thấy ở gà 2 tháng tuổi.
Ảnh 1: Vi khuẩn Pasteurella aviseptica gây ra bệnh tụ huyết trùng trên gà
2. Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng trên gà
– Gà mắc bệnh tụ huyết trùng thường có các triệu chứng với 3 thể điển hình:
*Thể quá cấp tính
– Bệnh tụ huyết trùng trên gà khi ở thể này diễn biến nhanh, gà ủ rũ, mệt mỏi cực độ , 1-2 giờ sau lăn ra chết hoặc gà chết đột ngột. Với gà mái nhảy lên ổ rồi chết tại chỗ.
– Khi gà chết da thường tím tái, mào căng phồng, mũi miệng chảy nước nhờn có khi có lẫn máu.
*Thể cấp tính
– Đây là thể phổ biến khi gà bị bệnh tụ huyết trùng. Thời gian ủ bệnh từ 2-3 ngày
– Khi ở thể này gà sốt cao từ 42oC – 43oC
– Mắt, mũi, miệng chảy dịch, mào tích tím tái
– Gà bị tiêu chảy phân trắng, sau chuyển dần sang phân xanh có dịch nhầy
– Sau khoảng 72 giờ gà chết do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết ở thể này lên đến 50%, gà chết có hiện tượng duỗi thẳng chân.
*Thể mạn tính
– Gà bị tụ huyết trùng ở thể này có tỉ lệ chết rất thấp nhưng gây ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi.
– Gà gầy yếu, chậm lớn, tăng FCR, hấp thu thức ăn kém
– Mào có biểu hiện sưng tấy do bị tích nước
– Gà khó thở, viêm kết mạc mắt
– Liệt chân, di chuyển chậm
– Với gà đẻ: đẻ kém, giảm tỉ lệ đẻ
– Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân nhớt vàng, hoại tử mãn tính do viêm màng não dẫn đến các triệu chứng thần kinh.
Ảnh 2: Một số triệu chứng điển hình khi gà bị tụ huyết trùng
3. Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trên gà
– Khi gà mắc bệnh tụ huyết trùng, mổ khám sẽ thấy:
- Tụ huyết ở cơ, bắp, thịt nhão
- Gan hoại tử, mỡ vành tim xuất huyết điểm, mào tích sưng phù và hoại tử
- Phổi tụ máu, viêm phổi, màu nâu sẫm, có thể chứa dịch viêm màu đỏ nhạt, phế quản chứa nhiều dịch nhớt có bọt màu vàng
- Gan sưng, xuất hiện các nốt hoại tử trắng sáng hoặc vàng nhạt
- Lách sưng, tụ máu
- Niêm mạc ruột chảy máu, tụ máu và viêm, có fibrin màu đỏ sẫm che phía trên
- Ờ gà đẻ: buồng trứng vỡ, viêm lan từ phúc màng đen buồng trứng và ống dẫn trứng
Ảnh 3: Mào tích tím tái, gà chết đột ngột
Ảnh 4: Gan hoại tử, đốm trắng – Mỡ vành tim, xuất huyết điểm
4. Phòng bệnh
Bước 1: Vệ sinh
– Khu vực chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
– Ngoài chuồng nuôi: Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
– Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt: Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
– Vệ sinh: Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống không bị nhiễm khuẩn tụ huyết trùng, các máng ăn, máng uống phải được vệ sinh thường xuyên. Bên cạnh đó nên sử dụng các loại thuốc khử trùng chuồng trại theo định kỳ:
+ Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
+ Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Dùng kháng sinh
– Kháng sinh uống/ trộn: trộn cám MOXCOLIS với liều 20mg/kg P kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều 3-4g/10 lít nước kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg.P
Bước 4:Tăng cường sức đề kháng
– LIVERCIN: Bổ gan điều hoà hoạt động của gan. Giải độc cho gan thận trong khi sử dụng kháng sinh
– ZYMEPRO:Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
– PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
– PRODUCTIVE E.Se.Zn: Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông . Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
– PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
5. Điều trị bệnh tụ huyết trùng
Bước 1: Vệ sinh
– Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
– Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
– Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt: Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
– Trong chuồng:Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB, 1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống), FOAM 32T 1 lít dung dịch/ 20 lít nước phun 100m vuông
– Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
– Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn. Bù nước, cung cấp nước cho heo nhằm tránh mất nước
– Giải độc cấp: SORAMIN/LIVERCIN giúp tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống.
– Tăng miễn dịch: AURASHIELD L, được thêm vào nước uống với liều lượng 1L – 4 L trên 1.000 lít nước.
Bước 4: Xử lý nguyên nhân bệnh
– Xử lý bằng phác đồ uống
- Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn
- Kháng sinh uống/ trộn: trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P kết hợp với SULTRIM 1000 Liều 1g/6-10 lít nước hoặc trộn 1g/3-5kg thức ăn (tương đương 1g/30-50kg TT/ngày). Dùng liên tục 3-5 ngày. Hoặc trộn cám SOLAMOX với liều 20mg/Kp.P kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg.P liệu trình 3-7 ngày; LINCOVET G.D.H liều 3-4g/10 lit nước kết hợp YENLISTIN liều dùng: 1g/80-100 kg.P
- Giải độc cấp: UMBROLIVER pha 0,1-1,0 ml/ L nước.
Bước 5:Tăng cường sức đề kháng
– AMILYTE hoặc VITROLYTE để tăng lực, cung cấp điện giải cho cơ thể gà
– SORAMIN hoặc LIVERCIN để giải độc và làm tăng khả năng của gan, thận
– ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
– PRODUCTIVE FORTE, AMILYTE, VITROLYTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
– PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp mượt lông mềm lông và bóng lông. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT.
– PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml/ L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/tấn thức ăn.