– Bệnh tụ cầu gà (Staphylococcus spp.) là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở gà, gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu, thường gặp nhất là Staphylococcus aureus. Bệnh ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi do gà yếu, giảm tăng trưởng, hoặc chết nếu không được điều trị kịp thời.
1. Nguyên nhân
– Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Staphylococcus aureus, sống tự nhiên trên da, lông, và niêm mạc gia cầm. Khi có điều kiện thuận lợi (vết thương, suy giảm miễn dịch), vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây bệnh.
– Điều kiện thuận lợi:
+ Vết thương do cắt mỏ, gãy móng, cắn mổ lẫn nhau.
+ Môi trường bẩn, độ ẩm cao, dụng cụ chăn nuôi không được vệ sinh.
+ Stress do thay đổi thời tiết, vận chuyển hoặc mật độ nuôi quá dày.
2. Dịch tễ học
– Phạm vi ảnh hưởng: Thường xảy ra ở gà thịt, gà đẻ, đặc biệt ở giai đoạn tăng trưởng nhanh hoặc giai đoạn sản xuất đỉnh.
– Đường lây truyền:
+ Tiếp xúc trực tiếp qua vết thương.
+ Qua thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn.
+ Dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh.
3. Triệu chứng lâm sàng
– Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng:
* Thể viêm khớp:
– Khớp sưng nóng, đau, gà đi lại khó khăn, què hoặc nằm bệt.
– Dễ thấy ở khớp gối, khớp khuỷu.
* Thể viêm túi khí:
– Gà khó thở, giảm ăn, xù lông, còi cọc.
* Thể nhiễm khuẩn huyết (nặng):
– Gà sốt cao, suy nhược, chết nhanh.
*Áp xe da:
– Xuất hiện các cục u dưới da chứa mủ đặc, thường ở vùng bàn chân, cẳng chân.
4. Bệnh tích
* Thể viêm khớp:
– Khớp bị viêm có dịch vàng, đặc hoặc mủ.
– Viêm bao gân
– Phần mô xung quanh khớp sưng đỏ, hoại tử.
* Nhiễm khuẩn huyết:
– Gan, lách, thận sưng to, có xuất huyết điểm.
– Tim có dịch viêm hoặc mủ.
*Áp xe da:
– Các khối áp xe chứa dịch mủ vàng, đặc hoặc trắng.
5. Điều trị
Bước 1: Vệ sinh
– Khu vực chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
– Ngoài chuồng nuôi: Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
– Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng:
– Trong chuồng:Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
– Chất độn chuồng:Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
– Hạ sốt – giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn hoặc hạ sốt bằng NASHER TOL (Tolfanamic acid): 1ml/20kgP/ngày. Có thể kết hợp với thuốc long đờm và giãn khí quản.
– Tăng miễn dịch: AURASHIELD L trộn thức ăn 0,5 – 2 kg/tấn TĂ.
Bước 4: Dùng kháng sinh
– Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm như Amoxicillin, Penicillin, Ampicillin hoặc Trimethoprim/ Sulfa. Tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh có tác động kéo dài
– Kháng sinh tiêm: NASHER AMX (Amoxycilin 15%) 1ml/10kgTT – nhắc lại sau 48h; NASHER QUIN (Cefquinome 2,5%) 1ml/12,5Kg TT/ngày; SH LINCOMYCIN liều 1ml/ 25-30kg. liệu trình 3-5ngày
– Kháng sinh uống/ trộn:trộn cám/ cho uống SOLAMOX (Amoxyciline 70%) liều 1g/ 35-70kgTT ; MOXCOLIS ( Amoxycilin: 12%; colistin 10^6 IU) 1g/10kg TT; SULTEPRIM liều 1ml/ 1 lit nước, liên tục trong vòng 5 ngày.
Bước 5: Tăng sức đề kháng
– ACTIVITON:Trợ sức trợ lực, liều tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP
– SORAMIN/LIVERCIN:Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước
– ZYMEPRO:Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
– PRODUCTIVE FORTE: Tăng sức đề kháng cho cơ thể và kháng dịch bệnh, liều 1ml/ 2-4lít nước.