Bệnh sốt sữa, còn gọi là hạ canxi huyết cấp tính hoặc bệnh hạ canxi sau sinh, là một trong những bệnh chuyển hóa phổ biến ở dê và cừu trong giai đoạn cuối thai kỳ và đầu kỳ tiết sữa. Bệnh chủ yếu xảy ra do sự suy giảm đột ngột nồng độ canxi trong máu, ảnh hưởng đến chức năng cơ, hệ thần kinh và tuần hoàn của vật nuôi. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.
1. Nguyên nhân
– Bệnh sốt sữa thường do vi khuẩn gây ra, diễn ra trong môi trường ẩm ướt, lạnh và thiếu vệ sinh
– Mất canxi đột ngột: Giai đoạn đầu tiết sữa, nhu cầu canxi để sản xuất sữa tăng cao, khiến lượng canxi trong máu giảm nhanh.
– Chế độ dinh dưỡng mất cân đối: Thiếu canxi hoặc dư thừa phốt pho trong khẩu phần ăn.
– Thiếu vitamin D: Vitamin D giúp hấp thu canxi từ ruột và điều chỉnh nồng độ canxi trong cơ thể.
2. Triệu chứng
Bệnh diễn biến nhanh, chia thành các giai đoạn:
– Giai đoạn đầu:
+ Dê, cừu mệt mỏi, bỏ ăn.
+ Rùng mình, run cơ, lảo đảo, đi đứng khó khăn.
– Giai đoạn tiếp theo:
+ Nằm bệt, liệt tứ chi.
+ Bụng chướng, hơi khó thở.
+ Mắt lờ đờ, phản xạ yếu.
– Giai đoạn nặng: Hôn mê, tim đập yếu, có thể tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
3. Điều trị
Khi phát hiện dê hoặc cừu bị sốt sữa, cần tiến hành điều trị khẩn cấp bằng các biện pháp sau:
– Bổ sung canxi nhanh chóng
+ Tiêm tĩnh mạch dung dịch Canxi Borogluconate 10-20% (theo liều lượng 50-100 ml/lần tùy trọng lượng dê, cừu). Tiêm chậm và cần theo dõi tim mạch để tránh sốc thuốc.
+ Nếu không thể tiêm tĩnh mạch, có thể tiêm dưới da hoặc truyền dịch chứa canxi.
+ Trong trường hợp khẩn cấp, có thể sử dụng canxi uống kết hợp tiêm dưới da. Sử dụng sản phẩm như: CALPHO, CANXIPRO
– Bổ sung vitamin D: Tiêm vitamin D3 để kích thích cơ thể hấp thu và huy động canxi từ xương.
– Hỗ trợ hồi sức
+ Truyền dung dịch điện giải để ổn định cơ thể và bù nước.
+ Sử dụng các thuốc trợ tim, trợ lực nếu tim yếu.
+ Giữ ấm cơ thể cho dê, cừu và đặt nằm nơi khô ráo, sạch sẽ.
Theo dõi và chăm sóc: Sau khi tiêm canxi, cần theo dõi phản ứng của dê, cừu. Nếu có biểu hiện cải thiện như đứng dậy được, ăn uống trở lại thì tiếp tục bổ sung canxi đường uống.
Cung cấp thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cỏ khô, cỏ tươi và các loại tinh bột nhẹ.
4. Phòng bệnh sốt sữa
– Dinh dưỡng cân đối cho dê và cừu mang thai
+ Tăng cường khẩu phần ăn chứa canxi, phốt pho và vitamin D. Bằng việc sử dụng các sản phẩm như CALPHO, CANXIPRO, PRODUCTIVE FORTE, liều 1ml/ 1-2 lít nước
+ Bổ sung premix khoáng hoặc các sản phẩm có chứa canxi và khoáng chất.
– Hạn chế cho ăn quá nhiều thức ăn giàu phốt pho như cám gạo hoặc thức ăn công nghiệp đơn điệu.
– Bổ sung vitamin D và ánh sáng
+ Chăn thả dê, cừu ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để giúp tổng hợp vitamin D tự nhiên.
+ Trong trường hợp nuôi nhốt, cần bổ sung vitamin D3 vào thức ăn hoặc nước uống.
– Quản lý dê, cừu sau sinh
+ Theo dõi sát sức khỏe dê, cừu trong vòng 48 giờ sau sinh để phát hiện sớm bệnh sốt sữa.
+ Bổ sung canxi dự phòng ngay trước và sau khi sinh, nhất là ở những con đã từng mắc bệnh trước đó.
– Cho ăn cỏ khô và thức ăn tự nhiên
+ Cung cấp cỏ khô giàu dinh dưỡng, giúp cân bằng hệ tiêu hóa và tránh rối loạn chuyển hóa.
+ Tránh thay đổi đột ngột thức ăn trong giai đoạn mang thai và nuôi con.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám và xét nghiệm nồng độ canxi trong máu của dê, cừu mang thai để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.