Nội dung
- 1. Nguyên nhân gây ra bệnh Newcastle trên gà
- 2. Dịch tễ của bệnh Newcastle trên gà
- 3. Phương thức truyền lây bệnh Newcastle trên gà
- 4. Triệu chứng bệnh Newcastle trên gà
- 5. Bệnh tích của bệnh Newcastle trên gà
- 6. Chẩn đoán bệnh Newcastle trên gà
- 7. Phòng bệnh Newcastle trên gà
- 8. Điều trị bệnh Newcastle trên gà
Bệnh Newcastle (ND) là một bệnh truyền nhiễm ở gia cầm nuôi và các loài chim khác do virus gây bệnh Newcastle độc lực (NDV) gây ra.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh Newcastle trên gà
Nguyên nhân do virus thuộc loại Paramyxovirus, type 1. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, tiêu hoá và qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là vào mùa lạnh.
2. Dịch tễ của bệnh Newcastle trên gà
Bệnh xảy ra quanh năm.
Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.
Bệnh lây lan trực tiếp do tiếp xúc qua không khí.
Tỷ lệ mắc bệnh 60 – 80%, tỷ lệ chết tuỳ thuộc vào độc lực của virus gây bệ Nếu do chủng virus có độc lực mạnh gây bệnh thì tỷ lệ chết có thể lên tới 70 – 90%.
3. Phương thức truyền lây bệnh Newcastle trên gà
Do việc nhập khẩu gia cầm từ nước bị nhiễm bệnh sang nước chưa có mầm bệnh.
Lây qua gia cầm khác và chim hoang dã đã bị nhiễm bệnh di cư sang vung chưa nhiễm bệnh.
Do nhập đàn mới vào đàn cũ mà 1 trong 2 đàn trên đã có đàn bị nhiễm bệnh.
Lây nhiễm từ vaccine đã nhiễm mầm bệnh có độc lực mạnh(mầm bệnh này nhiễm từ gà mẹ sang trứng vào phôi). Những trứng này lại đem chế vaccine, vì vậy ngay trong vaccine đã có mầm bệnh độc lực mạnh.
Lây qua xác chết từ những gà bệnh. Những con khoẻ mổ phải hoặc hít phải mầm bệnh có trong môi trường chuồng trại.
Lây nhiễm qua dụng cụ và người chăn nuôi đã nhiễm bệnh.
4. Triệu chứng bệnh Newcastle trên gà
Thể quá cấp tính: Thường xuất hiện ở đầu ổ dịch; Bệnh tiến triển rất nhanh, gà ủ rũ sau vài giờ là chết, không biểu hiện triệu chứng.
Thể cấp tính: Gà ủ rũ, kém ăn, bỏ ăn; Xù lông, xã cánh; Mào tích tím bầm; Thở khó, chảy nước rãi, rướn cổ để thở, cuối cơn rít phát ra tiếng “toóc” đặc trưng; Tiêu chảy, phân xanh, trắng xanh, sau chuyển sang màu nâu sẫm; Hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ; Gà gầy nhanh và chết sau 2-3 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
Thể mạn tính: Gà có triệu chứng thần kinh như: Ngoẹo đầu, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không trúng thức ăn, co giật khi có những tiếng động hoặc bị kích thích; Chăm sóc tốt, gà có thể khỏi nhưng vẫn có triệu chứng thần kinh.
5. Bệnh tích của bệnh Newcastle trên gà
Thể quá cấp tính: Bệnh tích không rõ ràng.
Thể cấp và mạn tính: Xuất huyết lỗ tuyến ở dạ dầy tuyến, dạ dày cơ xuất huyết; Ruột non xuất huyết, viêm, trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể có những nốt loét hình tròn, bầu dục, cúc áo. Trường hợp bệnh nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, ruột non, trên bề mặt nốt loét phủ một lớp màng giả, nhìn kỹ thấy màng giả có hình xoáy ốc.
6. Chẩn đoán bệnh Newcastle trên gà
Trong những vùng thường xảy ra dịch, việc chẩn đoán phải căn cứ vào triệu chứng lâm sang, bệnh tích và dịch tễ học, đồng thời làm phản ứng huyết thanh học. Nhưng đối với những vùng mới bị nhiễm bệnh hoặc có những dạng bệnh lý mới thì cần phải phân lập và giám định virus. Bệnh phẩm để phân lập virus nên chọn những gà đang ở giai đoạn ủ bệnh hay ở giai đoạn mới phát bệnh.
-
- Dùng phôi gà để chẩn đoán.
- Dùng gà khoẻ mạnh để chẩn đoán.
- Dùng môi trường nuôi cấy tế bào để chẩn đoán.
- Chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học.
- Chẩn đoán bằng phương pháp thử thách.
- Chẩn đoán bằng phản ứng kháng thể huỳnh quang.
- Khả năng tạo miễn dịch sau khi nhiễm bệnh Newcastle.
7. Phòng bệnh Newcastle trên gà
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Chủng vaccine
Sử dụng vaccin là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.
Chủng vaccine Newcastle theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
8. Điều trị bệnh Newcastle trên gà
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý nguyên nhân
Kích thích tăng Interferon bằng AURASHIELD L pha 2ml/lít, cho uống 6-8 giờ/ngày, sử dụng 5-6 ngày.
Khuyến cáo: Khi đàn gà phục hồi hoặc khỏe mạnh trở lại cần chủng vaccine Newcastle theo lịch trình.
Bước 4: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt, giảm đau, thông khí quản và kích thích miễn dịch: Bằng AROLIEF pha 1ml/10 lít nước uống, dùng liên tục đến khi hết triệu chứng.
Giải độc gan – thận cấp: Bằng PRODUCTIVE HEPATO pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
Bước 5: Tăng sức đề kháng
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
Bước 6: Kiểm soát kế phát
Dùng GIUSE OS 200 liều 1ml/15kg TT/ngày. Hoặc MOXCOLIS liều: 1g/10kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
Nếu bạn cần thêm thông tin và cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Hỗ trợ kỹ thuật gà: | 0908 012 238 | Email: thuytoancau.giacam@gmail.com |
Hỗ trợ kỹ thuật heo: | 0934 555 238 | Email: thuytoancau.heo@gmail.com |
Chăm sóc khách hàng: | 0934 469 238 | Email: thuytoancau.vn@gmail.com |
Biên tập: Team Globalvet