Nội dung
- 1. Nguyên nhân gây ra bệnh Gumboro (IBD) trên gà
- 2. Dịch tễ của bệnh Gumboro (IBD) trên gà
- 3. Phương thức truyền lây bệnh Gumboro (IBD) trên gà
- 4. Triệu chứng truyền lây bệnh Gumboro (IBD) trên gà
- 5. Bệnh tích của bệnh truyền lây bệnh Gumboro (IBD) trên gà
- 6. Chẩn đoán bệnh truyền lây bệnh Gumboro trên gà
- 7. Phòng bệnh Gumboro (IBD) trên gà
- 8. Điều trị bệnh Gumboro (IBD) trên gà
Bệnh Gumboro (IBD: Infectious Bursal Disease ) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây suy giảm hệ miễn dịch của gà
1. Nguyên nhân gây ra bệnh Gumboro (IBD) trên gà
Gà là động vật nhạy cảm với bệnh này. Phần lớn tuổi mẫn cảm từ 12 tuần trở xuống.
Ở Việt Nam trong mấy năm gần đây thấy gà công nghiệp và gà ta đều nhiễm bệnh này.
Những gà cao sản như gà Goldline 54, Isabrown, và gà thịt Hybro, tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao. Tỷ lệ chết có đàn tới 50-60%.
2. Dịch tễ của bệnh Gumboro (IBD) trên gà
- Lây qua trứng từ mẹ sang con.
- Lây qua đường hô hấp và tiêu hoá do gà hít thở hoặc ăn uống phải mầm bệnh.
- Lây nhiễm qua dụng cụ chăn nuôi hay vaccin được chế từ phôi gà đã bị nhiễm virus.
- Khi virus xâm nhập vào cơ thể nó sinh sôi phát triển trong tế bào Macrophage và Lympho của ống tiêu hoá và gan, sau đó di chuyển tới túi Fabricius. Túi Fabricius bị viêm, sưng to sau teo đi không còn khả năng sản sinh kháng thể. Cho nên kviệc tiêm phòng vaccin cho các bệnh khác kết quả kếm và khả năng bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác trong cơ thể tăng.
3. Phương thức truyền lây bệnh Gumboro (IBD) trên gà
- Bệnh lây nhiễm qua hô hấp do con vật hít phải không khí trong chuồng nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
- Lây qua thức ăn, nước uống do những con bệnh thải mầm bệnh vào thức ăn, nước uống từ dịch nước miếng và thanh dịch ở mũi.
- Lây qua những dụng cụ chăn nuôi và người chăn nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
- Bình thường virus không truyền qua trứng nhưng một số báo cáo gần đây ở một số nước cho biết virus có khả năng truyền lây qua trứng
4. Triệu chứng truyền lây bệnh Gumboro (IBD) trên gà
Hậu môn co bóp rất nhanh, mạnh không bình thường, giống như gà có phản xạ đi ỉa nhưng không thực hiện được; Gà sốt rất cao, ủ rũ, nằm phủ phục, chồng đống lên nhau; Bệnh tiến triển nhanh, chỉ sau 6-8 giờ là có triệu chứng lâm sàng; Gà tiêu chảy phân loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau đó chuyển dần sang màu vàng trắng, xanh vàng, đôi khi lẫn máu.
Tỷ lệ chết cao 5-30%, vài trường hợp lên đến 60-80% do bội nhiễm các bệnh khác.
5. Bệnh tích của bệnh truyền lây bệnh Gumboro (IBD) trên gà
- Mổ ngày đầu mới phát bệnh thấy túi Fabricius sưng to và có nhiều dịch nhầy trắng.
- Mổ ngày thứ hai sau khi phát bệnh thấy túi Fabricius sưng đỏ, thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy bên trong.
- Mổ ngày thứ 3 thấy túi Fabricius xuất huyết lấm tấm hoặc cả đám. Tiền mề(phần giáp ranh giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ) xuất huyết vệt. Cơ đùi và ngực xuất huyết vệt đỏ hoặc thâm đen.
- Mổ ngày thứ 5,6,7 của bệnh thấy túi Fabricius teo nhỏ lại, cơ đùi và ngực bầm tím từng vệt, xác nhà nhợt nhạt.
6. Chẩn đoán bệnh truyền lây bệnh Gumboro trên gà
- Căn cứ trên triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ học như trên.
- Phần kính tế bào tuyến Bursa để kiểm tra tổ chức học( tế bào tuyến Bursa để kiểm tra tổ chức học( tế bào tuyến Bursa bị teo nhỏ lại còn các phần chất sơ bao xung quanh tế bào Burasa tăng lên).
- Làm phản ứng trung hoà với huyết thanh đặc hiệu.
- Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích gần giống.
7. Phòng bệnh Gumboro (IBD) trên gà
Bước 1: Vệ sinh
- Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
- Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
- Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
- Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
- Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Chủng vaccine
Sử dụng vaccin là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.
Chủng vaccine Gumboro theo lịch khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
8. Điều trị bệnh Gumboro (IBD) trên gà
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý nguyên nhân
Kích thích tăng Interferon bằng AURASHIELD L pha 2ml/lít, cho uống 6-8 giờ/ngày, sử dụng 5-6 ngày.
Khuyến cáo: Khi đàn gà phục hồi hoặc khỏe mạnh trở lại cần chủng vaccine Newcastle theo lịch trình.
Bước 4: Xử lý triệu chứng
Hạ sốt-giảm đau: Dùng PARADISE Liều 1g/1-2 lít nước hoặc trộn 1-2g/1kg thức ăn.
Thông khí quản: AROLIEF pha 1ml/10 lít nước uống, cho uống liên tục đến khi hết triệu chứng.
Giải độc cấp: SORAMIN/LIVERCIN giúp tăng cường chức năng gan-thận và giải độc, pha 1ml/1-2lít nước uống.
Tăng miễn dịch: AURASHIELD L được thêm vào nước uống với liều lượng 1L – 4 L trên 1.000 lít nước
Bước 5: Tăng cường sức đề kháng
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE E.Se.Zn : Bổ sung Vitamin E, Selen, Kẽm, giúp kích lườn, bung lông, bật cựa. Pha 1ml/2-4 lít nước uống hoặc 1ml/20kg TT
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
VITROLYTE: Cung cấp năng lượng, điện giải và vitamin có hoạt tính cao cho gia súc, gia cầm: Giải nhiệt, giải độc, tăng lực, chống suy kiệt vào buổi trưa nóng.
Bước 6: Kiểm soát kế phát
Dùng MOXCOLIS liều: 1g/10kg TT/ngày. Hoặc GIUSE OS 200 liều: 1ml/15kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
Nếu bạn cần thêm thông tin và cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Hỗ trợ kỹ thuật gà: | 0908 012 238 | Email: thuytoancau.giacam@gmail.com |
Hỗ trợ kỹ thuật heo: | 0934 555 238 | Email: thuytoancau.heo@gmail.com |
Chăm sóc khách hàng: | 0934 469 238 | Email: thuytoancau.vn@gmail.com |
Biên tập: Team Globalvet