BỆNH KHÁC
3 YẾU TỐ TỐI ƯU HOÁ CHĂN NUÔI HEO, GIA CẦM
THỨC ĂN SẠCH: BÍ QUYẾT CHO ĐÀN VẬT NUÔI KHỎE MẠNH
BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN – SWINE ERYSIPELAS
BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN TRÊN HEO (Streptococcus suis)
BỆNH TIÊU CHẢY DO E.COLI TRÊN HEO
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN TRÊN HEO – SALMONELLOSIS
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM INFECTIOUS BRONCHITIS (IB)
BỆNH VIÊM GAN THỂ VÙI HEPATITIS AVIUM (IBH)
BỆNH MAREK TRÊN GÀ – MAREK’S DISEASE (MD)
BỆNH DỊCH TẢ VỊT – DUCK PEST
- 1 Nguyên nhân
Bệnh dịch tả vịt do virus thuộc nhóm Herpes trong họ Alphahen pesvivinae. Virus có sức đề kháng cao, bị tiêu diệt trong dung dịch Formalin 3%, ở nhiệt độ 56oC trong 10 phút, ở nhiệt độ 50oC trong 90-120 phút, ở nhiệt độ 22oC virus tồn tại được 30 ngày. Giữa các chủng virus có sự khác nhau về độc lực, người ta phát hiện bằng phản ứng miễn dịch học cho thấy có loại độc lực cao, loại độc lực vừa và loại độc lực thấp. Khi vịt bị bệnh, mầm bệnh được bài xuất ra ngoài theo phân và các dịch thẩm xuất khác ở miệng, mũi. Virus bệnh lại lây lan sang những con khác qua môi trường.
- 2 Dịch tễ của bệnh
Bệnh thường xảy ra vào mùa hè và thường ghép với bệnh viêm hoại tử gan làm vịt chết nhanh và nhiều. Ở ĐBSCL bệnh thường xảy ra nhiều nhất vào tháng 3 đến tháng 7 hàng năm. Bệnh gây tỷ lệ chết rất cao 30 – 90%. Bệnh xảy ra ở hầu hết các nước chăn nuôi vịt phát triển.
- 3 Phương thức truyền lây
Bệnh có thể lây lan do: Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh; lây gián tiếp qua đường tiêu hóa hoặc qua đường hô hấp; hoặc lây lan qua đường truyền dọc. Vật có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, từ 7 ngày tuổi đến lúc trưởng thành.
- 4 Triệu chứng
Vịt nung bệnh thường từ 3 – 7 ngày. Đôi khi ở đầu ổ dịch có một số con chết đột ngột khi chưa biểu hiện một triệu chứng. Vịt uể oải, nằm bẹp trên mặt đất, cánh sã, đi lại chậm chạp, không bơi lội theo đàn. Một số con viêm kết mạc mắt, mắt ướt (chảy nước mắt), thuỷ tinh thể bị đục và bị mù. Dịch mũi nhiều và bám nhiều chất dơ bẩn, vịt con mỏ nhợt nhạt. Vịt rụng lông, kêu khàn khàn (do vòm họng bị tổn thương). Vịt bỏ ăn, tiêu chảy phân vàng xanh, đôi khi lẫn máu và vùng quanh lỗ huyệt rất thối. Vịt sợ ánh sáng, một số con có biểu hiện thần kinh, tỳ mỏ xuống đất, dương vật con đực thò ra ngoài và niêm mạc có nốt loét, đầu sưng do viêm não gây phù dưới da. Bệnh có tỷ lệ chết rất cao từ 30 – 90%, vịt đẻ sản lượng trứng giảm từ 30 – 60%.
- 5 Bệnh tích
Mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào độc lực của virus gây bệnh, vào tuổi và giới tính.
Thể cấp tính: Chết trong 3 – 4 ngày đầu.
Niêm mạc thực quản xuất huyết một phần hay toàn bộ dọc theo nếp gấp của thực quản. Ruột sưng đỏ hoặc xuất huyết. Buồng trứng sung huyết đỏ hoặc xuất huyết. Gan có những vân đá. Lách teo nhỏ. Da đôi khi xuất huyết lấm tấm.
Thể á cấp tính: Chết sau 6 – 7 ngày bị bệnh.
Niêm mạc thực quản phần cuối lưỡi (hầu) có màng giả trắng đóng bựa thành mảng, khi gạt lớp bựa trắng ra, phía dưới loét hoặc xuất huyết lấm tấm. Toàn bộ niêm mạc ruột có màng giả hoặc xuất huyết. Đặc biệt phần trực tràng và lỗ huyệt xuất huyết lấm tấm và có màng giả. Buồng trứng và ống dẫn trứng sung huyết, trứng non méo mó và có vòng máu. Con đực xuất huyết mô ở ống dẫn tinh. Màng não bị xuất huyết đỏ lấm tấm. Các cơ quan phủ tạng khác đôi khi cũng xuất huyết như màng bao tim, cơ tim.
- 6 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: Chẩn đoán bệnh dịch tả vịt dựa vào các triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích. Tuy nhiên, vẫn cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như. Viêm gan do virus của vịt, bệnh Dịch tả ngỗng, Tụ huyết trùng gia cầm và bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao.
Chẩn đoán phi lâm sàng:
Sử dụng các phản ứng huyết thanh học để chẩn đoán bệnh như phản ứng mễn dịch huỳnh quang, phản ứng ELISA, phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp.
Sử dụng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh dịch tả vịt với kỹ thuật iiPCR thực địa giúp chẩn đoán nhanh từ 1 – 2 giờ mà kết quả vẫn chính xác như các kỹ thuật PCR phòng thí nghiệm khác.
- 7 Kiểm soát
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Chủng vaccine
Chủng lần 1: Lúc 09 ngày tuổi.
Chủng lần 2: Lúc 40 ngày tuổi.
Bước 4: Tăng sức đề kháng
CALPHO: Kích thích tạo khung xương, chống mổ cắn, mềm xương và tăng tỷ lệ đồng đều trộn 1ml/1kg thức ăn.
AMILYTE: Kích thích tăng trọng, rút ngắn thời gian nuôi và nặng cân khi xuất bán trộn 1g/1-2kg thức ăn.
SORAMIN/LIVERCIN: Tăng cường chức năng gan-thận và giải độc liều 1ml/1-2 lít nước
ZYMEPRO: Kích thích tiêu hoá, giảm mùi hôi, giảm tiêu chảy và phân khô trộn 1g/1-2kg thức ăn.
Bước 5: Kiểm soát bệnh bằng kháng sinh
Dùng SULTEPRIM ORAL liều 1ml/5kg TT/ngày. Hoặc ENROFLON 10% ORAL liều 1ml/10kg TT/ngày. Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 3 ngày.
- 8 Xử lý bệnh
Bước 1: Vệ sinh
Khu vực chăn nuôi : Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
Ngoài chuồng nuôi : Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
Môi trường: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng, đầy đủ nhiệt : Mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Bước 2: Sát trùng
Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng KLORTAB,1 viên được hòa tan trong 10 lít nước ấm. Hoặc DESINFECT GLUTAR ACTIVE , 10 lít dung dịch cho 75m² (chỉ dùng cho chuồng trống).
Chất độn chuồng: Rắc NOVA X DRY lên sàn chuồng chăn nuôi giúp giảm amoniac và tạo môi trường bất lợi cho sinh sản của ruồi.
Bước 3: Xử lý nguyên nhân
Phương án 1: Dùng kháng thể của Sinder tiêm 1.0-1.5ml/con, tiêm 1 mũi có tác dụng kéo dài 7 – 10 ngày. Mỗi con dùng 1 kim tránh lây nhiễm cho nhưng con khỏe.
Phương án 1: Kích thích tăng Interferon bằng cách cho uống AURASHIELD L pha 2ml/lít, cho uống 6-8 giờ/ngày, sử dụng 5-6 ngày.
Bước 3: Xử lý triệu chứng
Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng: Bằng T.C.K.C pha 2-3g/1lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
Giải độc gan – thận cấp: Bằng PRODUCTIVE HEPATO pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
Bước 4: Tăng cường sức đề kháng
ZYMEPRO: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1 lít nước uống.
PRODUCTIVE FORTE: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
CALPHO: Bổ sung Canxi và Phospho tạo khung xương, chống cắn mổ Pha nước 1ml/1-2lít hoặc 1ml/10kg P
PRODUCTIVE AXIT SE: Thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, cải thiện quá trình tiêu hóa. Pha: 0.2-2 ml / L nước uống hoặc Trộn: 1-2 L/t thức ăn.
Bước 5: Kiểm soát kế phát
Dùng PULMUSOL liều: 1g/35kg TT/ngày. Hoặc GIUSE OS 200 liều 1ml/15kg TT/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
Từ khóa
- bệnh dịch tả vịt, dịch tả vịt
SẢN PHẨM
BÒ JERSEY
CỪU DORPER
CỪU NHÀ OVIS ARIES
CỪU KELANTA
CỪU YUNAM
CỪU CHAN TUONG
THỎ XÁM BOURBONNAIS
THỎ ENGLISH SPOT(THỎ ANH)
BÒ H'MONG
BÒ HOLSTEIN FRIZ(HF)
BÒ DROUGHTMASTER
TRÂU MURRAH
TRÂU LANGBIANG
TRÂU DÉ
LỢN MƯỜNG KHƯƠNG
LỢN TÁP NÁ
LỢN ĐEN LŨNG PÙ
LỢN HƯƠNG
LỢN HUNG
LỢN BẢN- HEO BẢN
LỢN HAMPSHIRE
LỢN MEISHAN
LỢN PIETRAIN
CHIM BỒ CÂU AI CẬP
CHIM CÚT VẢY XANH
CHIM CÚT CALIFORNIA
CHIM CÚT GAMBEL
CHIM CÚT VUA
VỊT SHETLAND
VỊT KHAKI CAMPBELL
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET 365
CHẨN ĐOÁN BỆNH CÙNG VET36
GỬI TÌNH TRẠNG BỆNH
Nhận kết quả chẩn đoán
GỬI THÔNG TIN TƯ VẤN
Nhận tư vấn miễn phí
GỬI THÔNG TIN NHẬN BÁO GIÁ
Nhận chính sách bất ngờ