Nội dung
1. Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng Isospora suis
Mầm bệnh cầu trùng heo gồm có 3 loại, loại 1 tên là Isospora, gây bệnh chủ yếu cho heo con từ 7-21 ngày tuổi. Đa phần trong thực tế heo mắc bệnh cầu trùng là do Isospora suis gây ra. Loại 2 tên là Eimeria, heo con từ 1-3 tháng tuổi thường mang mầm bệnh này trong cơ thể nhưng hầu như không có biểu hiện triệu chứng gì ra ngoài. Loại 3 tên là Cryptosporidia hầu như không thấy gây bệnh cho heo.
Tỷ lệ heo mắc bệnh chết lên đến 20%, nhưng nếu kế phát các bệnh khác thì tỷ lệ chết còn cao hơn nhiều. Bệnh tích do cầu trùng gây ra cho heo chỉ nằm trong phạm vi niêm mạc ruôt.
Cầu trùng là những ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ, muốn thấy chúng phải xem dưới kính hiển vi.
Các loài cầu trùng đều có hai giai đoạn phát triển: Noãn nang được bài xuất ra ngoài theo phân. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, mỗi noãn nang sẽ phát triển thành dạng noãn nang cảm nhiễm, nghĩa là heo ăn phải sẽ nhiễm cầu trùng
Giai đoạn ký sinh trong cơ thể heo: Vào cơ thể vật chủ, noãn nang cảm nhiễm vỡ ra, giải phóng các bào tử thể và các bào tử thể này sẽ phá hoại niêm mạc ruột của heo. Các giai đoạn phát triển của cầu trùng rất phức tạp, thực hiện trong tổ chức nhung mao còn lớp cơ tiếp giáp với nhung mao ruột, gây tổn thương cho tổ chức ruột.
2. Triệu chứng bệnh cầu trùng Isospora suis
Bệnh cầu trùng thường gây tiêu chảy ở heo con sau 5 ngày tuổi sau khi sinh
Heo mệt mỏi toàn thân, thường rúc mình vào chất độn, bỏ ăn, hay nằm uể oải, nhu động ruột tăng lên, heo đi phân nhiều lần hơn, phân thoạt đầu hơi lỏng kèm theo một ít chất nhầy, về sau phân loãng có nhiều chất nhầy hơn, màu vàng nhạt, heo ốm kém sinh trưởng, chậm lớn, lông xù, viêm xuất huyết niêm mạc ruột non và ruột già, heo có thể đi tiêu chảy ra máu ( ít gặp )
Khi điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh như Ampi – Coli, Amox Coli, Enrofloxacin… không thấy hiệu quả
Sau 2-3 ngày bị bệnh cầu trùng, heo con sẽ bị thêm một số bệnh đường tiêu hóa khác như E.Coli, Thương hàn, Viêm ruột. … làm cho phân heo có nhiều màu sắc khác nhau và thay đổi liên tục.
3. Bệnh tích bệnh cầu trùng Isospora suis
Bệnh tích chủ yếu do cầu trùng heo gây ra cho heo chỉ nằm trong phạm vi niêm mạc ruột, nhất là phần ruột non.
Ruột heo có màng giả do kế phát Clostridium
Mức độ tổn thương của ruột heo phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kén cầu trùng mà heo ăn phải. Nếu số lượng kén ăn phải quá ít, cơ thể heo sẽ tự tiêu diệt mầm bệnh theo cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Do đó heo không bị tổn thương gì.
Nếu heo ăn phải 1 lượng kén đủ để gây bệnh cầu trùng nhưng không quá nhiều, các tổn thương sẽ ở mức độ nhẹ: ruột heo sưng phồng và hơi cương lên. Thi thoảng thấy một vài vệt máu đông xuất hiện trên niêm mạc ruột.
Nếu heo ăn phải 1 lượng kén nhiều hay nhiễm trùng nặng, ruột sẽ có các biểu hiện như viêm tràn lan kèm theo fibrin; hoại tử ruột.
4. Xử lí bệnh cầu trùng Isospora suis
Phương pháp điều trị là dùng kháng sinh đặc trị bệnh cầu trùng kết hợp kháng sinh khác điều trị các vi khuẩn gây bệnh kế phát
Bổ sung PRODUCTIVE FORTE cung cấp vitamin, điện giải để chống mất nước.
Bổ sung thêm men tiêu hóa PROBI, ZYMEPRO bổ sung men tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa mau chóng hồi phục.
Dùng YENLISTIN 40%: Liều pha nước: 1g/16-20lít nước hoặc 1g/80-100kg P. Liệu trình 3-7 ngày
Liều trộn thức ăn: 100-120ppm.