Mỗi ngày nếu gà được cung cấp nước sạch đầy đủ thì đàn gà sẽ khỏe mạnh, cải thiện năng suất sinh sản. Nước chảy trong hệ thống ống không nhìn thấy được ở bên trong. Việc vệ sinh, tiêu độc hệ thống ống nước nên thực hiện lúc trại không có gà.
Việc vệ sinh hệ thống nước uống không phải là việc dễ dàng, cần thu thập thông tin chất lượng nước, sử dụng dụng cụ vệ sinh đúng cách thì có thể khắc phục được chất lượng nước.
Bước 1: Phân tích chất lượng nước, phân tích nồng độ khoáng chất có trong nước. Nếu nồng độ canxi và magie trên 90 ppm và manga trên 0,05 ppm thì nên tiến hành vệ sinh đường ống nước. Các chế phẩm giúp vệ sinh đường ống nước sẽ hòa tan các khoáng chất này.
Bước 2: Lựa chọn chế phẩm sát trùng đường nước hiệu quả. Để hòa tan được các chất cặn, màng sinh học trong đường ống nước ta cần lựa chọn các chế phẩm phù hợp. Để tránh gây tổn hại tới đường ống nước nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Bước 3: Chuẩn bị dung dịch sát trùng. Để đạt hiệu quả cao nhất cần pha chế với liều lượng thích hợp. Đa số các chế phẩm sát trùng pha chế ở tỷ lệ 0,8 – 1,6%.
Bước 4: Vệ sinh đường ống nước. Để sát trùng 30 m đường ống thì cần một lượng dung dịch vệ sinh khoảng 30 – 38 lít nước. Nếu trại dài 150 m có hai đường ống thì cần tối thiểu 380 lít dung dịch vệ sinh.
- Các bước vệ sinh đường ống:
- Xả sạch nước còn trong đường ống.
- Đổ dung dịch sát trùng vào.
- Kiểm tra bọt của dung dịch sát trùng sau khi vệ sinh.
- Ngâm đường ống sát trùng với thời gian của nhà sản xuất khuyến cáo (nếu có thể nên để trên 24 tiếng).
- Xả sạch dung dịch sát trùng. Bổ sung thêm Clo vào nước uống của gà (3 – 5 ppm).
- Nên vệ sinh đường ống từ giếng khoan tới trạ
Bước 5: Duy trì hệ thống ống nước sạch sẽ.
Sau khi vệ sinh xong trại cần phải duy trì đường ống nước sạch sẽ. Ta có thể trộn các chế phẩm tẩy rửa hoặc chế phẩm có tính axít.
Những điều cần lưu ý:
- Nếu chỉ sử dụng các chế phẩm như axít hữu cơ thì không thể ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn, nấm mốc trong hệ thống cấp nước.
- Khi sử dụng các chất hóa học để tẩy rửa cần kiểm tra kỹ nồng độ, liều lượng tránh gây tổn hại cho người và trang thiết bị.
- Clo pha trong nước có thể làm giảm hiệu quả thuốc và vắc-xin.
- Cần điều trị cho gà khỏi bệnh trước, sau đó mới sử dụng Clo pha vào nước.
Nguồn: channuoigiacam.com Theo thumbvet