Nội dung
Bệnh viêm mắt là một vấn đề phổ biến ở dê, có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, hoặc các tác động cơ học và môi trường. Bệnh này gây đau đớn, giảm khả năng ăn uống và ảnh hưởng đến năng suất của dê. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến loét giác mạc và thậm chí mù lòa.
1. Nguyên nhân gây viêm mắt ở dê
– Vi khuẩn: Vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh là Moraxella bovis, Mycoplasma conjunctivae, và các vi khuẩn khác như Chlamydia. Thường lây lan qua tiếp xúc giữa các con dê hoặc từ ruồi mang mầm bệnh.
– Virus: Một số bệnh do virus như herpes virus, viêm kết mạc truyền nhiễm có thể gây viêm mắt.
– Ký sinh trùng: Giun mắt Thelazia spp. sống trong túi kết mạc và gây kích ứng. Ruồi nhặng là trung gian truyền ký sinh trùng này.
– Tác động cơ học: Dê bị cỏ khô, bụi bẩn, dị vật rơi vào mắt gây trầy xước và nhiễm trùng. Điều kiện môi trường. Thời tiết nóng, khô, bụi bẩn nhiều, ánh nắng gay gắt làm mắt dê dễ bị kích ứng và nhiễm bệnh.
2. Triệu chứng bệnh viêm mắt
Dựa vào mức độ viêm mắt, triệu chứng có thể khác nhau:
– Giai đoạn đầu:
+ Chảy nước mắt nhiều, nước mắt có thể trong suốt hoặc hơi đục.
+ Mắt đỏ, sưng nhẹ và dê thường nháy mắt liên tục.
+ Dê có biểu hiện dụi mắt vào chuồng, hàng rào hoặc chân vì ngứa và khó chịu.
– Giai đoạn giữa:
+ Mắt có nhiều dịch mủ màu vàng hoặc xanh, đóng vảy quanh mí mắt.
+ Giác mạc có thể bị mờ đục, viêm loét và gây đau nhức nặng.
+ Dê sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng) và thường nhắm mắt hoặc tìm chỗ tối để trốn.
– Giai đoạn nặng:
+ Mắt sưng to, mủ chảy liên tục, giác mạc bị loét sâu.
+ Có nguy cơ thủng giác mạc và gây mù lòa vĩnh viễn.
+ Dê suy nhược, ăn ít do đau đớn, giảm sức đề kháng.
3. Phương pháp điều trị bệnh viêm mắt trên dê
Khi phát hiện dê có triệu chứng viêm mắt, cần thực hiện các biện pháp điều trị ngay lập tức:
– Làm sạch và sát trùng mắt
+ Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa sạch mắt dê, loại bỏ dịch mủ và bụi bẩn.
+ Rửa mắt 2-3 lần/ngày cho đến khi sạch hẳn.
– Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Nhiễm Khuẩn
+ Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Sử dụng dung dịch chứa Gentamycin, Chloramphenicol hoặc Oxytetracycline để nhỏ mắt. Liều lượng: 3-4 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt vào mắt bị viêm.
-Tiêm kháng sinh toàn thân: Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, kết hợp tiêm các loại kháng sinh như: OXYLONG (Oxytetracycline 10%), Liều 1 ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp, hoặc NASHER AMX liều 1ml/10kg TT
– Thuốc mỡ kháng sinh bôi mắt: Sử dụng mỡ kháng sinh có Tetracycline hoặc Neomycin bôi trực tiếp vào mắt để diệt khuẩn và giảm viêm.
– Chống viêm và giảm đau: Tiêm hoặc uống thuốc chống viêm, giảm đau như NASHER TOL 1ml/20kg TT để giảm sưng và đau nhức.
– Diệt ký sinh trùng giun mắt: Nếu xác định có giun mắt Thelazia spp.:
+ Nhỏ thuốc Ivermectin hoặc dùng nhíp vô trùng để gắp giun ra.
+ Tiêm Ivermectin (200 mcg/kg thể trọng) để diệt ký sinh trùng.
– Bổ sung vitamin và dinh dưỡng: Bổ sung Vitamin A, D, E để giúp phục hồi giác mạc và tăng cường sức khỏe đôi mắt như PRODUCTIVE FORTE, UMBROTOP
– Thêm các chất khoáng và vi lượng vào khẩu phần ăn.
4. Phòng bệnh viêm mắt trên dê
– Vệ sinh chuồng trại: giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, tránh bụi bẩn và phân rơi vãi. thường xuyên dọn dẹp, phun thuốc sát trùng chuồng bằng DESINFECT 0, KLORTAB 1 viên cho 10 lít nước phun 75m vuông hoặc các chất sát khuẩn an toàn.
– Kiểm soát ruồi nhặng: sử dụng bẫy ruồi, thuốc diệt ruồi hoặc các biện pháp tự nhiên để hạn chế ruồi là trung gian truyền bệnh. phun thuốc diệt côn trùng định kỳ quanh chuồng trại.
– Bổ sung dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ vitamin A,D,E và khoáng chất vào khẩu phần ăn để tăng cường sức khỏe mắt. Cho dê ăn thức ăn sạch, tránh bụi bẩn, cỏ khô có gai.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: thường xuyên kiểm tra mắt dê, đặc biệt trong mùa khô hanh và mùa mưa. phát hiện sớm các triệu chứng viêm mắt để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Cách ly vật nuôi bị bệnh: ngay khi phát hiện dê bị viêm mắt, cần cách ly để tránh lây lan cho các con khác.
– Tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng: tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn dê.