– Hội chứng giảm đẻ 1976 (EDS 76: Egg Drop Syndrome) là bệnh truyền nhiễm trên gà mái làm số lượng trứng giảm rất nhanh, gà không đạt được đỉnh sản xuất trứng cao nhất, hình dạng trứng không ổn định, trứng chỉ có vỏ lụa hay vỏ can-xi mỏng và mất màu vỏ trứng. Tác nhân gây bệnh là một virusadeno (adenovirus) của nhóm III. Sư lan truyền mầm bệnh giữa các gà trong kiểu nuôi chuồng lồng khá chậm, tuy nhiên lại rất nhanh trong kiểu nuôi sàn.
Hình 1. Trứng bình thường (bên trái) và trứng có vỏ mất màu (phải)
– Dấu hiện đầu tiên của bệnh là sự mất sắc tố trứng, rất nhanh sau đó trứng sẽ chỉ còn vỏ lụa hay có vỏ can-xi bị biến dạng. Nếu các trứng này bị loại bỏ thì các trứng còn lại vẫn thụ tinh hay ấp nở bình thường. Gà giảm đẻ trứng có thể chỉ trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài một thời gian (thông thường kéo dài khoảng 4 đến 10 tuần) và số lượng trứng giảm khoảng 40%.
Hình 2. Trứng có vỏ can-xi biến dạng
– Tác nhân gây bệnh chỉ làm buồng trứng không hoạt động và teo ống dẫn trứng, ngoài ra không tìm thấy các bệnh tích khác. Vi-rút nhân lên ở tế bào biểu mô trong các tuyến của ống dẫn trứng dẫn đến hiện tượng viêm nghiêm trọng và phát triển không đồng đều ở lớp niêm mạc.
– Khi thấy xuất hiện các trứng có hình dạng không bình thường và số lượng trứng giảm thì có thể nghi ngờ gà đang bị bệnh EDS 76.
Hình 3. Trứng có hình dạng không bình thường
– Để chẩn đoán chính xác, sau khi phân lập và xác định vi-rút, nên làm tiếp chuẩn đoán huyết thanh học. Trong vài trường hợp, kháng thể chỉ được tìm thấy trong đàn bị nhiễm khi mức trứng sản xuất đạt được nằm giữa khoảng mức 50% và đỉnh sản xuất cao nhất
– Tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm 1 vài ba trong số 76 chủng gây nên sự sụt giảm trứng, tuy nhiên chỉ biểu hiện ở gà bắt đầu đẻ và trong thời gian đẻ.
1. Nguyên nhân
– Do 76 chủng Adenovirus gây ra .
2. Lứa tuổi bị bệnh
– Tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm 1 vài ba trong số 76 chủng gây nên sự sụt giảm trứng, tuy nhiên chỉ biểu hiện ở gà bắt đầu đẻ và trong thời gian đẻ.
3. Triệu chứng
– Vẫn ăn uống bình thường nhưng tỷ lệ đẻ không cao, trứng của gà bệnh có màu sắc loang lỗ khác với gà khỏe mạnh bình thường.
– Vỏ trứng mỏng, sần sùi, và dễ dập vỡ hoặc trứng bị biến dạng. rất giống bệnh Niu cat xon.
– Lòng trắng trứng đục, lòng đỏ nhão,
– Gà mái đẻ đôi khi thấy tiêu chảy rồi đột ngột trở lại bình thường.
4. Bệnh tích
– Hội chứng giảm đẻ trên gà tác động trực tiếp lên buồng trứng của gà với các bệnh tích như:
– Buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm, teo nhỏ
– Trứng non không phát triển
– Viêm tử cung, thủy thũng
5. Điều trị
– Không có thuốc đặc trị nhưng chúng ta phải điều chỉnh tỷ lệ CA/P( caxi/ phot pho) trong thức ăn.
– Bổ sung CALPHO/ CANXIPRO Liều pha 1ml/ 1-2 lít nước hoặc 1ml/10kg thể trọng PRODUCTIVE E/SE/ZN Liều pha 1ml/ 1-2 lít nước hoặc 1ml/20kg hoặc PRODUCTIVE FORTE sẽ nâng cao khả năng sinh sản, tỷ lệ phôi, tỷ lệ ấp nở, cũng như sức sống cho gà con 1 ngày tuổi.
6. Phòng bệnh
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hội chứng giảm đẻ trên gà. Do đó, bà con chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp dưới đây để giảm thiểu khả năng mắc bệnh của đàn gà.
– Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng.
– Định kỳ phun sát trùng chuồng trại 1-2 lần/tuần bằng KLORTABS 1 viên pha 10 lít nước phun 75m vuông. Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống sạch sẽ.
– Phòng bệnh bằng vaccine (theo khuyến cáo nhà sản xuất): Tiêm phòng cho đàn gà khi gà được 15-16 tuần tuổi.
Các loại vacxin đang lưu thông tại việt nam:
+ Nobivac.ND+IB+IBD+EDS phòng 4 bệnh của Hà Lan.
+ Talovac- ND-IB-EDS-IC phòng 4 bệnh của Đức
+ OVO4 Của pháp
+ ND+IB+IBD +EDS của Canada.
+ Cevac ND-IBD-EDS.K.blen của Canada.
Tất cả các loại trên đều là vacxin vô hoạt nhũ dầu, được tiêm cho mỗi gà liều 0,5ml vào dưới da gáy cổ lúc 16 – 20 tuần tuổi và lại 1 tháng khi gà bát đầ đẻ.