Nội dung
1. Khí Amoniac được hình thành như nào
- Amoniac trong mỗi trang trại chăn nuôi đến chính từ những con gà. Nitơ chưa sử dụng được bài tiết dưới dạng acid uric (80%), Amoniac (10%) và ure (5%).
- Khi khí Amoniac tiếp xúc với hơi ẩm, nó phản ứng và tạo thành một dung dịch ăn mòn cơ bản gọi là amonium. Dung dịch ammonium này gây nguy hại đến sức khỏe của gà. Các amonium ăn mòn lớp niêm mạc đườnghô hấp của gà và làm tê liệt hoặc thậm chí phá hủy lông nhung của các tế bào biểu mô.
- Điều đó khiến cho các chất nhầy trên bề mặt lớp niêm mạc khí quản không thể được làm sạch (bình thường các lông nhung khi chuyển động sẽ đồng thời làm sạch lớp chất nhầy này) dẫn đến việc các mầm bệnh bị mắc kẹt trong các dịch nhầy đó rồi trôi đến phổi hoặc túi khí của gà gây nhiễm trùng hệ hô hấ
– Nhiều quốc gia quy định, nồng độ Amoniac tối thiểu chỉ được phép ở 20-25ppm, vì trên mức này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người và động vật. Tuy nhiên, trên thực tế, nồng độ Amoniac trong một số trang trại chăn nuôi gà thịt có thể dễ dàng vượt quá 30-70 ppm, đặc biệt là vào mùa đông. Theo khuyến cáo của EU, nồng độ NH3 không được vượt quá 20 ppm trong 8h liên tục hoặc 35 ppm trong 10 phút liên tục trong bất kỳ khoảng thời gian sống nào của mỗi con gà.
2. Ảnh hưởng của Amoniac đối với sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà
– Nồng độ Amoniac trong chuồng nuôi cao có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà. Gà thường không bị phơi nhiễm với nồng độ Amoniac rất cao trong thời gian dài, trừ khi trại đó thông gió kém, hoặc chế độ ăn của gà không cân bằng dinh dưỡng.
– Nồng độ Amoniac trong không khí quá cao trong bất kỳ khoảng thời gian nào đều sẽ gây khó chịu cho gà.
– Amoniac là một chất gây oxy hóa mạnh có thể gây viêm. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng nồng độ Amoniac cao có thể làm thay đổi chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng động vật, làm giảm chuyển hóa năng lượng, gây ra hiện tượng chết rụng tế bào và gây tổn thương ty thể ở niêm mạc đường tiêu hóa.
– Đối với gà thịt, việc tiếp xúc với ammoniac có thể dẫn đến tăng tính nhạy cảm với virut hoặc vi khuẩn, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn và tổn thương mô
– Đối với gà đẻ, tiếp xúc sớm với ammoniac có thể gặp các tác động lâu dài ảnh hưởng tới các hoạt động của mái tơ sau này với tư cách là gà mái đẻ, làm giảm sản lượng trứng của gà đẻ
– Tiếp xúc với nồng độ Amoniac cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch cũng như nhung mao ruột và lớp màng nhầy niêm mạc của gà – đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trọng toàn đàn giảm.
3. Quản lý Amoniac trong trang trại chăn nuôi gà
Mục tiêu của hầu hết các nhà chăn nuôi là loại bỏ nồng độ Amoniac cao ngay từ đầu, hoặc kiểm soát viêm nhiễm gây ra bởi Amoniac và giảm thiểu tác động của chúng đến sức khỏe và tăng trọng của toàn đàn. Dưới đây là 5 cách để giảm nồng độ Amoniac trong trang trại chăn nuôi nuôi gia cầm bất kỳ nào:
- Khẩu phần ăn và quản lý chế độ ăn uống, một chế độ ăn uống cân bằng, hoàn chỉnh có tầm quan trọng cao nhất. Các vấn đề liên quan đến hiệu suất tiêu hóa di truyền, chế phẩm thức ăn và thuốc có thể dẫn đến tình trạng phân ướt trên gà và làm tăng nồng độ Amoniac cũng như làm chuồng nuôi nặng mùi cùng với việc giảm hiệu suất tiêu hóa thức ăn của gà thịt.
- Tối ưu hóa mật độ chăn thả để giúp hạn chế độ ẩm quá mức trong chuồng nuôi, từ đó giảm quá trình kỵ khí.
- Điều chỉnh tốc độ thông gió – nếu nồng độ Amoniac tăng, chuồng trại cần thông thoáng hơn. Tuy nhiên, điều này cần phù hợp với khí hậu và nhiệt độ trong chuồng.
- Điều chỉnh nhiệt độ: nhiệt độ nên được điều chỉnh phù hợp với tiểu khí hậu chuồng nuôi và các quy định liên quan đến phúc lợi vật nuôi của quốc gia đó.
- Cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Điều này có thể đạt được bằng cách bổ sung các sản phẩm men tiêu hoá ZYMEPRO/ PERFECTZYME 1g/1-2 l nước uống vào chế độ ăn uống cho đàn gà. Hoặc các sản phẩm giúp cân bằng kiềm và acid như PRODUCTIVE ACID SE, PRODUCTIVE FORT, VITROLYTE cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng giúp kích thích tính thèm ăn, từ đó tăng hiệu quả hấp thu và chuyển hoá thức ăn.