Dê Barbari (cũng đọc như là dê Bacbari) là giống dê nhà chuyên cho sữa dê của Ấn Độ. Giống này được nuôi phổ biến ở Uttar Pradesh và Haryana ở Ấn Độ và Tây Pakistan.
Dê có thân hình thon chắc, tạp ăn, chịu đựng kham khổ, hiền lành, phù hợp với hình thức chăn nhốt hoặc chăn thả, đặc biệt với người ít vốn nuôi giống dê này rất thích hợp. Dê Barbari có thân hình thon chắc, ăn rất tạp, chịu được kham khổ, phù hợp với chăn nuôi. Đây là giống dê có thân hình cao to, mang sắc lông màu trắng. Đa số dê barbari có sắc lông vàng hay trắng, sừng ngắn tai nhỏ, mỏng và vểnh lên, dê đực có chòm râu cằm như dê cỏ. Giống dê này ăn ít, dễ nuôi lại hợp với thổ nhưỡng. Chúng còn có màu lông vàng loang trắng như hươu Sao, tai nhỏ thẳng. Dê Barbari có lông ngắn, màu trắng với các đốm lông đỏ tách biệt, tai ngắn, có bầu vú và núm vú rất phát triển.
Trọng lượng trưởng thành dê đực là 49 kg và dê cái là 35 kg. Nếu nuôi dưỡng tốt, con đực nặng trên 70 kg, còn dê cái khoảng từ 55 kg đến 60 kg. Dê Barbari trưởng thành sinh dục sớm, thường sinh lứa đầu khoảng 16 tháng tuổi. Giống dê này thích hợp cho hướng nuôi giam nên dễ phát triển vùng chung quanh đô thị. Dê Barbari có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa 0,9 lít/ngày. Sản lượng sữa bình quân ở An Độ là 118 kg trong chu kỳ cho sữa 183 ngày. Cao vai trung bình 60 – 76 cm. Khả năng mỗi con cho sữa tốt từ 0,9-1,2 lít/ngày với chu kỳ 145-148 ngày. Giống dê này mắn đẻ, mỗi năm cho 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm.
Chúng là giống ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao sinh sản nhanh. Bên cạnh đặc tính dễ dãi trong ăn uống và thuận lợi trong dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, thì chúng còn là con vật dễ nhân đàn. Chúng là con vật dễ nuôi, chuồng trại đơn giản nên mô hình này phù hợp với những hộ ít vốn. Chúng ít bị ốm sức đề kháng cao chăn thả tự kiếm cỏ ngoài đồng không cần thức ăn tinh bổ sung nên chăn nuôi không vất vả và tốn kém, tuy vậy chúng cũng khá nhạy cảm, dễ bị bệnh, nên khi nuôi cũng cần phải thường xuyên quét dọn chuồng trại, phát hiện, cách ly và chữa trị kịp thời những con dê bị bệnh để tránh lây nhiễm, gây thiệt hại cho cả đàn.
Chúng ăn thức ăn chủ yếu từ cây cỏ tự nhiên. Thức ăn cho chúng rất đa dạng gồm các loại cây bụi, cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây như so đũa, mít, chuối, sầu đâu, keo dậu, dâm bụt, phế phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu, các loại củ quả như khoai lang, bí đỏ, chuối, thức ăn tinh, thức ăn khoáng. Thức ăn thô xanh thường chiếm khoảng 55 – 70% khẩu phần ăn của dê. Bên cạnh đó còn có các loại lá gòn, mít, cỏ, rau lan.
Thức ăn cho chúng phải khô ráo, không hôi mốc, sạch không lẫn đất cát; phải để nước sạch trong chuồng để dê uống khi khát. Có thể nuôi theo 3 kiểu: chăn dắt (quảng canh), cột buộc ở khu vực quanh nhà, đồi gò hoặc nuôi nhốt kết hợp với chăn thả (bán thâm canh) và nuôi nhốt cố định tại chuồng (thâm canh).
Việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi rất quan trọng. Người nuôi dê phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Vì là loại động vật không ưa độ ẩm cao nên chuồng trại cho dê cần phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Khi làm chuồng, tùy theo đặc điểm từng vùng, từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng yếu tố thuận lợi và hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với dê.
Cần tránh cho dê giao phối đồng chủng để bảo đảm năng suất, chất lượng con giống. Khi dê đực con nuôi thời gian khoảng 4 tháng tuổi ra nuôi riêng với dê cái. Đối với dê cái phối giống lần đầu ở thời điểm nuôi từ 7 – 8 tháng tuổi. Không dùng dê đực giống là bố, dê cái là con hoặc cháu, đực giống là anh, dê cái là em cho phối giống với nhau để tránh hiện tượng trùng huyết. Trong thời gian dê có chửa tránh dồn đuổi, đánh đập và không nhốt chung với dê đực để tránh bị dê đực nhảy, dễ sảy thai.
Đối với dê chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ đầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển, kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này. Đối với dê cái đã đẻ nhiều lứa, đang cho con bú hoặc đang vắt sữa cho dê bằng cách giảm dần số lần cho con bú hoặc vắt sữa từ một lần. Để đảm bảo cho đàn dê cho năng suất sữa cao thì chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo hơn, khẩu phần giàu chất dinh dưỡng hơn. Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Thừa thức ăn tinh hỗn hợp thì không chỉ chất lượng sữa giảm, chi phí thức ăn tăng. Chế độ nuôi dưỡng dê sữa phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng
Thông tin liên hệ
Hỗ trợ kỹ thuật: 0934 555 238 Email: thuytoancau.kythuat@gmail.com
Hỗ trợ kinh doanh: 0934 555 238 Email: thuytoancau.sales@gmail.com
Hỗ trợ chăm sóc: 0934 518 238 Email: thuytoancau.vanphong@gmail.com